Rừng trâm "thần Mộc" trăm năm huyền thoại giữa biển Minh Châu

15/02/2020 06:25
Hàng trăm năm qua, rừng trâm "độc nhất vô nhị" cũng là loài cây được coi như "thần Mộc" của người dân đảo Minh Châu (Quảng Ninh) vẫn xanh tươi ngút ngàn giữa muôn trùng sóng gió, nhờ sự chăm sóc, bảo vệ của những người con sinh ra và lớn lên dưới tán rừng xanh.

Huyền thoại “thần Mộc” ở đảo ngọc

Sau gần 1 giờ đi tàu cao tốc từ cảng Cái Rồng, chúng tôi đã đặt chân tới Minh Châu (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh). Minh Châu đúng như tên gọi, nhìn từ biển, các bãi cát trắng vòng cung như hình vầng trăng khuyết trắng muốt tuyệt đẹp ôm trọn lấy đảo.

rung tram "than moc" tram nam huyen thoai giua bien minh chau hinh anh 1

Rừng trâm trên đảo Minh Châu là sinh cảnh đặc biệt gắn liền với xã đảo, từ bao đời nay bảo vệ đảo khỏi bão gió.

Từ cảng Minh Châu, kế bên, ở phía Đông đảo là bãi Chương Nẹp, cát vàng, mịn ôm trọn một phía đảo, nơi mùa hè du khách đến đảo không thể không về đây tắm mát, nghỉ dưỡng. Không chỉ được mệnh danh là bãi tắm đẹp nhất tỉnh Quảng Ninh, Minh Châu còn là vùng biển đảo yên bình, giàu hải sản và đặc biệt là đặc sản “vàng ròng” sá sùng cũng sinh sống dưới tầng cát mịn kia.

Điều thú vị nhất mà bất cứ du khách nào khi tới đảo đều được nghe, đó là chuyện "thần Mộc" bảo hộ xã đảo. Chúng tôi nhìn theo tay một cán bộ Trạm Kiểm lâm Minh Châu đi cùng, anh kể thêm: Hướng Đông là hướng thoáng, mát, cảnh đẹp nhất đảo. Những ngày trời trong, nắng đẹp còn có thể nhìn thấy rõ những tòa nhà cao ở đảo Cô Tô xa xa.

Thế nhưng vào mùa gió bão, hướng Đông, Đông Nam cũng chính là hướng đón gió, hút gió. Có ở đây mới thấy những cơn gió, bão nhiệt đới lớn, dữ dội cỡ nào.

Tìm hiểu về “thần Mộc”, chúng tôi được cán bộ UBND xã dẫn tới nhà ông Vương Văn Tý, một trong những người cao tuổi có gắn bó nhất với rừng trâm. Nhà ông Tý ở thôn Nam Hải, năm nay ông chừng 71 tuổi, người gầy nhưng còn mạnh khỏe, nhanh nhẹn, giọng nói vẫn vang mang đặc trưng của ngư dân biển Minh Châu.

Ông Tý mở đầu câu chuyện: Xã đảo nay đã phát triển mạnh, đổi thay nhiều, nhưng có những giá trị trăm tuổi gắn liền như hơi thở cuộc sống biết bao đời nay vẫn được lưu giữ vẹn nguyên. “Thần Mộc” - rừng trâm Minh Châu không đơn thuần là rừng mà nó còn như chứng nhân lịch sử cho những thăng trầm, những đổi thay của đất và người nơi đây.

Nguồn gốc, xuất xứ của rừng trâm thì không ai nắm rõ. Gia đình tôi đã ở vùng đất này được mười mấy đời. Kể cả các cụ già nhất cũng không biết rừng trâm có từ khi nào, chỉ biết rằng những cây trâm ấy đã cùng họ lớn lên trong những lời ru êm đềm và tiếng sóng ngoài khơi xa đổ về.

Chỉ biết rằng, rừng đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ, chở che dân làng đi qua thiên tai và chiến tranh đến tận bây giờ.

Anh Bùi Văn Liêm, Phó Chủ tịch UBND xã, người dân bản địa sống từ nhỏ trên đảo, kể thêm: Rừng trâm là một sinh cảnh khá đặc biệt gắn bó với nhiều thế hệ. Rừng có diện tích 13ha, trải dài theo hình vòng cung và phủ gần kín cồn cát tương đối bằng phẳng cạnh bãi biển Chương Nẹp.

Tuy chiều cao trung bình chỉ khoảng 10m, song nhờ mật độ cây rừng rất dày, khu rừng đã trở thành một "vị thần hộ mệnh", sừng sững đứng đó như bức tường xanh chắn cát di chuyển, chắn gió và che chắn xóm làng, bảo vệ bờ biển trước những trận bão và sóng biển.

Dẫn chúng tôi thăm rừng, ông Tý vừa đi vừa tiếp câu chuyện: Nhìn cây trâm khẳng khiu vậy nhưng sức sống thì rất mãnh liệt. Từ những buổi sơ khai cho đến những trận chiến chống quân xâm lược, tới khi chiến tranh, rừng trâm đã che chở sóng gió, bom đạn cho người dân.

Đáng nhớ là thời vua Gia Long, người Nhật đã vào đây quật rừng, khai thác cát. Trước nguy cơ mất rừng, người dân xã đảo đã cùng nhau gửi đơn lên nhà vua. Nhờ đó, nhà vua ra sắc lệnh cắm mốc phân giới khai thác cát về phía Sơn Hào, bảo vệ rừng. Nay giữa rừng trâm vẫn còn dấu cột mốc giới đó. Rừng trâm trở thành một biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đồng lòng của người dân xã đảo.

Đặc biệt, năm 1945 nạn đói, thời tiết cực khắc nghiệt, nắng nóng, hoa màu, cây cối chết khô thì cây trâm dường như lại có sức sống mãnh liệt. Năm đó, đảo đón những cơn bão rất lớn. Nhà cửa, cây cối đổ rạp. Rừng trâm bị gió mạnh từ biển thổi vào tuốt sạch lá, trơ cành.

Thế nhưng, cây vẫn đứng vững, cản gió cản cát… bảo vệ xóm làng. Sau bão lớn, cây trâm như có một sức sống mãnh liệt, hồi sinh rất nhanh. Dù thời tiết khắc nghiệt nhưng năm đó rừng trâm ra quả rất sai, từng chùm quả chín đen mọng. Ngư dân đói cứ thế hái về xóc muối mà ăn. Quả trâm nhiều tinh bột đã cứu đói làng như thế.

rung tram "than moc" tram nam huyen thoai giua bien minh chau hinh anh 2

Người dân lập miếu thờ ngay giữa rừng trâm.

Nạn đói năm 1945 đã làm hơn 2 triệu người Việt Nam chết đói, nhưng rừng trâm đã cứu nhiều người dân Minh Châu qua khỏi nạn đói khủng khiếp này. Thế nên, người dân Minh Châu còn gọi trâm là cây tâm, như máu thịt, tâm can của mình.

"Người gác rừng" giữa cộng đồng

Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Liêm chia sẻ thêm, bên cạnh tác dụng là rừng phòng hộ, trâm còn cho gỗ tốt làm nhà và đóng đồ gia dụng. Vỏ cây nhiều ta-nanh để làm thuốc nhuộm, quả trâm vừa là thức ăn của chim, thú. Rừng trâm vốn có lịch sử hàng trăm năm nay với nhiều cây lớn.

Và ngày nay, khi mà nguồn gỗ quý đang ngày càng ít đi thì việc gìn giữ những cây gỗ quý hàng chục, hàng trăm năm tuổi, đường kính lớn từ trên 1 mét thì giữ rừng - hay chính xác hơn là giữ "thần Mộc" không hề đơn giản.

Hơn hết, việc giữ gìn rừng trâm, một sinh cảnh gắn bó với nhiều thế hệ và từ lâu đã trở thành biểu tượng linh thiêng gắn liền với đời sống thường ngày, ăn sâu vào tâm trí như biểu tượng tâm linh của nhân dân mới là điều quan trọng nhất.

Và chính những người tiên phong giữ rừng giữa cộng đồng mới là những "người gác rừng" tuyệt vời để rừng trâm xanh tốt tới ngày nay.

Thôn Ninh Hải, xã Minh Châu được ngăn cách với rừng trâm bởi con đường nhỏ với chỉ vài bước chân. Vì thế mà, có lúc nhiều người đã coi ông Tý và những hộ dân ven rừng này như "trạm gác", bảo vệ rừng cơ động.

Dẫn chúng tôi len lỏi dưới tán rừng trâm theo lối mòn xuyên rừng mà ông Tý và những người gắn bó với rừng trâm suốt hơn 50 năm của một đời người, ông hào hứng chỉ cho chúng tôi những gốc trâm lớn sừng sững hai người lớn ôm như những thành quả đáng tự hào về sự đoàn kết bảo vệ "thần Mộc".

Trong lúc thăm rừng trâm, câu chuyện về huy động cộng đồng, những người uy tín trong cộng đồng được lãnh đạo xã Minh Châu chia sẻ. Đó là tinh thần của cả cộng đồng, đặc biệt là các hộ dân ở sát khu rừng trâm như gia đình các cụ Vương Thành, Vương Văn Tài, Vương Mãn, Phạm Văn Lợi...

Đây là các gia đình nhiều đời nay đi tiên phong bảo vệ rừng trâm, thường xuyên nhắc nhở người dân, kiểm tra giám sát người lạ vào phá rừng. Đặc biệt cụ Vương Văn Các, cha đẻ của ông Vương Văn Tý là người tích cực nhất trong việc bảo vệ rừng trâm. Họ được coi là những "trạm gác" sống, "người gác rừng" bảo vệ rừng trâm, bảo vệ cuộc sống của làng biển Minh Châu. 

rung tram "than moc" tram nam huyen thoai giua bien minh chau hinh anh 3

Tới nay, người dân Minh Châu còn giữ được nhiều cây trâm lớn.

"Tôi nhớ khi còn nhỏ, tôi cùng chúng bạn đi bẻ cành, chặt cây, thậm chí hái củi, cành cây khô trong rừng cũng bị bố mẹ phạt no đòn. Từ lâu, đặc biệt thế hệ các cụ, rừng trâm được quý trọng, coi như thân thể của chính họ" - ông Tý hồi tưởng. 

Mắt ông ánh lên niềm vui, sự tự hào và có lẽ đó còn là một tình cảm tự nhiên đầy biết ơn với cánh rừng cũng như công lao chăm sóc của các thế hệ cha ông đi trước. Ông trỏ những cây trâm lớn bảo: Những cây trâm cổ thụ này đã theo dân làng Minh Châu từ xa xưa, bện cành, lá thành những tấm lá chắn vững chắc cản cát, ngăn gió bão lớn bảo vệ làng.

Những cây thân to, màu đỏ sẫm như này chắc cũng gấp mấy lần tuổi tôi rồi, không còn nhiều bởi giống này rất hay bị sâu đục thân dù chất gỗ rất chắc. Phần còn lại có khi bị chiến tranh, chặt phá… từ lâu.

"Trong chiến tranh, người dân đồng lòng bảo vệ rừng trâm, coi như ruột thịt, tôn vinh như “Thần”. Nhưng thế hệ về sau, một số người không ý thức vẫn chặt phá, rất khó nói” - giọng ông trầm buồn.

"Không ngăn nổi người chặt củi, hái quả phát quang tán cây... thế nhưng khoảnh rừng trâm trước nhà, tôi vẫn kiên quyết giữ, ai vào chặt củi, phá cành là tôi nhắc nhở, tôi nói. Còn người lạ, người thiếu ý thức, chúng tôi đều để ý, thậm chí đi theo giám sát rồi báo chính quyền nếu lăm le tới “thần Mộc”. 

Không chỉ vậy, trong làng, thôn Ninh Hải còn rất nhiều người được coi là những "người gác rừng" đáng tin cậy như ông Châu Văn Hùng, nguyên trưởng thôn, ông Nguyễn Văn Nguyền vốn là các hộ trú ở thôn Minh Hải. Cách rừng không xa, họ là những người tiên phong giáo dục con cháu, chăm sóc bảo vệ rừng; thường xuyên tuần tra, giám sát rừng khi mùa khô; nhắc nhở người dân cẩn trọng với lửa, không chặt cành trâm làm củi...

Không chỉ vậy, các cụ còn phối hợp với chính quyền, Ban Quản lý rừng Quốc gia Bái Tử Long bảo vệ rừng trâm. "Quả thật, ban đầu nhiều người rất khó chịu, cự cãi, lý sự: rừng đâu phải của ông mà ông cấm cản. Nhưng chúng tôi vẫn quyết cản đến cùng. Dần dần thành quen người ta cũng nản, rồi bảo nhau: "Thôi không đụng vào rừng trâm, vào những “thần Mộc” nữa.

Kiên trì, người dân khắc hiểu và đồng lòng ủng hộ. Đó là suy nghĩ, cách làm không chỉ riêng của ông Tý, ông Hùng, ông Nguyền mà nay đã lan ra nhiều người trong cộng đồng. Bởi họ hiểu, cánh rừng chính là cuộc sống của họ. Mất rừng, cát, gió bão sẽ vùi thôn làng...

"Quả thật, ban đầu việc huy động cộng đồng vào cuộc bảo vệ rừng trâm cũng không đơn giản. Bởi rất nhiều người còn chưa đồng thuận. Trước, chúng tôi còn phải đưa việc bảo vệ rừng vào hương ước, quy ước. Thậm chí, chúng tôi còn phải lập biên bản, xử lý nghiêm, đồng thời nêu gương đi đầu của các cụ, các ông... lấy đó để giáo dục con cháu" - đồng chí Nguyễn Thành Sang, nguyên Bí thư, Chủ tịch UBND xã, người gắn hơn nửa đời người với xã đảo Minh Châu kể lại.

rung tram "than moc" tram nam huyen thoai giua bien minh chau hinh anh 4

Ông Tý chỉ cho chúng tôi quả trâm chín cứu đói người dân năm 1945. Đây cũng là cách được dùng để nhân giống cây trâm.

Chính nhờ những "người gác rừng" giữa cộng đồng này mà "thần Mộc" Minh Châu được gìn giữ, ngày càng phát triển tươi tốt. Trong rừng vẫn có hàng chục, hàng trăm cây trâm cổ thụ 2-3 người ôm, vươn tán cao vút, đan xen vào nhau trên bầu trời. Ngoài trâm, trong rừng còn có rất nhiều loại cây thảo dược quý khác dưới tán rừng được người dân bảo vệ, khai thác làm thuốc.

Giờ đây tuổi đã cao, không còn thường trực trong rừng như ngày trước nữa, nhưng những tấm gương sáng, "người gác rừng" này vẫn không quên việc sáng đi tuần, chiều lại thăm rừng, phát cây dại để nhiều loại cây thuốc tự nhiên phát triển tốt, nhắc nhở, giáo dục giới trẻ bảo vệ rừng như bảo vệ cuộc sống của chính mình...

Có lẽ, đối với những "người gác rừng" này thì cuộc đời, ý nghĩa sống của họ đã gắn bó với rừng trâm. Dù đã có con đàn cháu đống, ai cũng thành đạt nhưng hầu hết đều tìm cho mình công việc riêng, thi thoảng rảnh rỗi mới giúp cha, ông mình những công việc không thù lao, không được đền đáp này!.

Có lẽ, đó cũng là điều những "người gác rừng" trăn trở nhất khi mai này nằm xuống, các con, cháu ông liệu có tiếp nối công việc, có tâm huyết để giữ rừng trâm nữa hay không...?

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
29 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
13 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
26 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
1 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
9 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.207.572 VNĐ / tấn

188.30 JPY / kg

0.84 %

- 1.60

Đường

SUGAR

11.980.496 VNĐ / tấn

21.38 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Cacao

COCOA

227.334.120 VNĐ / tấn

8,944.00 USD / mt

3.58 %

+ 309.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

169.609.751 VNĐ / tấn

302.68 UScents / lb

2.61 %

+ 7.70

Gạo

RICE

17.475 VNĐ / tấn

15.11 USD / CWT

0.40 %

- 0.06

Đậu nành

SOYBEANS

9.168.887 VNĐ / tấn

981.75 UScents / bu

0.41 %

+ 4.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.168.648 VNĐ / tấn

291.55 USD / ust

0.74 %

+ 2.15

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
17 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
Cãi vợ nuôi đặc sản "dân nhậu thích mê", anh nông dân kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm
18 giờ trước
Từng cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi loài động vật quen thuộc dân nhậu thích mê, nông dân Bùi Công Mạnh mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
19 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Giá cà phê tăng vọt
21 giờ trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.