Samsung làm gì để tự cứu mình khi “Thái tử” chấp nhận ngồi tù?

27/01/2021 08:48
Trước đó, Samsung dưới thời cố chủ tịch Lee Kun Hee thực sự lớn mạnh, ông đã đưa Samsung Electronics trở thành công ty công nghệ giá trị nhất châu Á.

Tháng 10 năm ngoái, thông tin cố chủ tịch Lee Kun Hee qua đời đã ảnh hưởng không nhỏ đến Samsung . Trong những ngày vừa qua, việc “Thái tử Samsung” (Phó chủ tịch, người đứng đầu tập đoàn hiện nay) hủy kháng cáo và chấp nhận ngồi tù cũng một lần nữa ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của tập đoàn chaebol Hàn Quốc này. Trước đó, Lee Jae-yong, người thừa kế Tập đoàn Samsung đã bị tuyên án 2,5 năm tù giam về tội hối lộ trong vụ án liên quan cựu Tổng thống Park Geun-hye.

Trên thực tế, dư luận vẫn tin rằng, sau cái chết của cố chủ tịch Lee Kun Hee, “ Thái tử Samsung ” sẽ sớm kế nhiệm vị trí này, nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa có bất kỳ thông báo chính thức nào từ tập đoàn. Với việc Lee Jae-yong ngồi tù, vẫn chưa biết ai sẽ là chủ tịch Samsung trong tương lai (Trước đó, Lee Kun Hee đã tuyên bố sẽ không để con, cháu của mình thừa kế quyền điều hành Samsung).

Nhìn theo cách này, sự xáo trộn thường xuyên trong ban lãnh đạo cấp cao nhất của Samsung dường như đã khiến tương lai của tập đoàn trở nên khó hiểu. Đối với mảng kinh doanh chất bán dẫn, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi của trí tuệ nhân tạo và 5G, sự hỗn loạn này có thể ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của Samsung và khiến họ mất đi lợi thế cạnh tranh với các công ty khác.

Vị thế của Samsung ở lĩnh vực bán dẫn đang bị đe dọa?

Mảng kinh doanh bán dẫn của Samsung dưới thời Lee Kun Hee thực sự lớn mạnh, ông đã đưa Samsung Electronics trở thành công ty công nghệ giá trị nhất châu Á. Theo dữ liệu do Gartner công bố, trong dữ liệu doanh số bán dẫn toàn cầu năm 2020 và danh sách mới nhất về 10 công ty chất bán dẫn hàng đầu thế giới, Samsung đứng vững vị trí thứ hai.

Samsung tham gia vào lĩnh vực kinh doanh chất bán dẫn từ năm 1974 và mảng kinh doanh này đã trở thành một trong những nguồn thu trụ cột. Trong vài thập kỷ qua, Samsung không chỉ trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực lưu trữ mà còn đang mở rộng sang các lĩnh vực khác, để củng cố vị thế trong ngành bán dẫn.

Do đó, kế hoạch đầu tư của Samsung cũng là một trong những trọng tâm của ngành. Theo Nikkei News, Samsung dự kiến ​​sẽ đầu tư hơn 30 tỷ USD vào lĩnh vực kinh doanh bán dẫn trong năm 2021 để ổn định năng lực sản xuất chip nhớ và mở rộng kinh doanh xưởng đúc. Không khó để thấy được tham vọng của Samsung trong lĩnh vực bán dẫn, và dưới sự đầu tư vốn khủng này, có vẻ như chúng ta đã thấy một Samsung khác trước thềm cất cánh.

Mảng kinh doanh xưởng đúc sẽ trở thành mũi nhọn của Samsung

Mảng kinh doanh xưởng đúc là lợi thế thứ hai của Samsung trong lĩnh vực chất bán dẫn với mục tiêu vượt qua TSMC. Để đạt được mục tiêu này, Samsung cũng đã thực hiện một cách bố trí rất triệt để, họ không chỉ đi đầu trong việc giới thiệu EUV về tiến trình 7nm mà còn lên kế hoạch áp dụng kiến ​​trúc bóng bán dẫn GAA mới trong cả tiến trình 3nm.

Ngay khi TSMC tuyên bố sẽ xây dựng tiến trình 5nm tại Mỹ, Samsung cũng nhanh chóng đưa ra kế hoạch sản xuất mới tại đây, nhằm duy trì khả năng cạnh tranh. Cụ thể, Samsung sẽ mở rộng nhà máy tại Texas để nhường chỗ cho các sản phẩm thế hệ tiếp theo. Samsung tin rằng, nhà máy ở Austin, Texas đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các đơn đặt hàng từ các công ty công nghệ Mỹ.

Theo tin tức mới nhất từ ​​Wall Street Journal, Samsung đang xem xét đầu tư 17 tỷ USD để xây dựng nhà máy sản xuất chip ở Arizona, Texas hoặc New York. Nhà máy này dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ tháng 10/2022. So với kế hoạch xây dựng nhà máy vào năm 2021 và bắt đầu thử nghiệm, sản xuất trong giai đoạn 2023-2024 của TSMC, Samsung đã đi trước một bước. Lợi thế này có thể giúp Samsung nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn tại Mỹ, từ đó mở rộng tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh doanh xưởng đúc.

Ngoài ra, việc TSMC đầy tải cũng có thể là cơ hội cho việc phát triển xưởng đúc của Samsung. Khi các nhà sản xuất Fabless mảng chip AI trên toàn thế giới đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các xưởng đúc, rõ ràng TSMC không thể “ôm trọn” toàn bộ thị trường. Đặc biệt trong tình trạng khan hiếm chip hiện nay do cung không đủ cầu, Samsung đang đứng trước một cơ hội rất tốt để tiệm cận TSMC.

Samsung vẫn có lợi thế trong mảng cảm biến CMOS và thị phần lưu trữ 

Ngoài xưởng đúc, Samsung cũng đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các sản phẩm lưu trữ bằng cách phát triển lĩnh vực cảm biến hình ảnh CMOS. Mặc dù tham vọng thách thức vị thế của Sony để trở thành nhà sản xuất CMOS lớn nhất thế giới vào năm 2030, điều này không có nghĩa là Samsung sẽ giảm đầu tư vào các sản phẩm lưu trữ.

Theo kế hoạch bố trí thiết bị bán dẫn cho năm 2021, liên quan đến lĩnh vực lưu trữ, khoản đầu tư của họ sẽ đổ vào NAND Flash, điểm chiến lược chính là mở rộng mối quan hệ với các đối thủ Kioxia và Micron, SK Hynix, nhằm thu hẹp các khoảng cách về công nghệ và năng lực khác.

Ngoài ra, Samsung cũng đang tận dụng lợi thế từ sự trợ giúp của thương hiệu smartphone, máy tính bảng và các thiết bị điện tử tiêu dùng để mở rộng lĩnh vực CIS (dây dẫn cách điện bán dẫn). Khi trí tuệ nhân tạo ngày càng phổ biến, sẽ có thêm nhiều kịch bản yêu cầu CIS, đặc biệt là trong sự phát triển đa camera của smartphone, cũng như nhu cầu tương lai về CIS trong lĩnh vực ô tô và an ninh.

Tháng 11 năm ngoái, Samsung cũng đã công bố gia nhập lĩnh vực ToF để bổ sung các dòng sản phẩm cảm biến vào trong danh mục kinh doanh. Không những vậy, Samsung cũng sẽ được hưởng lợi từ chính sách “Chiến lược và Tầm nhìn ngành công nghiệp chip hệ thống” của chính phủ Hàn Quốc, với ngân sách 1 nghìn tỷ won đầu tư vào nghiên cứu và phát triển trong 10 năm tới, khoảng 17.000 chuyên gia sẽ được trau dồi nhằm chiếm vị trí số 1 trên thị trường đúc toàn cầu vào năm 2030.

Trở lại với nội dung chính, việc “Thái tử Samsung” lĩnh án có thể không ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh doanh của tập đoàn. Bởi trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Lee Jae-yong gặp rắc rối với pháp luật và Samsung cũng đã chủ động các phương án cho tình huống người lãnh đạo tạm thời vắng mặt.

Với xu hướng thị trường mới nổi như trí tuệ nhân tạo, 5G, lưu trữ, CMOS và CIS, cơ hội thống lĩnh ngành bán dẫn của Hàn Quốc nói chung và Samsung nói riêng đã mở ra. Tất nhiên, Samsung cũng không thể tránh khỏi một trận chiến quan trọng để đạt được mục đích cuối cùng, hãy cùng chờ xem.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
12 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
13 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
13 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
14 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
14 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.