Sầm Sơn sẽ thành trọng điểm du lịch quốc gia

03/02/2023 11:50
Thanh Hóa xác định mục tiêu đến năm 2030 sẽ xây dựng và phát triển TP Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế.

Dù vẫn còn ảnh hưởng của dịch COVID-19 song nhờ xây dựng kế hoạch bài bản, hết năm 2022, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã đón được hơn 7 triệu lượt khách, thu ngân sách hơn 14.000 tỉ đồng - vượt gấp đôi kế hoạch đề ra.

Phấn đấu đón hơn 7,2 triệu lượt khách

Nói về sự thay đổi của địa phương những năm qua, ông Bùi Quốc Đạt, Phó Chủ tịch UBND TP Sầm Sơn, cho biết xác định du lịch là ngành kinh tế chủ đạo, ngay từ cuối năm 2021 và đầu năm 2022, Sầm Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp của Chính phủ và tỉnh Thanh Hóa.

Với sự hỗ trợ của các sở, ngành tỉnh Thanh Hóa, sự linh hoạt của lãnh đạo TP Sầm Sơn cùng sự nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, sự đồng thuận của nhân dân và du khách về các chủ trương, chính sách phát triển du lịch, Sầm Sơn đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Cụ thể, đến hết năm 2022, TP Sầm Sơn đón được hơn 7 triệu lượt khách - gấp 4,5 lần năm 2021, bằng 200,6% kế hoạch; phục vụ trên 14 triệu ngày khách - gấp 4,04% năm 2021, bằng 172,1% kế hoạch. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 14.000 tỉ đồng - gấp 5,22 lần năm 2021, bằng 182,4% kế hoạch năm 2022.

Sầm Sơn sẽ thành trọng điểm du lịch quốc gia - Ảnh 1.

Khách du lịch tắm biển Sầm Sơn trong dịp nghỉ lễ 30-4 năm 2022

Theo ông Lê Văn Tú, Chủ tịch UBND TP Sầm Sơn, dù năm 2022, dịch COVID-19 vẫn còn ảnh hưởng nhưng nhờ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Sầm Sơn đã đưa ra nhiều kế hoạch, phương án quản lý, tổ chức, kinh doanh dịch vụ du lịch; bảo đảm tất cả lĩnh vực, ngành nghề, đối tượng kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn đều có phương án cụ thể để quản lý. Các phương án được xây dựng một cách khoa học, cụ thể, thuận tiện cho công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện.

"Nhiều chương trình nghệ thuật thuộc khuôn khổ lễ kỷ niệm 115 năm du lịch Sầm Sơn, 5 năm thành lập TP Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa và khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2022, lễ hội tình yêu hòn Trống Mái, lễ hội Carnival đường phố, chương trình nghệ thuật thứ bảy hằng tuần - SunFest Thanh Hóa 2022… đã tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với nhân dân và du khách, góp phần quảng bá, giới thiệu về du lịch Sầm Sơn đến du khách trong và ngoài nước. Chúng tôi quyết tâm xây dựng Sầm Sơn thành đô thị biển trọng điểm trong nước và quốc tế" - ông Tú cho biết.

Bước sang năm 2023, đường cao tốc phía Đông đoạn qua Thanh Hóa được thông xe, các tuyến giao thông huyết mạch tại những đô thị lớn được kết nối, dự án quảng trường biển Sầm Sơn được hoàn thành... sẽ tạo thuận lợi rất lớn. Từ đó, địa phương này phấn đấu đón trên 7,2 triệu lượt khách; phục vụ ăn, nghỉ cho trên 17,6 triệu lượt khách; doanh thu đạt 15.500 tỉ đồng. Sầm Sơn sẽ tiếp tục xây dựng, chỉnh trang thành phố ngày càng sạch đẹp, văn minh.

Xây dựng và phát huy "hương sắc bốn mùa"

Ngay từ thời Pháp, Sầm Sơn đã được khai phá và trở thành một trong những địa điểm du lịch đầu tiên của cả nước. Sầm Sơn đã là một thương hiệu du lịch lâu đời, dần trở thành ngành mũi nhọn về du lịch của Thanh Hóa.

Dù trong những năm qua, Sầm Sơn đã có bước phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng, lợi thế vốn có. Trong đó, dịch vụ và du lịch phát triển chưa mạnh, chưa xứng tầm của đô thị du lịch trọng điểm. Du lịch vẫn mang tính mùa vụ, chất lượng dịch vụ và năng lực đón khách quốc tế, khách cao cấp còn hạn chế; sản phẩm du lịch chưa phong phú. Hạ tầng đô thị, nhất là các khu dân cư cũ, còn nhiều bất cập, yếu kém…

Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa, cho rằng để từng bước hiện thực hóa định hướng phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch quốc gia theo chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống các quy hoạch trên địa bàn, tạo cơ sở pháp lý cho việc đầu tư phát triển du lịch. Bên cạnh đó, triển khai nhanh các dự án kết nối giao thông, hạ tầng thiết yếu tại những điểm đến, đặc biệt là bến tàu du lịch trên sông Mã; dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống nước thải, nước mưa đường Hồ Xuân Hương…

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa, Sầm Sơn phải ưu tiên nguồn lực để làm tốt công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa dịch vụ du lịch. Tập trung phát triển thêm các dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí cao cấp, khu văn hóa, thể thao, du lịch mạo hiểm... Tăng cường liên kết, kết nối du lịch Sầm Sơn với những khu, điểm du lịch của các địa phương trong tỉnh nhằm khai thác hiệu quả các tour, tuyến, kéo dài thời gian lưu trú của du khách.

Ngoài ra, cần có kế hoạch, chiến lược làm mới diện mạo và xây dựng thương hiệu mạnh cho du lịch Sầm Sơn, làm mới sản phẩm dịch vụ. Làm sao để mỗi năm, Sầm Sơn có ít nhất một cái mới, tạo điểm nhấn khác biệt, tạo sự cạnh tranh với nhiều khu, điểm du lịch biển trong tỉnh và khu vực; hướng đến xây dựng và phát huy "hương sắc bốn mùa" của du lịch Sầm Sơn.

Nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy tối đa lợi thế của địa phương, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết 07 năm 2021 về xây dựng và phát triển TP Sầm Sơn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết 07 xác định mục tiêu đến năm 2030 sẽ xây dựng và phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế. Đến năm 2045, Sầm Sơn sẽ là đô thị du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo hàng đầu của cả nước; kết nối chặt chẽ với TP Thanh Hóa về không gian đô thị, không gian phát triển kinh tế, du lịch và dịch vụ.

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
50 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
31 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
51 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
2 giờ trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
2 giờ trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Tỷ trọng hàng Việt chiếm hơn 80% trong siêu thị sau 15 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
7 giờ trước
15 năm trước, 77% người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, cao hơn cả Châu Á (40%).
Cục Hàng không chỉ đạo nóng về bay đêm, phục vụ người dân đi lại dịp Tết
21 giờ trước
Cục Hàng không chỉ đạo các đơn vị kéo dài thời gian khai thác, tăng cường bay đêm tại các sân bay Thọ Xuân, Đồng Hới, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku và Tuy Hòa để phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết của người dân.
Bình Dương: Đơn giá bồi thường đất chưa phê duyệt, nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ
23 giờ trước
Công tác phê duyệt phương án bồi thường, chi trả tiền và thời gian bàn giao mặt bằng nhiều công trình giao thông trọng điểm Bình Dương đang chậm tiến độ do đơn giá bồi thường đất chưa được phê duyệt.
Chuyên gia Hiếu PC: Bài toán của Lotus Chat không nằm ở yếu tố bảo mật, mà là làm sao để hút người dùng
1 ngày trước
Chuyên gia an ninh mạng Hiếu PC cho rằng, bài toán lớn nhất của Lotus Chat không phải nằm ở yếu tố kỹ thuật, bảo mật hay an toàn, mà cần kéo người dùng sử dụng sản phẩm.