"Sấm to mưa nhỏ": Trừng phạt năng lượng Nga nhưng phương Tây chỉ lựa chọn than đá - thứ gây ô nhiễm trầm trọng đang dần bị cả thế giới xa lánh

07/04/2022 00:22
Các nhà lãnh đạo EU đang có kế hoạch loại bỏ dần việc nhập khẩu than của Nga.
Sấm to mưa nhỏ: Trừng phạt năng lượng Nga nhưng phương Tây chỉ lựa chọn than đá - thứ gây ô nhiễm trầm trọng đang dần bị cả thế giới xa lánh - Ảnh 1.

Vào ngày 5/4, Ủy ban châu Âu đã đề xuất lệnh cấm nhập khẩu than đá trị giá 4 tỷ Euro (4,3 tỷ USD) của Nga mỗi năm như một phần của gói trừng phạt thứ năm đối với nước này. Các đề xuất khác nhắm mục tiêu vào công nghệ và sản xuất nhập khẩu của Nga, trị giá 10 tỷ Euro (10,9 tỷ USD).

Châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nền kinh tế Nga kể từ khi Điện Kremlin triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2, nhưng cho đến nay vẫn chưa đả động đến lĩnh vực năng lượng của Nga. Tuy nhiên, động thái mới nhất trong cuộc chiến tại Ukraine đã thúc đẩy các nước phương Tây phải cân nhắc đến các lệnh trừng phạt mới nhằm vào vấn đề này.

Có thể tiếp theo sẽ tới lượt dầu khí của Nga. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen nói với các nhà lập pháp EU rằng vòng trừng phạt thứ năm "sẽ không phải là lần cuối cùng". Bà cho biết: "Đúng, chúng tôi đã cấm sử dụng than, bây giờ chúng tôi phải xem xét cả về dầu mỏ". Charles Michel, người chủ trì những cuộc họp của các nhà lãnh đạo EU, chia sẻ rằng "các biện pháp trừng phạt về dầu mỏ, và thậm chí khí đốt được đưa ra là điều sớm muộn".

Sấm to mưa nhỏ: Trừng phạt năng lượng Nga nhưng phương Tây chỉ lựa chọn than đá - thứ gây ô nhiễm trầm trọng đang dần bị cả thế giới xa lánh - Ảnh 2.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen

Thông tin chi tiết về các lệnh trừng phạt mới, bao gồm cả thời gian thực hiện lệnh cấm than, sẽ sớm được công bố sau khi các đại sứ EU gặp nhau để đàm phán. Các biện pháp vẫn cần sự chấp thuận của tất cả 27 quốc gia thành viên. Việc trừng phạt than đá sẽ khiến một số quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng, nhưng đây là một trong những nguồn năng lượng dễ loại bỏ nhất, phần lớn thế giới đã và đang làm điều đó.

Bao nhiêu than của Nga đã đi sang châu Âu?

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Nga là nước xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới vào năm 2020, sau Australia và Indonesia, châu Âu là khách hàng lớn nhất cho đến nay. Dữ liệu của IEA cho thấy châu lục này đã nhận được 57 triệu tấn than cứng của Nga trong năm đó, trong khi chỉ nhập khẩu 31 triệu tấn của Trung Quốc. Theo Eurostat, con số này chiếm hơn một nửa lượng than của châu Âu trong năm đó.

Tuy nhiên, EU đã quay lưng lại với loại nhiên liệu hóa thạch bẩn nhất thế giới này. Theo phân tích của tổ chức tư vấn năng lượng Ember, lượng điện sản xuất từ ​​than đã giảm đều đặn tại tất cả các nước thuộc EU trong những năm gần đây, giảm 29% trong giai đoạn 2017-2019. IEA dự đoán rằng nhu cầu than của châu Âu sẽ tiếp tục giảm ổn định, tổng nhập khẩu dự kiến ​​sẽ giảm 6% vào năm 2024.

Nga vẫn có thể xuất khẩu than sang các nước khác trên thế giới. IEA dự kiến ​​lượng than nhập khẩu từ Nga của Ấn Độ sẽ tăng 4% vào năm 2024 và hơn 6% ở Đông Nam Á. Cơ quan này cho biết trong một báo cáo hồi tháng 12, số lượng than Nga xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng vọt sau khi ông Tập Cận Bình chặn hàng nhập khẩu của Úc.

Lệnh cấm của EU ảnh hưởng gì tới giá than?

Tình trạng khan hiếm nguồn cung có thể gây khó khăn cho các quốc gia vẫn sử dụng than để sản xuất điện, bao gồm cả Ba Lan và Đức. Theo phân tích của IEA, nguồn cung giảm cùng với nhu cầu phục hồi tại Trung Quốc đã giúp đẩy giá than toàn cầu lên mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 10 năm 2021, sau đó đã giảm trở lại.

Sấm to mưa nhỏ: Trừng phạt năng lượng Nga nhưng phương Tây chỉ lựa chọn than đá - thứ gây ô nhiễm trầm trọng đang dần bị cả thế giới xa lánh - Ảnh 3.

Tuy nhiên, giá than tăng cao cho thấy việc EU áp đặt lệnh cấm đối với hàng nhập khẩu của Nga sẽ khó khăn hơn. Matthew Jones, nhà phân tích hàng đầu về điện và carbon của EU tại ICIS, nói rằng lệnh cấm than sẽ "khiến tình hình nguồn cung vốn đã eo hẹp của châu Âu trở nên căng thẳng hơn và sẽ dẫn đến tranh giành để tìm nguồn than thay thế".

Mặc dù vậy, Henning Gloystein, giám đốc năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại Eurasia Group, cho rằng các quốc gia EU có thể chịu được cú sốc này. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết nếu EU mua than của Úc, điều này sẽ làm tăng thêm hiệu quả của lệnh trừng phạt.

Ông Gloystein nói: "Việc trừng phạt than cũng sẽ khiến cuộc sống của các nước châu Âu trở nên khó khăn hơn nhiều khi họ vốn tiêu thụ rất nhiều than của Nga. Nhưng các công ty năng lượng có thể đối phó với điều này".

Trừng phạt gì tiếp theo?

Đáng chú ý, nguồn cung dầu và khí đốt của Nga không có trong vòng trừng phạt mới nhất. Toàn bộ EU nhập khẩu 26% dầu thô và 46% khí đốt từ Nga vào năm 2020, theo Eurostat. Nhưng các nước phương Tây cũng đang lên kế hoạch cho việc này. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết trong một tuyên bố rằng khối đang "bàn bạc về các biện pháp trừng phạt bổ sung, bao gồm cả về nhập khẩu dầu".

Hiện tại, Mỹ đã khai thác nguồn dự trữ dầu chiến lược của mình, tung ra thị trường toàn cầu 180 triệu thùng để giúp hạ giá thành và chống đỡ cho việc giảm nguồn cung dầu của Nga. Khí đốt tự nhiên vẫn là mục tiêu khó bị trừng phạt nhất, một phần do sự khác biệt quan điểm giữa các quốc gia thành viên phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga và những quốc gia muốn nhanh chóng tấn công trọng tâm của nền kinh tế Nga.

Các nhà lãnh đạo EU đã cam kết giảm tiêu thụ khí đốt của Nga tới 66% trước cuối năm nay và thoát ly sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong năm 2027. Một quốc gia đã đi đầu, Thủ tướng Lithuania Ingrida Šimonytė cho biết vào hôm 3/3 rằng "Lithuania sẽ không tiêu thụ một cm khối khí độc hại nào của Nga". Các nước phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Nga như Đức và Hungary sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn.

Tuy nhiên, ông Gloystein cũng nói rằng việc nhắm mục tiêu vào dầu khí của Nga có nguy cơ phản tác dụng. "Nhiều khả năng những hành động như vậy sẽ khiến Nga buộc phải phản công một cách quyết liệt", ông cho biết.

https://cafef.vn/eu-ra-don-vao-nang-luong-nga-nhung-nan-nhan-chi-la-than-da-2022040610000571.chn

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
4 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
5 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
6 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
6 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.
Khủng hoảng Volkswagen: Nếu đóng cửa nhà máy sẽ khiến cả 1 thị trấn điêu đứng, 60.000 cư dân lo mất kế sinh nhai, chính Bộ trưởng phải vào cuộc
2 ngày trước
“Sẽ không có Wolfsburg nếu thiếu Volkswagen”, một nhân viên Volkswagen nói.