Rót gần 800 tỷ mua đất công nghiệp, An Phát có gì sau 1 năm?

27/06/2019 09:00
Năm 2018, An Phát gây bất ngờ khi bỏ ra gần 800 tỉ đồng để mua lại Khu công nghiệp Việt Hòa-Kenmark vốn bị bỏ hoang gần 10 năm. Chỉ sau 1 năm, công ty đã nhanh chóng hái được quả ngọt ...

Năm 2018, An Phát gây bất ngờ khi bỏ ra gần 800 tỉ đồng để mua lại Khu công nghiệp Việt Hòa-Kenmark vốn bị bỏ hoang gần 10 năm. Chỉ sau 1 năm, công ty đã nhanh chóng hái được quả ngọt từ nỗ lực biến Khu công nghiệp An Phát Complex (được đổi tên từ Việt Hòa_Kenmark) từ "đất hoang" trở thành "đất vàng".

Ông Phạm Văn Tuấn, Tổng giám đốc An Phát Complex (APC) đã có cuộc trao đổi về những điều mà APC đã làm được và cả những dự tính trong tương lai

Cho đến thời điểm này, nhiều người vẫn truyền tai nhau về câu chuyện An Phát mua Việt Hòa - Kenmark trong hoàn cảnh "nhanh không tưởng", ông có thể chia sẻ thêm về câu chuyện này được không?

Đúng là chúng tôi mua Việt Hòa- Kenmark rất nhanh. Sau khi nhận được lời chào mua, chúng tôi rất nhanh chóng lập tổ công tác về dự án này, phân tích những yếu tố "được" và "chưa được". 

Nói thật là "được" thì cũng có nhiều và "khó khăn" thì cũng không phải là ít vì khi đó Việt Hòa - Kenmark đã bị bỏ hoang quá lâu, thậm chí có người còn gọi đây là "cục máu đông" của tỉnh Hải Dương. Nhưng quan trọng là với những khó khăn hay những điều "chưa được" đó thì chúng tôi đã tìm ra được bài toán để giải đáp và thấy rằng đây là dự án khả thi nên đã chốt mua.

Sau khi về tay An Phát, Việt Hòa - Kenmark đổi tên thành An Phát Complex và có màn lột xác cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Đâu là nguyên nhân chính của sự việc này thưa ông?

Chúng tôi chính thức tiếp nhận dự án này vào tháng 7/2018. Thật sự vào thời điểm đó, nếu không bình tĩnh thì người làm sẽ không biết bắt đầu tại đâu vì núi công việc quá lớn, thậm chí chỉ cần nhìn vào những việc nhỏ hiện ra ngay trước mắt như: không có cơ sở vật chất nào đáng kể, nhà xưởng phủ lớp bụi dày kín, điện nước đình trệ, cỏ dại mọc khắp nơi cho đến những việc lớn hơn như thủ tục pháp lý, di chuyển máy móc thiết bị, tiếp thị bán hàng ra sao… thì đã đủ sức "choáng ngợp" rồi. 

Tôi tự hào vì là thành viên của một tập thể An Phát đầy quyết tâm, chúng tôi đã làm việc bằng 150% sức lực để thay đổi APC. Với một dự án thông thường, nhanh thì bạn sẽ nhìn ra sự thay đổi sau 1 tuần nhưng với APC thì sự thay đổi ấy thể hiện qua từng ngày, ngày hôm nay bạn đến đây chưa có một hoạt động nào, cỏ mọc um tùm… thì ngày mai chúng tôi đã có hàng trăm nhân viên vận hành dây chuyền sản xuất ở đây, quang cảnh gọn gàng, cơ sở vật chất đã sơn sửa xong…

Chúng tôi xác định phải xây APC thành một tổ hợp công nghệ tại tỉnh Hải Dương, nơi đây sẽ không chỉ qui tụ các cơ sở sản xuất tiên tiến của An Phát mà còn là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Vậy điều gì để APC trở thành điểm dừng chân của các nhà đầu tư, thưa ông?

Tôi biết nhiều người, nhất là cổ đông đã rất lo vì nghĩ rằng An Phát chưa từng làm bất động sản công nghiệp thì sẽ lấy gì để "đối chọi". Nhưng tôi thì lại nghĩ rằng trong việc này, đôi khi lại là cái may của chúng tôi vì một người mới hoàn toàn thì suy nghĩ và cách làm nhiều khi sẽ rất khác, có thể gọi là mới mẻ so với những người đã quá quen trên một con đường.

Khi làm, chúng tôi không xác định lấy việc bán đất làm mục tiêu chính mà tập trung vào phát triển các dịch vụ đi kèm. Khi các nhà đầu tư đến APC, chúng tôi cung cấp hàng loạt các giải pháp cho doanh nghiệp như các vấn đề về tài chính, nguồn nhân lực, công nghiệp phụ trợ, thủ tục hành chính, đăng kí kinh doanh, hải quan, logistics. 

Tóm lại, khi xây dựng cơ sở tại APC, nhà đầu tư có thể yên tâm về một chu trình và hệ sinh thái khép kín với đầy đủ các tiện ích. Những dịch vụ mà chúng tôi có sẵn như logistic thì APC sẵn sàng hỗ trợ, dịch vụ nào chưa có sẵn thì chúng tôi sẽ tích cực tìm kiếm hoặc làm việc với các cơ quan công quyền của tỉnh để đem đến giải pháp cho nhà đầu tư.

Trong thông tin mới nhất thì hiện nay APC đã  cho thuê được 60% diện tích chỉ sau chưa đầy 1 năm cho thuê và là thành tích rất tốt nếu so sánh với các Khu công nghiệp khác. Hiện nay ông đã có bao nhiêu khách hàng rồi?

Tôi lấy ví dụ về một khách hàng của chúng tôi là Leo Paper Group, Tập đoàn sản xuất giấy hàng đầu Hồng Kông. Năm ngoái, đối tác này đã thuê của chúng tôi 50.000m2 nhà xưởng, đến trung tuần tháng 6 vừa rồi, Leo lại quyết định kí hợp đồng thuê thêm 30.000 m2 nữa. 

Trong ngành du lịch, người ta hay nói rằng khi khách đến đã là thành công rồi nhưng để khách quay trở lại thì mới là thành công đích thực vì đó sẽ là kết quả tuyệt vời của một tổng thế dịch vụ bao gồm dịch vụ khách hàng, giá cả, thái độ phục vụ … 

Với khách hàng Leo, nếu chúng tôi làm không tốt thì không bao giờ có chuyện Leo quyết định thuê thêm và đây cũng được ví như "sự quay trở lại" trong ngành du lịch vậy.

Một khách khách hàng khác cũng đến từ Hồng Kông đã thuê 11.000 m2 nhà xưởng. APC cũng đang trong quá trình đàm phán với khách hàng đến từ Đài Loan, nếu thương vụ thành công, dự kiến khách hàng sẽ thuê 10 block nhà xưởng. 

Sau những thương vụ trên, tỉ lệ cho thuê hiện nay của APC là 55-60% diện tích và dự kiến đến cuối năm 2019, tỉ lệ này sẽ đạt từ 75-80%. Quý II, chúng tôi đã đóng góp rất tích cực vào lợi nhuận tăng trưởng vượt trội của Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (An Phát Bioplastics, công ty thành viên của Tập đoàn An Phát và sở hữu APC), dự kiến là 180 tỷ đồng.

Ông hình dung APC trong 2 năm nữa sẽ ra sao?

Hiện nay, cơ sở vật chất của APC không thua kém bất kì một Khu công nghiệp hiện đại nào. Chúng tôi hiện đã cải tạo và xây thêm 4 ha nhà xưởng và chuẩn bị làm móng thêm 4 nhà xưởng nữa, toàn bộ Khu công nghiệp có đường dây cáp ngầm hiện đại cùng với dịch vụ tổng thể để cung cấp cho nhà đầu tư. 

Chúng tôi sẽ quy hoạch APC thành một tổ hợp công nghệ cao, là nơi tập trung cơ sở sản xuất kỹ thuật hiện đại, R&D của An Phát và là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong làn sóng dịch chuyển đầu tư từ ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, đặc biệt với vị trí đắc địa nằm ở đại lộ giao thông lớn, gần ngã tư Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh, APC chắc chắn sẽ còn nhiều tăng trưởng nữa.

Sau khi cho thuê hết diện tích Khu công nghiệp, chúng tôi sẽ tập trung phát triển giá trị gia tăng bằng cách cung cấp các dịch vụ về điện nước, xử lý chất thải, dịch vụ lao động, ăn uống, dịch vụ công nghiệp phụ trợ nguyên nhiên liệu cho các đơn vị sản xuất trong Khu công nghiệp.

Tôi có thông tin rằng An Phát sẽ đầu tư thêm một Khu công nghiệp nữa ngay cạnh APC. Ông có thể xác nhận thông tin này không?

Đến bây giờ có thể khẳng định rằng chúng tôi đang làm bất động sản công nghiệp theo đúng kế hoạch mong muốn. Vì vậy, việc tiếp tục mở rộng mảng hoạt động này cũng là điều dễ hiểu. 

Chúng tôi đang có kế hoạch triển khai dự án Khu công nghiệp Quốc Tuấn An Bình, đặt tại huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, gần nhà máy An Phát Bioplastics với vị trí địa lý rất thuận tiện. Giai đoạn đầu, dự kiến là 2020, chúng tôi sẽ khai thác 180 ha. Điểm khác biệt của Khu công nghiệp này sẽ là tập trung vào việc bán đất chứ không bao gồm thêm dịch vụ thuê nhà xưởng như APC.

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
10 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
2 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
3 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
4 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
4 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.