Rủi ro từ biến chủng Omicron, Thủ tướng yêu cầu lên kế hoạch triển khai tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên

02/12/2021 18:25
Tại buổi họp thường kỳ tháng 11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý, kế hoạch tiêm vaccine phải xây dựng kế hoạch phù hợp và triển khai tiêm mũi thứ 3; đồng thời, Thủ tướng yêu cầu rà soát quy trình tiêm chủng, không để xảy ra các sự cố đáng tiếc.

Vào ngày 2/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2021. Nội dung của phiên họp tập trung vào các vấn đề về tình hình kinh tế-xã hội tháng 11 và 11 tháng. Đồng thời, phiên họp cũng lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022.

Theo đó, tại buổi họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tình hình dịch bệnh vẫn được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, tác động tích cực tới phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, xuất siêu trở lại... Bên cạnh đó, một số vấn đề tồn đọng kéo dài nhiều năm đã được giải quyết dứt điểm như đưa dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Ngoài những kết quả đã đạt được, nhiều ý tiến tại phiên họp cũng thẳng thắn chỉ ra còn không ít hạn chế, bất cập. 

Bên cạnh đó, các ý kiến tại phiên họp cũng thẳng thắn chỉ ra còn không ít hạn chế, bất cập. Cụ thể, Thủ tướng cho biết, dịch bệnh diễn biến sẽ còn tiếp tục phức tạp với các biến chủng mới như Omicron; số ca nhiễm mới và tử vong đang có xu hướng tăng. 

Về kinh tế - xã hội, Thủ tướng nhận định, vẫn còn tồn tại vấn đề tiềm ẩn một số rủi ro  về nợ xấu, lạm phát, an ninh kinh tế, đầu tư công, rủi ro của thị trường bất động sản, chứng khoán.

Trước tình hình đó, Thủ tướng định hướng, trong thời gian tới, trước hết, phải nắm chắc, bám sát thực tiễn, dự báo tốt tình hình, nhất là diễn biến dịch bệnh; kiên trì thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

Thủ tướng đặc biệt lưu ý, vaccine là giải pháp căn cơ, quyết định để kiểm soát dịch. Do đó, phải có kế hoạch rất cụ thể, chi tiết để bảo đảm tới giữa tháng 12, toàn bộ dân số từ 18 tuổi trở lên đã cơ bản được tiêm đủ 2 mũi; tiếp tục tiêm cho người từ 12 tuổi; xây dựng kế hoạch phù hợp và triển khai tiêm mũi thứ 3.

Bên cạnh đó, kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em cần phải cụ thể, chuẩn bị kỹ các điều kiện cho việc mở cửa trường học trở lại, bảo đảm an toàn, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo rà soát lại việc bảo quản, tổ chức tiêm vaccine, tiến hành thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa, khắc phục các bất cập, không để xảy ra các sự cố đáng tiếc.

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thúc đẩy việc sản xuất vaccine trong nước và nhập khẩu vaccine, tổ chức tiêm an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả… 

Đặc biệt, tiếp tục nâng cao ý thức của người dân trong phòng, chống dịch; người dân phải vừa là trung tâm, vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm công thức “5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác”.

Về những nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện xây dựng Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm.

Đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện, trên nguyên tắc các mục tiêu phải sát với thực tế; hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, môi trường; hài hòa, hợp lý giữa công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... Đặc biệt, kế hoạch phát triển phải căn cứ vào các Nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, trong đó có 3 đột phá chiến lược.

Trong đó phải tìm ra động lực phát triển mới, ưu tiên hoàn thiện thể chế; tập trung cho chuyển đổi số; ứng phó biến đổi khí hậu; giữ môi trường đối ngoại hòa bình, ổn định chính trị để thu hút đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện xây dựng chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành…gắn với đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng, trong đó có phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
4 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
4 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
4 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
4 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi cách nuôi con chỉ sống trong bùn bằng dây nilon, anh nông dân thu lãi hàng trăm triệu
7 giờ trước
Anh Thái Hoàng Phong, nông dân ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn giống và bán lươn thương phẩm nhờ vào cách nuôi lươn không bùn khoa học.
Tỷ trọng hàng Việt chiếm hơn 80% trong siêu thị sau 15 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
1 ngày trước
15 năm trước, 77% người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, cao hơn cả Châu Á (40%).
Cục Hàng không chỉ đạo nóng về bay đêm, phục vụ người dân đi lại dịp Tết
2 ngày trước
Cục Hàng không chỉ đạo các đơn vị kéo dài thời gian khai thác, tăng cường bay đêm tại các sân bay Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku và Tuy Hòa để phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết của người dân.
Bình Dương: Đơn giá bồi thường đất chưa phê duyệt, nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ
2 ngày trước
Công tác phê duyệt phương án bồi thường, chi trả tiền và thời gian bàn giao mặt bằng nhiều công trình giao thông trọng điểm Bình Dương đang chậm tiến độ do đơn giá bồi thường đất chưa được phê duyệt.