Rút gần 9 tỷ đô trong 1 tháng, nhà đầu tư ngoại vẫn chưa hào hứng trở lại với TTCK Trung Quốc dù vừa có đợt tăng rực rỡ

09/11/2022 14:47
Cụ thể, dòng tiền được rút ra từ thị trường chứng khoán Trung Quốc là 7,6 tỷ USD, trong khi thị trường trái phiếu là 1,2 tỷ USD.

Theo ước tính từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF), khối ngoại đã rút 8,8 tỷ USD khỏi thị trường tài chính Trung Quốc trong tháng trước, khi các loại tài sản đều rớt giá mạnh. Cụ thể, dòng tiền được rút ra từ thị trường chứng khoán Trung Quốc là 7,6 tỷ USD, trong khi thị trường trái phiếu là 1,2 tỷ USD. Con số này cao hơn nhiều so với hồi tháng 9, khi nhà đầu tư nước ngoài rút 2,1 tỷ USD.

Các ước tính của IIF được thực hiện dựa theo dữ liệu trên các sàn giao dịch của Trung Quốc. Xu hướng này cho thấy các kênh đầu tư trong nước không còn hấp dẫn với khối ngoại, khi quốc gia này tiếp tục theo đuổi chính sách zero Covid và cuộc khủng hoảng bất động sản khiến tăng trưởng kinh tế giảm tốc, cùng với đó là những lo ngại về địa chính trị. Dòng tiền bị rút ra vẫn tiếp tục tăng lên trong tháng này, bất chấp đà hồi phục mạnh mẽ sau đợt bán tháo hồi tháng 10.

Jonathan Fortun - nhà kinh tế tại IIF, cho biết: “Sự thay đổi của dòng outflow trong năm 2022 là điều đáng chú ý. Xu hướng này đã phản chiếu rất nhiều cuộc thảo luận trong giới quản lý tài sản, qua đó cho thấy những lo ngại về vấn đề địa chính trị và chính sách zero Covid có thể tạo áp lực cho thị trường Trung Quốc trong trung hạn.”

Trong khi đó, đà thăng hoa của chứng khoán Trung Quốc đã chững lại trong tuần này, khi số ca mắc Covid-19 tăng lên và các bình luận về việc giới chức tiếp tục duy trì chính sách zero Covid từ đó làm giảm sự lạc quan về khả năng nước này mở cửa trở lại. Ở phiên hôm nay, Hang Seng Index giảm 0,67%, Shanghai Composite mất 0,19% và Shenzen Component cũng giao dịch thấp hơn 0,3%.

Bloomberg nhận định, các nhà đầu tư nước ngoài dường như không còn hào hứng với thị trường Trung Quốc dù đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Chỉ trong ngày 8/11, khối ngoại đã bán hơn 3,7 tỷ NDT (510 triệu USD) cổ phiếu Trung Quốc thông qua các liên kết giao dịch với Hong Kong.

Các chiến lược gia của JPMorgan bình luận, lực mua của khối ngoại đã giảm đáng kể và điều này giúp việc theo dõi các động thái của nhà đầu tư nước ngoài trở thành biến số chính xác xác định tính bền vững của đà hồi phục.

Các thị trường mới nổi - không bao gồm Trung Quốc, đã chứng kiến dòng vốn 9,3 tỷ USD đổ vào thị trường cổ phiếu và 8,7 tỷ USD vào trái phiếu, theo IIF. Các quỹ nước ngoài đã mua ròng hơn 2,5 tỷ USD cổ phiếu của các thị trường mới nổi bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan vào tuần trước. Đây là mức cao nhất kể từ giữa tháng 8, theo dữ liệu giao dịch mới nhất hiện có do Bloomberg tổng hợp.

Fortun nhận định: “Chúng tôi thấy nhu cầu với trái phiếu phát hành bằng đồng nội tệ ở các thị trường mới nổi cho đến nay vẫn chưa đủ mạnh, điều này cũng góp phần khiến triển vọng ở khu vực này ít khả quan hơn. Những biến động liên tục ở cả cổ phiếu và trái phiếu đều tạo rủi ro cho triển vọng.”

Việc Trung Quốc có nhiều khả năng dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt đã được nhiều nhà đầu tư suy đoán vào tuần trước. Thị trường chứng khoán đại lục đã tăng rực rỡ trong tháng này, ngay cả khi có nhiều bình luận từ quan chức cho thấy vẫn chưa có dấu hiệu nới lỏng quy định và số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng cao.

Câu hỏi đặt ra là “liệu đà tăng sẽ kéo dài bao lâu mà chưa có thông báo chính thức từ phía chính phủ”, Jun Rong Yeap - chiến lược gia thị trường tại IG Asia Pte, cho hay. Ông nói thêm: “Các chỉ số của Trung Quốc đã ‘phớt lờ’ những bình luận phủ nhận việc dỡ bỏ zero Covid từ các nhà chức trách.”

Hôm qua, Wall Street Journal đưa tin rằng các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đang xem xét các bước để mở cửa trở lại, nhưng đây là quá trình diễn ra chậm và chưa xác định thời hạn.

Suy đoán về việc Trung Quốc mở cửa trở lại bắt đầu từ một loạt các bài đăng trực tuyến chưa xác thực được chia sẻ rộng rãi vào tuần trước. Để loại bỏ những tin đồn này, các quan chức y tế Trung Quốc hồi cuối tuần cho biết họ sẽ “kiên quyết” tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
4 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
10 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.