Saigontourist thoái vốn, đất công rơi vào tay tư nhân

Từ việc sở hữu 50% vốn tại Công ty CP Sài Gòn Gôn, Saigontourist đã thoái toàn bộ vốn tại pháp nhân này.

Từ việc sở hữu 50% vốn tại Công ty CP Sài Gòn Gôn, Saigontourist đã thoái toàn bộ vốn tại pháp nhân này.

 

Từ dự án sân golf thành khu đô thị dân cư 

Uỷ ban kiểm tra (UBKT) Thành uỷ TP.HCM vừa công bố kết luận của Ban Thường vụ Thành uỷ đối với Đảng uỷ Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH MTV (Saigontourist) nhiệm kỳ 2010 – 2015 và nhiệm kỳ 2015 – 2020 khi thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu Nhà nước; chậm thực hiện khắc phục các kết luận thanh tra về việc thực hiện, chuyển nhượng dự án Sài Gòn Gôn sai quy định.

Ban Thường vụ Thành uỷ kết luận phê bình Đảng uỷ Saigontourist hai nhiệm kỳ nói trên. Đồng thời, UBKT Thành uỷ kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Trần Việt Hùng, nguyên Phó Bí thư Đảng uỷ, nguyên TGĐ Saigontourist; phê bình 5 cán bộ khác. 

Tìm hiểu của VietNamNet, sai phạm của tập thể và cá nhân Saigontourist xảy ra tại dự án 156ha thuộc khu vực Nông trường Dừa, phường Long Trường, quận 9. Đây là khu đất hoang hoá, nhiễm phèn, bỏ hoang nhiều năm trước khi giao cho Saigontourist quản lý từ năm 2002. 

Saigontourist thoái vốn, đất công rơi vào tay tư nhân
Một góc dự án 156 ha.

Đến năm 2004, UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương cho Saigontourist làm chủ đầu tư dự án Khu du lịch sân golf Sài Gòn. Một năm sau, Thành phố cho phép Saigontourist cùng với Công ty Du lịch Thủ Đức và một công ty tư nhân thành lập pháp nhân mới là Công ty CP Sài Gòn Gôn. 

Công ty CP Sài Gòn Gôn có vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Trong đó, Saigontourist và Công ty Du lịch Thủ Đức góp bằng một phần chi phí bồi thường đất với tỷ lệ lần lượt là 35% và 15%; hai cổ đông còn lại là công ty tư nhân nói trên và VinaCapital góp bằng tiền mặt, tỷ lệ góp lần lượt là 30% và 20%. 

Tháng 2/2007, Saigontourist có quyết định giao cho Công ty CP Sài Gòn Gôn làm chủ đầu tư dự án. Lấy lý do khu đất có lợi thế cảnh quan sông nước phù hợp phát triển du lịch sinh thái, Saigontourist xin chuyển đổi dự án thành Khu hội nghị và du lịch sinh thái Sài Gòn. Năm 2010, UBND TP.HCM chấp thuận việc nghiên cứu, điều chỉnh chức năng quy hoạch sử dụng đất tại khu Nông trường Dừa như đề nghị của chủ đầu tư. 

Tuy nhiên, ngày 23/5/2014 Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đã ký quyết định thu hồi khu đất 156ha Nông trường Dừa đã giao cho Saigontourist sử dụng; giao UBND quận 9 tiếp nhận và quản lý khu đất, không để lấn chiếm, xây dựng trái phép. 

Sau đó, trên cơ sở đề nghị của Tổ Chuyên gia lựa chọn chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố của Sở Xây dựng, tháng 12/2015 cũng chính Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín ký văn bản công nhận Công ty CP Sài Gòn Gôn làm chủ đầu tư dự án giai đoạn 1 – đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính khu dân cư đô thị tại khu vực Nông trường Dừa. 

Thành viên cổ đông của Công ty CP Sài Gòn Gôn lúc này đã có sự thay đổi lớn khi chỉ còn Saigontourist và một công ty tư nhân, mỗi cổ đông góp 50% vốn điều lệ. Theo chỉ đạo của UBND Thành phố, Saigontourist không được tham gia góp thêm vốn tại Công ty CP Sài Gòn Gôn. 

Thoái vốn khó hiểu 

Từ việc sở hữu 35% rồi sau đó là 50% vốn điều lệ tại Công ty CP Sài Gòn Gôn, Saigontourist đã thoái toàn bộ vốn tại pháp nhân này, dẫn đến dự án Khu đô thị dân cư Nông trường Dừa rơi vào tay tư nhân một cách khó hiểu. 

Sau khi chỉ còn 2 cổ đông, tháng 10/2015 Công ty CP Sài Gòn Gôn chuyển đổi loại hình từ công ty cổ phần sang Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, thành Công ty TNHH Sài Gòn Gôn. 

Theo thẩm định giá, giá trị phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này thời điểm tháng 12/2015 là 1.290 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ sở hữu của Saigontourist tại Công ty TNHH Sài Gòn Gôn là 50%, tương đương 645 tỷ đồng. 

Tháng 12/2016, TGĐ Saigontourist Trần Hùng Việt ký văn bản trình UBND TP.HCM và các sở ngành đề nghị bán toàn bộ 50% vốn góp tại Công ty TNHH Sài Gòn Gôn với giá 645 tỷ đồng cho một công ty tư nhân. 

Về lý do thoái vốn, Saigontourist cho rằng căn cứ theo quyết định ngày 16/12/2013 của UBND TP.HCM về phê duyệt Đề án tái cơ cấu Saigontourist giai đoạn 2013 – 2015. 

Saigontourist thoái vốn, đất công rơi vào tay tư nhân
Từ việc sở hữu 35% rồi lên 50% vốn điều lệ, Saigontourist đã thoái vốn tại Công ty CP Sài Gòn Gôn. 

Ngày 13/1/2017, Chi cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính TP.HCM có ý kiến rằng, Công ty TNHH Sài Gòn Gôn thuộc nhóm doanh nghiệp do Saigontourist tự đầu tư và thực hiện thoái vốn 100%. 

Việc thành lập công ty này có liên quan đến phương án sử dụng đất tại phường Long Trường và Trường Thạnh, quận 9 và UBND TP.HCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn công ty thực hiện thủ tục giao, thuê đất theo quy hoạch, thực hiện nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa ký hợp đồng thuê đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với khu đất.

Hội đồng Thành viên Saigontourist chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh kế hoạch thoái vốn tự đầu tư và ngoài ngành nghề sản xuất kinh doanh chính; tiềm năng, khả nănhg sinh lợi để xem xét, quyết định. 

Trên cơ sở đề nghị của Saigontourist và ý kiến của Chi cục Tài chính doanh nghiệp, ngày 24/1/2017 Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến ký văn bản chấp thuận chủ trương, cho phép Saigontourist chuyển nhượng vốn góp tại Công ty TNHH Sài Gòn Gôn cho một công ty tư nhân.  

Ngoài Saigontourist, UBKT Thành ủy còn kỷ loạt hàng loạt cán bộ cùng ban lãnh đạo tại các tổng công ty khác, gồm: 
Khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn – TNHH MTV nhiệm kỳ 2015 - 2020. Cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn Khởi, nguyên TGĐ Tổng Công ty; phê bình 6 người khác.

Phê bình Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn – TNHH MTV nhiệm kỳ 2015 – 2020; Phê bình ông Phạm Công Nghĩa, nguyên TGĐ Tổng Công ty.

Tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn – TNHH MTV, UBKT Thành ủy quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 3 cán bộ.  

Tại Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận, UBKT Thành ủy quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với 8 người và thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với 2 người. Ngoài ra, 3 người khác cũng nhận hình thức phê bình. 

Phương Anh Linh – Phong Thuận

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
17 phút trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
41 phút trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
5 phút trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
49 phút trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
2 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
21 giờ trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.
Trung Quốc tự đẩy mình vào 'thời khắc sinh tử': 300 startup xe điện chỉ còn 7 hãng lớn có thể tồn tại, chiến trường xe điện khốc liệt hơn bất kỳ lúc nào
1 ngày trước
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.
SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
2 ngày trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
2 ngày trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.