Rủi ro dồn đến, cảnh báo nguy cơ vỡ nợ trái phiếu bất động sảnicon

Trái phiếu DN bất động sản luôn là tâm điểm chú ý trên thị trường sơ cấp, với mức lãi suất hấp dẫn. Sự kiện “bom nợ” Evergrande tại Trung Quốc có nguy cơ vỡ, cũng không làm giảm đi sự sôi động.

Trái phiếu DN bất động sản luôn là tâm điểm chú ý trên thị trường sơ cấp, với mức lãi suất hấp dẫn. Sự kiện “bom nợ” Evergrande tại Trung Quốc có nguy cơ vỡ, cũng không làm giảm đi sự sôi động.

 

Báo cáo thị trường trái phiếu DN quý 3/2021 của Công ty CP Chứng khoán SSI cho biết, lượng phát hành đã giảm, nhưng vẫn ở mức cao so với trung bình các năm trước. Trong quý 3/2021, các DN phát hành 188 nghìn tỷ đồng trái phiếu, giảm 4,1% so với quý trước và giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ và giãn cách xã hội là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kế hoạch phát hành trái phiếu của các DN.

Quán quân bất động sản

Trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu vẫn được phát hành riêng lẻ trong nước, chiếm tới 89% tổng lượng phát hành. Bất động sản tiếp tục là lĩnh vực phát hành nhiều nhất, với tổng cộng 85 nghìn tỷ đồng, chiếm 45% tổng lượng phát hành trong quý. Tính chung 9 tháng năm 2021, tổng lượng phát hành trái phiếu DN là hơn 443 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ 2020.

Quán quân phát hành là các DN bất động sản với xấp xỉ 202 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,5%; sau đó đến các ngân hàng 136,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 30,8%; năng lượng và khoáng sản gần 22 nghìn tỷ đồng, chiếm 5%; định chế tài chính phi ngân hàng gần 21 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,7%; phát triển hạ tầng 17,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,9% và các DN khác.

Rủi ro dồn đến, cảnh báo nguy cơ vỡ nợ trái phiếu bất động sản
Các DN bất động sản dẫn đầu về phát hành trái phiếu.

Lãi suất bình quân của trái phiếu DN (không tính trái phiếu ngân hàng) trong quý 3/2021 là 9,3%/năm, giảm 1,1 điểm % so với cuối năm 2020. Tuy nhiên, vẫn cao hơn khoảng 4%/năm so với bình quân lãi suất tiết kiệm. Mặt bằng lãi suất tiết kiệm ở mức thấp là cơ hội cho các DN phát hành trái phiếu. Nhu cầu đầu tư trái phiếu DN từ các nhà đầu tư cá nhân vẫn duy trì tích cực bởi chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu và lãi suất tiền gửi giữ ở mức cao.

Tuy nhiên, hầu hết trái phiếu DN phát hành đều không có tài sản đảm bảo (không tính trái phiếu ngân hàng và các định chế tài chính khác). Chỉ có 36,2% trái phiếu DN phát hành trong 9 tháng đầu năm 2021, được đảm bảo bằng tài sản, bất động sản và cổ phiếu.

Khối lượng phát hành trái phiếu bất động sản luôn là tâm điểm chú ý trên thị trường sơ cấp, bởi mức lãi suất hấp dẫn. Sự kiện “bom nợ” Evergrande tại Trung Quốc có nguy cơ vỡ cũng không làm thị trường trái phiếu bất động sản giảm đi sự sôi động. Lãi suất bình quân trái phiếu bất động sản trong quý 3/2021 là 10,34%/năm, kỳ hạn bình quân là 4,1%/năm.

Rủi ro vỡ nợ

Trong nhóm trái phiếu bất động sản, tài sản đảm bảo chủ yếu là các dự án đầu tư, tài sản sẽ hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu, cổ phần của chính DN phát hành. Cụ thể, nếu tính các trái phiếu bất động sản được đảm bảo một phần bằng cổ phiếu, con số này là hơn 140 nghìn tỷ đồng, chiếm 67%.

SSI cũng lưu ý rằng, việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu, bằng cổ phiếu không có nhiều ý nghĩa. Nếu DN bị mất khả năng thanh toán thì giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản đảm bảo cũng sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Rủi ro dồn đến, cảnh báo nguy cơ vỡ nợ trái phiếu bất động sản
Trái phiếu DN được phát hành tại Việt Nam đều chưa được xếp hạng tín nhiệm.

Tỷ trọng các DN phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo cũng tương đối cao, chiếm 15,8% tổng lượng phát hành. Trong đó, có nhiều DN không niêm yết, nên khả năng tiếp cận thông tin tài chính của các DN này bị hạn chế. Do vậy, nhà đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn tiếp cận các thông tin về tình hình tài chính của DN. Đặc biệt là trong hoàn cảnh chưa có cơ quan độc lập đánh giá xếp hạng tín nhiệm DN.

Đây sẽ là rủi ro lớn cho các nhà đầu tư, trong trường hợp dòng tiền của các DN bất động sản không được đảm bảo, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, sẽ không thể trả được nợ gốc và lãi, SSI cảnh báo.

SSI cũng cho biết, thời gian qua, các loại trái phiếu DN được phát hành tại Việt Nam đều chưa được xếp hạng tín nhiệm, nhiều loại không tài sản đảm bảo, không bảo lãnh thanh toán. Nhiều DN phát hành với lãi suất cao, nhưng không có phương án kinh doanh khả thi rõ ràng, do vậy không đảm bảo cho khả năng trả nợ gốc và lãi sau này.

Trong ngắn hạn, rủi ro vỡ nợ đến từ các DN này là chưa nhiều, bởi thời điểm đáo hạn sẽ rơi vào năm các 2023-2024. Tuy nhiên, dịch Covid diễn biến phức tạp sẽ đẩy nhanh nguy cơ vỡ nợ từ các DN này, khi không thể kiểm soát được dòng tiền khiến thanh khoản bị mất cân đối.

Thực tế cho thấy, tính thanh khoản của thị trường bất động sản có xu hướng giảm, sức hấp thụ đang suy yếu dần. Trong khi các hoạt động triển khai dự án, sự kiện mở bán bị gián đoạn do dịch bệnh, hoạt động đầu tư công các dự án cơ sở hạ tầng đang chậm hơn dự kiến. Các yếu tố này sẽ làm tăng chi phí vốn, ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ gốc và lãi trái phiếu của DN. Ngoài ra, tình trạng sẽ ngày càng tệ hơn, khi nhiều DN phải phát hành thêm trái phiếu mới để có thể thanh toán nợ gốc và lãi của trái phiếu cũ trước đó, SSI nhận xét.

Nhằm hạn chế trái phiếu DN phát hành không đảm bảo, trong tháng 10/2021, Bộ Tài chính đã chỉ đạo kiểm tra 10 công ty chứng khoán, về tình hình cung cấp dịch vụ trái phiếu DN. Bên cạnh đó, cũng rà soát lại một số DN có khối lượng phát hành trái phiếu lớn, phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo, tình hình tài chính yếu...

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư, nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động phát hành trái phiếu DN. Trong đó, đáng chú ý là quy định đối với hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ, của DN không phải công ty đại chúng. Những DN này phải có tài sản đảm bảo hoặc có bảo lãnh thanh toán toàn bộ gốc, lãi khi đến hạn.

Trần Thủy

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 28/11: Giá xăng dầu bật tăng mạnh trên 500 đồng/ lít
8 giờ trước
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính, từ 15 giờ ngày hôm nay 28/11, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng 110-500 đồng một lít, kg từ 15h hôm nay.
Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất cho vay
11 giờ trước
Thủ tướng vừa ký bán hành Công điện chỉ đạo ngành ngân hàng tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay… để cung ứng vốn cho nền kinh tế với chi phí hợp lý.
Giá cà phê tiếp đà lên đỉnh 27 năm
12 giờ trước
Giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng tăng mạnh phản ánh những lo ngại sâu sắc về nguồn cung trong tương lai.
3 triệu người đặt mua "siêu phẩm" điện thoại mới của Huawei: Không Android, chip vô danh - Vẫn cháy hàng
14 giờ trước
Mate 70 là mẫu điện thoại sở hữu con chip bí mật, không chạy hệ điều hành Android nhưng vẫn được hàng triệu người quan tâm.
Black Friday ở TP.HCM: Hạ giá tới 80% nhưng khách hàng vẫn dè dặt xuống tiền
14 giờ trước
Những ngày trước dịp Black Friday, nhiều cửa hàng tại TP.HCM đã rầm rộ quảng cáo khuyến mại sớm với những chương trình ưu đãi giảm giá từ 50% - 80% nhưng lượng khách mua không nhiều.

Tin cùng chuyên mục

Mở toang cửa cho xe điện Trung Quốc, toàn chuỗi cung ứng ô tô Thái Lan lao đao
21 giờ trước
Từ nơi được mệnh danh là Detroit của Đông Nam Á, giờ toàn chuỗi cung ứng cho ngành ô tô của Thái Lan đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc.
Sức mạnh của Trung Quốc: Phần còn lại của thế giới khó lòng giảm phụ thuộc, toàn chuỗi cung ứng bị chi phối bởi hàng giá rẻ
1 ngày trước
Bất cứ thứ gì người khác có thể cung cấp, Trung Quốc đều làm được với giá rẻ hơn.
Toyota Corolla Cross hybrid đổi pin công nghệ mới giống Camry 2025, dễ về Việt Nam trong thời gian gần
1 ngày trước
Toyota Thái Lan vừa công bố bản nâng cấp 2024 cho SUV Corolla Cross với một số thay đổi về thiết kế, trang bị và hệ truyền động.
Thủ tướng chỉ đạo hai bộ siết chặt hàng nhập khẩu qua sàn thương mại điện tử nước ngoài
1 ngày trước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính cùng nghiên cứu và xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử.