Sai phạm của ông Trần Phương Bình cho 4 công ty vay cùng thế chấp “khống” dự án Sài Gòn - Ba Son

24/02/2020 09:58
4 công ty với 5 khoản vay, có chung tài sản đảm bảo là quyền khai thác tháp căn hộ 38 tầng tại dự án Sài Gòn - Ba Son, với tổng số dư nợ là 3.949 tỷ đồng.

Như BizLIVE đã đề cập, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Trần Phương Bình , nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank - DAB) và 11 bị can thực hiện hành vi gây thiệt hại cho DAB hơn 8.827 tỷ đồng.

Trong đó hành vi Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, cho 4 nhóm khách hàng (gồm M&C, Hiệp Phú Gia, Đồng Tiến, Tân Vạn Hưng) gây thiệt số tiền hơn 8.751 tỷ đồng; hành vi Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt số tiền hơn 75 tỷ đồng.

Trong phạm vi bài này xin đề cập tổng quát hành vi của Trần Phương Bình và đồng phạm Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng liên quan đến Nhóm khách hàng M&C.

Cáo trạng nêu: Trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2013, Phùng Ngọc Khánh là Tổng giám đốc Công ty M&C đã sử dụng pháp nhân của 11 công ty thuộc nhóm khách hàng M&C và 10 cá nhân (là người quen, nhân viên) để vay vốn tại DAB  với tổng số tiền vay là 7.106,47 tỷ đồng.

Các công ty gồm Công ty CP M&C, Công ty CP Đầu tư Khải Minh, Công ty Minh Quân, Công ty CP Biển Bạc, Công ty CP Đầu tư Liên Phát, Công ty CP Tân Superdeck M&C, Công ty CP Chợ Rẫy M&C, Công ty TNHH An Bình An, Công ty TNHH MTV Phát Vạn Hưng, Công ty CP ĐT SX TM XNK Ngôi Sao, Công ty CP địa ốc Sài Gòn M&C.

10 cá nhân gồm Huỳnh Văn Danh, Nguyễn Trọng Thắng, Cao Thuỵ Anh, Bạch Tiến Nam, Phạm Thanh Dũng, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Vĩnh Thụy, Ngô Thu Hương, Nguyễn Hữu Nghiêm, Dụng Nguyễn Quốc Hải.

Đến nay, khoản vay của 10 cá nhân nêu trên đã được tất toán.

Trong số khoản vay của 10 công ty thì khoản vay của Công ty CP Địa ốc Sài Gòn M&C có dư nợ tính đến ngày 30/6/2017 là 854,04 tỷ đồng, có tài sản đảm bảo là một phần tài sản hình thành trong tương lai từ Dự án xây dựng cao ốc phức hợp Sài Gòn M&C tại 34 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP.HCM bao gồm quyền sở hữu và quyền khai thác kinh doanh toàn bộ công trình xây dựng tầng hầm, khu TTTM, khu VP cho thuê, các công trình phụ và quyền sở hữu 10.051,4 m2 diện tích khai thác kinh doanh thực tế (diện tích thương phẩm gồm các tầng 14 - 15 - 16 - 17 - 23 - 24 - 25 - 26 - 27 - 28) của khu căn hộ cao cấp, trị giá theo định giá là 723 tỷ đồng.

Hiện DAB ký hợp đồng mua bán khoản nợ nêu trên của Địa ốc Sài gòn M&C cho VAMC với giá 679,94 tỷ đồng, bao gồm cả lãi phát sinh, nên Cơ quan điều tra không xem xét trách nhiệm hình sự đối với khoản vay này. Còn lại các khoản vay của 9 công ty còn dư nợ tính đến ngày 24/12/2018 là hơn 7.739 tỷ đồng (nợ gốc là hơn 3.501 tỷ đồng, nợ lãi là hơn 4.238 tỷ đồng).

Trong đó, kết quả điều tra xác định, 4 công ty (Công ty CP M&C, Công ty CP Đầu tư Khải Minh, Công ty CP Tân Superdeck M&C, Công ty TNHH An Bình An) với 5 khoản vay, có chung tài sản đảm bảo là quyền khai thác tháp căn hộ 38 tầng tại Khu phức hợp Sài Gòn - Ba Son (dự án Sài Gòn - Ba Son), với tổng số dư nợ là 3.949 tỷ đồng (nợ gốc 1.675 tỷ đồng, nợ lãi là 2.274 tỷ đồng). Trong đó, Công ty TNHH An Bình An có một khoản vay với tài sản đảm bảo là 25.000 trái phiếu của Công ty CP M&C. Còn 5 khoản vay của 5 công ty còn lại có tổng dư nợ gốc hơn 1.976 tỷ đồng, nợ lãi hơn 2.083 tỷ đồng, có chung tài sản đảm bảo là QSDĐ với diện tích 62.044,82m2 thuộc dự án 7,6ha phường An Phú, quận 2. Do đến nay chưa có kết quả thẩm định giá nên cơ quan điều tra đã tách vụ việc để xử lý sau.

Đối với dư nợ của 4 công ty trên, khi đến hạn trả nợ gốc và lãi các khoản vay tại DAB của các công ty thuộc nhóm M&C trước đó, nhưng Phùng Ngọc Khánh không còn nguồn tài chính nào để trả nợ cho DAB nên Phùng Ngọc Khánh đã trao đổi, bàn bạc với Trần Phương Bình cho Khánh sử dụng pháp nhân của các công ty trong nhóm đứng tên vay tại DAB để trả nợ cho các khoản vay đến hạn. Trần Phương Bình đồng ý và yêu cầu Phùng Ngọc Khánh bổ sung thêm tài sản đảm bảo là dự án Sài Gòn - Ba Son khi lập hồ sơ vay. Đồng thời, Trần Phương Bình chỉ đạo các chi nhánh, Sở Giao dịch cho nhóm công ty M&C vay và nhận tài sản đảm bảo là dự án Sài Gòn – Ba Son để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay hợp lý thì mới có đủ điều kiện để vay tại DAB.

Kết quả điều tra đã xác định các khoản vay của 4 công ty có chung tài sản đảm bảo là Dự án Sài Gòn -Ba Son đều có sai phạm.

Đến nay, các công ty này không còn hoạt động kinh doanh, không có khả năng tài chính, không có tài sản gì khác để trả nợ cho DAB. Dự án Sài Gòn - Ba Son do chủ đầu tư khác thực hiện, các công ty này không có quyền tài sản đối với dự án này, nên dự án này không có giá trị bảo đảm cho các khoản vay còn dư nợ; trái phiếu của Công ty CP M&C phát hành không đúng quy định của pháp luật, đã hết hạn nên không còn giá trị.

Dự kiến vụ án trên xẩy ra tại DongABank giai đoạn 2 sẽ được TAND TP.HCM đưa ra xét xử trong tháng 3 tới.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
23 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
17 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.