Sabeco và những món nợ cũ

20/03/2018 22:37
Sabeco đã chính thức rũ bỏ chiếc áo "ông lớn nhà nước" song doanh nghiệp này vẫn còn nhiều "món nợ cũ" từ thời ấy đến nay chưa thể giải quyết dứt điểm. ...

Liên quan đến loạt các vấn đề trong quá khứ mà Kiểm toán Nhà nước vừa chỉ ra tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán SAB), doanh nghiệp này đã chính thức lên tiếng.

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước có thông tin về việc Sabeco "nợ" ngân sách 2.400 tỷ đồng tiền cổ tức chưa chia năm 2016 trong khi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm 2016 đạt 2.930 tỷ đồng.

Lý do nợ ngân sách 2.400 tỷ

Sabeco cho biết, ngày 8/2/2018, Kiểm toán Nhà nước ban hành báo cáo kiểm toán năm 2016 tại Tổng công ty.

Theo đó, Kiểm toán Nhà nước có kiến nghị một số vấn đề liên quan đến phân chia lợi nhuận để lại đến 31/12/2016; việc trích lập dự phòng đối với 10 khoản đầu tư ngoài ngành có giá trị 444.7 tỷ đồng (đây là những khoản đầu tư tài chính phát sinh thời kỳ công ty Nhà nước từ trước tháng 4/2008, Sabeco đã trích lập dự phòng theo quy định từ 2008 đến 2017)…. 

Đối với một số vấn đề còn tồn tại chưa được xử lý dứt điểm đều đã được Sabeco công bố thông tin trước khi Bộ Công Thương bán phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty, trong đó có nội dung liên quan đến khoản thuế tiêu thụ đặc biệt giai đoạn 2007-2015 đã tạm nộp mà khi có quyết định chính thức của cấp có thẩm quyền có thể gây ảnh hưởng đến số liệu tài chính của Sabeco.

Sabeco cam kết đảm bảo lợi ích hợp pháp của cổ đông, những nội dung mà Kiểm toán Nhà nước đã nêu ý kiến, Sabeco đã tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, các quy định pháp luật hiện hành và xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, phê duyệt trước khi thực hiện. Đồng thời cho biết đang triển khai thực hiện kết luận kiểm toán, phối hợp các đơn vị liên quan có ý kiến với Kiểm toán Nhà nước một số vấn đề mà kết luận đã nêu.

Đặc biệt, có một vấn đề khiến cho Sabeco đến nay vẫn chưa chia được cổ tức năm 2016 dẫn đến nợ ngân sách 2.400 tỷ đồng, theo doanh nghiệp này là có liên quan đến việc xử lý dứt điểm vấn đề thuế tiêu thụ đặc biệt nộp bổ sung của giai đoạn 2007-2015.

"Sabeco sẽ tiếp tục kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét hướng dẫn thực hiện", doanh nghiệp này cho biết.

Trở lại trước thời điểm Sabeco thực hiện bán vốn cho Thái Bev với giá trị thương vụ lên tới 5 tỷ USD, doanh nghiệp này đã liên tục bị Cục thuế Tp.HCM hối thúc về khoản thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bổ sung giai đoạn 2007 - 2015.

Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã có kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Thuế, Cục thuế Tp.HCM truy thu hơn 2.479 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt của Sabeco trong giai đoạn 2010 -2014, nộp bổ sung ngân sách Nhà nước do thay đổi giá tính thuế từ Công ty TNHH MTV Thương mại Bia Sài Gòn sang Công ty Cổ phần Thương mại khu vực.

Năm 2015, Sabeco cũng bị Kiểm toán Nhà nước kiến nghị truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2013 là 408,8 tỷ đồng vì cho rằng doanh nghiệp này đã lách luật.

Thời điểm đó, để không ảnh hưởng đến quá trình bán vốn nhà nước nên Sabeco đã tạm nộp khoản truy thu trên. Theo Bộ Công Thương, Sabeco đã vay ngân hàng để tạm nộp nên gặp nhiều khó khăn trong tài chính, ảnh hưởng đến nguồn vốn sản xuất kinh doanh.

Trong khi đó, về phía cơ quan đại diện vốn nhà nước tại Sabeco lúc đó là Bộ Công Thương đã lên án gay gắt hành động này của Bộ Tài chính. Bộ này kiến nghị Thủ tướng làm rõ trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Tài chính trong việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt bởi trước đó Sabeco đã thực hiện đúng các hướng dẫn nộp thuế của Bộ này. 

Tuy nhiên, sau này khi thay đổi cách tính thuế, Sabeco lại bị truy thu bổ sung mà việc đóng thuế trước đây theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính không được Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước chấp nhận.

Hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều giữa các bộ ngành liên quan đến khoản truy thu thuế tiêu thụ đặc biệt và việc này có liên quan đến hành động "nợ" ngân sách 2.400 tỷ của Sabeco mà Kiểm toán Nhà nước đã nêu ra mới đây.

Định giá thấp Sabeco Pearl hơn giá thị trường, ai chịu trách nhiệm?

Dự án khu đất vàng 2-4-6 Hai Bà Trưng (Sài Gòn Mê Linh Tower) có diện tích khoảng 6.000m2 có vị trí đắc địa quận 1, Tp.HCM với 4 mặt tiền đường Đông Du, Thi Sách, Công trường Mê Linh và Hai Bà Trưng, do Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn Pearl làm chủ đầu tư.

Bốn cổ đông sáng lập ban đầu của Sabeco Pearl là Công ty Đầu tư thương mại dịch vụ Hà An và Công ty Đầu tư Mê Linh sở hữu 26% vốn, Sabeco sở hữu 25%, Attland sở hữu 23%.

Công ty Đầu tư Sabeco Pearl được thành lập năm 2015 nhằm thực hiện dự án tại khu đất vàng số 2-4-6 Hai Bà Trưng. Sabeco Pearl đã lên kế hoạch xây dựng khu phức hợp, 3 tầng hầm, khối đế 9 tầng và hai tháp cao 48 tầng và 36 tầng. Diện tích căn hộ đa dạng từ 68 đến 105m2. Dự án có tổng mức đầu tư 2.423 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2015, chi phí xây dựng cơ bản của Sabeco Pearl đã vượt 1.000 tỷ đồng.

Cuối năm 2016, Sabeco quyết định bán 14,7 triệu cổ phần, giá khởi điểm 13.247 đồng/cổ phiếu tại Sabeco Pearl.

Khi đó, công ty mẹ là Sabeco có thuê các đơn vị tư vấn, thẩm định giá. Cụ thể, trên cơ sở kết quả thẩm định giá của Công ty TNHH Cushman & Wakefield là đơn vị đưa ra giá trị doanh nghiệp cao nhất, Công ty mẹ xác định giá khởi điểm là 13.247 đồng/cổ phần, giá trúng đấu giá là 13.347 đồng/cổ phần.

Đơn vị trúng đấu giá mua toàn bộ cổ phần là Công ty Cổ phần Attland, một trong 4 cổ đông sáng lập ra Sabeco Pearl. Khi đó, Sabeco thu về khoảng 196 tỷ đồng từ phi vụ này.

Kiểm toán Nhà nước cho rằng, Công ty TNHH Cushman & Wakefield đã làm giảm đáng kể giá trị doanh nghiệp định giá khởi điểm so với giá trị thị trường.

Theo Báo cáo định giá của Công ty TNHH Cushman & Wakefield, giá trị khu đất 2-4-6 Hai Bà Trưng tại ngày 26/2/2016 được định là 54 triệu USD. Giá khởi điểm được tính bằng giá trị sổ sách là 9.987,5 đồng/cổ phiếu cộng chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất 3.259,9 đồng/cổ phiếu.

"Cushman & Wakefield xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở kết quả thẩm định theo phương pháp so sánh và phương pháp thặng dư, nhưng trong phương pháp so sánh, việc điều chỉnh các yếu tố khác biệt không trên cơ sở chứng cứ thị trường là không đúng hướng dẫn của Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08 "Cách tiếp cận từ thị trường" ban hành theo Thông tư 126/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015; đối với phương pháp thặng dư, đã sử dụng tỷ suất chiết khấu để quy dòng tiền trong tương lai về giá trị hiện tại là 13,69%, trong khi tại thời điểm năm 2016 trên địa bàn Tp.HCM, tỉ suất chiết khấu do Hội đồng thẩm định giá đất thành phố và các đơn vị tư vấn thẩm định giá xác định cho các dự án bất động sản là 11%, làm giảm đáng kể giá trị doanh nghiệp làm cơ sở xác định giá khởi điểm", Kiểm toán Nhà nước cho hay.

Tuy nhiên, đó là những "món nợ cũ" khi Sabeco còn là doanh nghiệp nhà nước và điều này chắc chắn phải được giải quyết dứt điểm bởi hiện nay nắm quyền sở hữu "ông lớn" ngành bia là đại gia người Thái.

Ngày 18/2, Bộ Công Thương đã thực hiện chuyển nhượng thành công 53,59% cổ phần của Sabeco dưới hình thức đấu giá công khai cho Công ty TNHH Vietnam Beverage. Sau khi chuyển nhượng, Bộ Công Thương chỉ còn chiếm giữ 36,02% cổ phần tại Sabeco.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
2 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
42 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
2 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Volkswagen hỗ trợ 100% phí trước bạ cho Tiguan và Touareg duy nhất trong tháng 11
12/11/2024 08:00
Cơ hội cuối cùng trong năm để khách hàng được nhận ưu đãi 100% phí trước bạ từ các dòng xe nhập khẩu đến từ thương hiệu Đức.
[Trên Ghế 32] ‘Thay đổi gây tranh cãi nhưng Toyota Camry vẫn làm chủ cuộc chơi phân khúc sedan D tại Việt Nam’
27/10/2024 08:32
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, Toyota Camry dù có thiết kế trẻ trung hơn nhưng vẫn sẽ được các khách hàng trung thành lựa chọn vì những giá trị mà các đối thủ khác không có.
VinFast chính thức mở bán VF 7 tại Philippines, giá bán từ 644 triệu đồng
25/10/2024 02:52
VinFast VF 7 chính thức mở bán và nhận đặt cọc tại Philippines.
Đột kích kho hàng của hot Tiktoker nổi tiếng, thu giữ hơn 10 ngàn chai nước hoa nhập lậu: ZENPALI kinh doanh ra sao?
04/10/2024 09:46
Trên website của công ty, Zenpali giới thiệu là công ty hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.