Sabeco tăng giá bán bia Saigon Special – sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Heineken

06/08/2019 07:40
Một trong những chiến lược cho năm 2019 của Sabeco bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán hàng, sẽ tăng giá bán tại một số thương hiệu, tuy nhiên lúc bấy giờ ban lãnh đạo chưa chia sẻ cụ thể.

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, SAB) vừa khép lại quý 2/2019 với biên lợi nhuận tiếp đà tăng mạnh lên 30,2% so với mức 27% trong quý 1/2019 và 26,6% trong quý 4/2018.

Ghi nhận bởi Chứng khoán Bản Việt (VCSC), biên lợi nhuận gộp bia trong kỳ của Sabeco cải thiện chủ yếu nhờ tăng giá bán trong tháng 3/2019 cho hai dòng sản phẩm 333 và Saigon Special; đồng thời tiết kiệm chi phí trong bao bì, vận chuyển cũng như tăng cường phân bổ sản lượng cho các nhà máy bia mà Công ty nắm cổ phần kiểm soát.

Nhớ lại, một trong những chiến lược cho năm 2019 của Sabeco bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán hàng, sẽ tăng giá bán tại một số thương hiệu, tuy nhiên lúc bấy giờ ban lãnh đạo chưa chia sẻ cụ thể.

Trước vào khoảng tháng 10/2018, Sabeco đã tăng giá Saigon Lager và Saigon Export thêm khoảng 3%.

Nhiều ý kiến dự đoán Sabeco sẽ tăng giá với sản phẩm Saigon Special - sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Tiger khi giá thương hiệu này thấp hơn khoảng 10% so với Tiger. Điều này diễn ra trong bối cảnh vị thế Sabeco tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực trước thông tin đối thủ Heineken bắt đầu gia tăng sự thâm nhập vào các tỉnh/thành phố cấp 2 và cấp 3 với dòng sản phẩm Larue, bên cạnh Tiger.

Thị trường bia Việt Nam những năm gần đây được đánh giá khá hấp dẫn khi mức tiêu thụ bình quân đầu người khá cao so với các nước trong khu vực, giải thích cho hiện tượng ngày càng nhiều hãng bia ngoại gia nhập và chia phần. Mặc dù duy trì vị thế dẫn đầu với hệ thống phân phối dày đặc, Sabeco vẫn bị ảnh hưởng đáng kể bởi sức ép cạnh tranh khi vị thế liên tục suy yếu, đặc biệt trước sự trỗi dậy của Heineken (với thương hiệu Tiger) tại phân khúc cao cấp và cận cao cấp.

Năm 2018, Sabeco chiếm khoảng 43% thị phần bia trong nước, giảm so với mức 45% thị phần khi đạt đỉnh năm 2015. Sau khi về tay Thaibev, thị phần Sabeco đang hồi phục trở lại, chủ mới cũng nuôi tham vọng đẩy con số lên lại mức 45%, thậm chí cao hơn đến năm 2021.

Thay đổi nhân sự chủ chốt marketing, chuỗi cung ứng… Thaibev đang đi sâu vào công cuộc tái cấu trúc trong năm thứ 2 tiếp quản – tức định vị thương hiệu rõ ràng hơn bao gồm hình ảnh và phân khúc giá cả. Không vội vàng thúc đẩy xuất khẩu, không giành thị phần bằng cạnh tranh giá cả, Thaibev chọn cách đầu tư mạnh cho marketing, tăng hoạt động bán hàng thông qua quảng cáo và khuyến mãi một các hiệu quả. Trong đó, hoạt động marketing của Sabeco dự kiến sẽ tập trung vào các dự án quy mô lớn, thay vì thực hiện các sự kiện ở quy mô nhỏ.

Công cuộc đang dần mang lại những tín hiệu tích cực, biên lợi nhuận 2 quý liên tiếp cải thiện tốt, thậm chí quý 2 lợi nhuận Sabeco thiết lập kỷ lục giá trị mới. Không chỉ hoạt động kinh doanh, cổ phiếu SAB trên thị trường cũng liên tục phá đỉnh, hiện giao dịch quanh mức 280.900 đồng/cp, tăng hơn 40% chỉ sau 1 năm.

Sabeco tăng giá bán bia Saigon Special – sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Heineken - Ảnh 2.

Giao dịch SAB 1 năm qua.

Mặt khác, ở hoạt động phân phối Sabeco cũng ráo riết cắt giảm số lượng và thời lượng hàng tồn; ngược lại với hành động đẩy hàng mạnh xuống hệ thống phân phối vào dịp cuối năm trước đây.

Lợi ích thu về, theo ban lãnh đạo Sabeco, sẽ bảo sản phẩm tươi mới hơn khi đến tay người tiêu dùng từ đó thúc đẩy tiêu thụ, song song giúp Công ty giải phóng một số vốn lưu động.

Riêng quý 2/2019, doanh thu Sabeco giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái do Công ty tiếp tục chủ động giảm hàng tồn kho ở cấp độ nhà phân phối nhằm chuẩn bị cho chiến dịch tái tung thương hiệu khởi động trong tháng 7 và 8/2019. Ngoài ra, lượng hàng tồn kho ở cấp nhà phân phối trong quý 2/2018 cũng ở mức tương đối cao.

Năm 2019, Sabeco đặt mục tiêu đạt 38.871 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 7,52% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 4.717 tỷ đồng, tăng 6,66%; Công ty kỳ vọng tăng sản lượng 6,3% trong khi mức tăng trưởng chung của thị trường chỉ khoảng 5%.

Tin mới

Món ăn Hà Nội khiến khách Tây mê mẩn húp sạch đến tận đáy bát, nhưng người Việt lại chẳng làm thế bao giờ
2 giờ trước
Cách mà du khách nước ngoài này thưởng thức món ăn đặc trưng của Thủ đô khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thú vị.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
53 phút trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
VinFast công bố bán 12.000 xe tháng 3, 'vua doanh số' không phải VF 3
38 phút trước
Theo VinFast, những sản phẩm như VF 5, VF 6 và 7 đều đang có doanh số tốt.
Sếp Apple mừng ra mặt khi được bán iPhone 16 tại quốc gia Đông Nam Á này
37 phút trước
Mặc dù ra mắt từ tháng 9 năm ngoái, nhưng tới ngày hôm nay, iPhone 16 mới được chính thức bán ra tại quốc gia này.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
44 phút trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.