Sa Pa sẵn sàng tâm thế “phá băng” du lịch sau đại dịch

15/11/2021 14:59
"Cơn khát" được "phá băng", phục hồi du lịch sau đỉnh dịch trong bối cảnh bình thường mới đang là mong mỏi của những lao động du lịch vùng cao.

Cũng như toàn cảnh của ngành du lịch trên cả nước, du lịch vùng cao cũng đã phải chịu cảnh hoạt động cầm chừng hoặc bị "đóng băng" trong gần 2 năm qua. Do đó "cơn khát" được "phá băng", phục hồi du lịch sau đỉnh dịch trong bối cảnh bình thường mới đang là mong mỏi của những lao động ngành du lịch.

Tại trung tâm thị xã Sa Pa chiều đầu tháng 11, trong màn sương mờ, bóng du khách đã dần quay trở lại. Quán xá, cửa hàng cũng đã sáng đèn cả con phố.

Quán chị Hồng (Chủ cơ sở kinh doanh, thị xã Sa Pa, Lào Cai) đã mở được gần 1 tháng nay. Tuy nhiên thực đơn đang phải gạch tạm đi nhiều món.

Chị Nguyễn Thị Hồng cho biết: "Thực đơn sẽ không đa dạng và phong phú như thời điểm đầu. Chúng tôi sẽ hạn chế món ăn, vì khi nhập hàng về mà không lượng khách cụ thể thì rất khó".

Sa Pa sẵn sàng tâm thế “phá băng” du lịch sau đại dịch - Ảnh 1.

Khu vực nhà thờ đá nổi tiếng ở Sapa thu hút khá đông khách du lịch đến chụp ảnh sau thời gian dài đóng cửa vì dịch COVID-19. (Ảnh: Dân trí)

Kinh doanh cầm chừng để đợi khách không phải là chuyện của riêng quán chị Hồng. Công ty TNHH MTV Thanh Thủy có hơn 100 đầu xe taxi và xe điện. Qua 4 đợt bùng phát dịch, hơn 40 đầu xe taxi đã phải bán để trả lương cho nhân viên. Trong khi 20 đầu xe điện vốn chỉ phục vụ du khách vẫn nằm trong bãi, bọc nylon còn chưa thể bóc.

"Về xe điện, trong 1 tuần vừa qua, bên mình cũng cho hoạt động được khoảng 5 - 6 xe, khoảng 20 xe vẫn đang chờ đợi", ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thanh Thủy, thị xã Sa Pa, Lào Cai, chia sẻ.

Không chỉ chuẩn bị các điều kiện để hoạt động tốt nhất ngay khi du lịch được khôi phục, nhiều cơ sở kinh doanh du lịch tại Sa Pa cũng sẵn tâm thế hạ giá thành dịch vụ.

Theo thống kê, hiện, lượng khách đến Sa Pa trong năm nay mới đạt khoảng 60.000 lượt, chỉ bằng gần 1/6 với năm 2019. Nhiều điểm du lịch vẫn chưa mở cửa nên việc giữ chân du khách tham quan dài ngày còn hạn chế.

Chính quyền vùng cao nỗ lực khôi phục du lịch sau đỉnh dịch

Những tháng cuối năm và những tháng đầu năm mới vốn được xem là cao điểm của mùa du lịch vùng cao với nhiều hoạt động du lịch đặc trưng. Với bối cảnh khôi phục và phát triển du lịch sau đỉnh dịch COVID-19 trong điều kiện bình thường mới, chính quyền các địa phương có thế mạnh về du lịch đều đang đi tìm nhiều biện pháp để cứu ngành công nghiệp không khói.

"Để sẵn sàng cho đợt phục hồi du lịch này, việc đầu tiên là tiêm vaccine cho toàn dân nhằm đảm bảo an toàn cho người dân khi mở cửa đón khách. Chúng tôi đã đưa ra chủ đề Sa Pa - du lịch 5 mùa: "Xuân - Hạ - Thu - Đông" và mùa thứ 5 là mùa tình yêu", ông Vương Trinh Quốc, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, Lào Cai, cho hay.

"Cần thay đổi mô hình sau dịch, có điều kiện sống chung với dịch, cơ chế vaccine, sandbox du lịch... Chúng tôi dự kiến áp dụng mô hình du lịch thác Bản Dốc, đây là mô hình hợp tác qua biên giới đầu tiên. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch, hướng tới cả du lịch nội địa và những người đã tiêm đủ 2 mũi", ông Lê Hải Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, cho biết.

Mô hình du lịch nông nghiệp "thức" trong đại dịch

Bài toán khôi phục hoạt động du lịch sau những khoảng lặng cũng đang buộc các địa phương phải nhìn nhận, đánh giá lại khả năng và lợi thế của mình. Ví dụ như không chỉ là mô hình du lịch nghỉ dưỡng truyền thống, mà phải kết hợp với chính lợi thế sản xuất nông nghiệp. Trước mắt là để chính những người làm du lịch không phải mất việc, không phải "ngủ đông" trong đại dịch.

6 năm làm việc tại khu du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp xanh, nửa năm vừa qua là quãng thời gian bà Yên (Cao Bằng) thấy khách vắng bóng nhiều nhất. Tuy nhiên, vắng bóng khách cũng không đồng nghĩa với việc bà phải ngơi tay, mất việc…

"Mình vẫn có nhiều việc làm. Ví dụ như trồng rau, làm vườn, nuôi gà, nuôi lợn...", bà Yên chia sẻ.

Lúc nào cũng có công việc để làm bởi là mô hình du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp xanh, nên khi dịch vụ du lịch bị hạn chế vì dịch bệnh, còn đó hoạt động sản xuất nông nghiệp dựa vào chính lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng địa phương.

Canh tác rau hữu cơ, làm chè sạch, gần 20 lao động của khu du lịch Kolia, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, từ ngày có dịch, cũng chưa phải nghỉ 1 người vì thiếu việc.

"Không có khách thì chúng tôi có thể hoạt động sản xuất bình thường vì phải chỉnh trang, xây dựng các sản phẩm du lịch mới để khi hết dịch, du khách được trải nghiệm", bà Hà Thị Hoa, Giám đốc Khu du lịch Kolia, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, cho biết.

Khôngg nằm ngoài ảnh hưởng chung, du lịch Cao Bằng từ đầu năm đến nay cũng chỉ ghi nhận công suất buồng phòng ở mức 10 - 15%.

Gắn sinh kế đồng bào để phát triển du lịch vùng cao bền vững

Du lịch vùng cao vốn gắn liền với du lịch cộng đồng và câu chuyện sinh kế cho đồng bào khu vực khó khăn. Do đó, có một mục tiêu nữa cũng đang được chính người dân nơi đây chú trọng, nhất là trong bối cảnh đại dịch, đó là phát triển các điểm du lịch vùng cao không chỉ là điểm đến đơn thuần, mà còn mang lại sinh kế bền vững cũng như bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của địa phương.

Sa Pa sẵn sàng tâm thế “phá băng” du lịch sau đại dịch - Ảnh 2.

Toàn cảnh khu quảng trường thị xã Sapa, vốn là nơi tập trung đông khách du lịch nhất, là điểm check-in đầu tiên của khách du lịch khi đến đây thăm quan. (Ảnh: Dân trí)

Những ngày này, Sa Pa vắng du khách hơn, nhưng vẫn có những em bé lẽo đẽo theo mẹ trong màn sương mù, bán đồ lưu niệm...

"Thị xã cũng nhiều lần nỗ lực thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tình trạng ăn xin, chèo kéo khi bán hàng, nhưng chưa triệt để. Vừa qua chúng tôi đã tổ chức dạy nghề cho phụ nữ, giáo dục để chị em phụ nữ không cho con cái ra ngồi vỉa hè ăn xin", ông Vương Trinh Quốc, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa, Lào Cai, nói.

Chưa thể thay đổi hết, nhưng đã có những chuyển đổi. Pam (Xã Tả Phìn, Sapa, Lào Cai) từng đi bán hàng rong, nay đã học tập để trở thành hướng dẫn viên du lịch. Còn Mán Mẩy cùng mẹ và các em vẫn gắn bó với công việc thêu thùa, nhưng không còn đi bán rong. Mẩy đã tham gia hợp tác xã, mang nghề thêu để tạo ra những sản phẩm đẹp hơn cho du khách.

"Tham gia vào hợp tác xã, em cũng được gặp các anh chị dưới xuôi lên, truyền cho những kiến thức giúp mình làm cách nào để kiếm tiền mà không phải đi bán hàng rong ", chị Lý Mán Mẩy, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, Lào Cai, cho hay.

Tin mới

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả
17 giờ trước
Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.
THACO AUTO tri ân khách hàng dịp lễ 30/4 và 01/5
17 giờ trước
Chào mừng đại lễ 30/4 và 01/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Vé máy bay dịp 30/4 tăng chóng mặt: Một địa điểm có giá vé tăng gần gấp đôi dù đi bất kì đâu
17 giờ trước
Mặc dù giá vé máy bay dịp lễ 30/4 năm nay đều có xu hướng tăng so với ngày thường, nhưng riêng các chặng bay xuất phát từ nơi này lại tăng gần gấp đôi, có hành trình thậm chí ngang ngửa với cao điểm Tết Nguyên đán.
Ra mắt Rolls-Royce Ghost Series II giá từ 34,9 tỷ đồng: ‘Thảm bay’ của giới đại gia Việt
18 giờ trước
Rolls-Royce Ghost Series II là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời của thế hệ thứ 2 ra mắt vào năm 2020.
Vụ gần 600 loại sữa giả tung hoành suốt 4 năm: Doanh nghiệp chiết khấu 60% chưa kể quà cáp lễ Tết; bác sĩ chỉ định mua uống
19 giờ trước
Theo chia sẻ của một chủ cửa hàng sữa thì sở dĩ các shop nhiệt tình tư vấn bán hàng cho những doanh nghiệp này bởi chính sách chiết khấu được hưởng rất cao, dao động từ 40 - 60%, chưa bao gồm các chương trình tặng quà tri ân khách hàng vào dịp cuối năm, lễ tết.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.633.816 VNĐ / tấn

167.40 JPY / kg

1.46 %

+ 2.40

Đường

SUGAR

10.227.624 VNĐ / tấn

17.93 UScents / lb

0.39 %

+ 0.07

Cacao

COCOA

216.434.337 VNĐ / tấn

8,365.00 USD / mt

3.32 %

+ 269.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.922.715 VNĐ / tấn

376.78 UScents / lb

0.13 %

+ 0.50

Gạo

RICE

15.877 VNĐ / tấn

13.49 USD / CWT

0.12 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.847.342 VNĐ / tấn

1,035.80 UScents / bu

0.06 %

- 0.70

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.507 VNĐ / tấn

295.80 USD / ust

0.30 %

- 0.90

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Gạo Việt xuất khẩu lấy lại vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’
19 giờ trước
Sau quãng thời gian giá gạo xuất khẩu lao dốc, chạm đáy, gạo Việt Nam đã lấy lại được vị thế ‘đắt giá nhất thế giới’.
Hàng nghìn tấn hàng từ Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá đắt đỏ: 1/3 thế giới đua nhau săn lùng, nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 900.000 ha
23 giờ trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng quan trọng này.
Loài cây mọc dại, cực dễ sống, giờ thành “vàng trong đất”: Vừa giữ rừng, vừa kiếm hàng trăm triệu
1 ngày trước
Từng bị coi là cây dại, chỉ dùng để lấy củi, nay cát sâm được săn đón nhờ giá trị kinh tế cao và khả năng giữ đất, giữ rừng. Nhiều nơi ví loài cây này như “mỏ vàng” dưới lòng đất.
Sở Nông nghiệp Angola đến tận nơi xem team châu Phi cách trồng lúa, bất ngờ khi người Việt giúp dân bản hoàn toàn miễn phí
1 ngày trước
Cán bộ Sở Nông nghiệp cho biết sẽ nghiên cứu mô hình trồng lúa của team châu Phi để phát triển tại các tỉnh Angola.