Samsung rao bán nhà máy dừng hoạt động ở Trung Quốc giá hơn 1 tỷ USD

01/09/2020 14:37
Động thái mới nhất cho thấy Samsung đang dần thoái lui hoàn toàn khỏi mảng sản xuất màn hình LCD.

Sau khi quyết định cắt giảm sản xuất màn hình LCD, chấm dứt hoạt động nhà máy ở thành phố Tô Châu, Trung Quốc để tập trung vào nghiên cứu và phát triển. mới đây, gã khổng lồ Hàn Quốc tiếp tục đưa ra quyết định rao bán luôn nhà máy này.

Nguồn tin từ báo chí Hàn Quốc cho thấy Samsung đang tìm người mua cho nhà máy sản xuất màn hình LCD tại Tô Châu. Được đặt tại tỉnh Giang Tô ở phía đông Trung Quốc, nhà máy này trước đây từng đóng vai trò quan trọng trong mảng kinh doanh màn hình LCD, trực thuộc chi nhánh Samsung Display.

Trước đó, Samsung đã xác nhận việc họ đóng cửa sản xuất tại nhà máy LCD ở Tô Châu vào cuối năm ngoái như một phần chiến lược chuyển sang các sản phẩm OLED.

Nguồn tin cho biết, nếu thương vụ bán nhà máy ở Tô Châu thành công, Samsung có thể mang về 1,08 tỷ USD. Người mua tiềm năng được cho là công ty China Star Optoelectronics Technology (CSOT) – chi nhánh màn hình của 1 công ty điện tử tiêu dùng Trung Quốc. CSOT sẽ đảm bảo mua 60% cổ phần nhà máy này trong khi đó công ty mẹ mua 10%, phần còn lại do thành phố Tô Châu quản lý.

Tổng thể, đây là dấu mốc cho thấy Samsung đang dần thoái hết vốn trong mảng kinh doanh LCD. Khi dịch Covid-19 ập đến, nhà máy này đã sa thải 1.700 người. Trước đó, nhà máy sản xuất tại đất nước tỷ dân chiếm đến 27% sản lượng màn hình LCD của Samsung.

Với những sự sụt giảm về kinh tế do dịch Covid-19 gây ra và Olympics Tokyo 2020 bị hoãn, doanh thu bán tivi được dự đoán sẽ giảm mạnh, chính vì vậy Samsung có thể khó hy vọng có một mùa xuân tươi đẹp hơn với LCD. Ngay cả trước khi đóng cửa hoàn toàn, nhà máy ở Tô Châu cũng chỉ hoạt động cầm chừng.

Samsung Display đang nắm giữ 12,33% cổ phần tại TCL, trị giá 739 triệu USD. Có thể lượng cổ phiếu này được dùng vào một phần thỏa thuận.

Nhà máy này được Samsung thành lập ở Tô Châu vào năm 2000, năm mà Trung Quốc gia nhập WTO với giá trị sản phẩm xuất ra nước ngoài năm 2012 đạt tổng cộng 4,3 tỷ USD.

Tuy nhiên sau khi không còn trong top 20 nhà xuất khẩu hàng đầu Trung Quốc vào năm 2012, nhà máy này liên tục sụt giảm sản lượng và họ đã đứng thứ 155 khi danh sách được công bố năm ngoái với giá trị sản phẩm xuất đi vào năm 2018 giảm xuống còn 1 tỷ USD.

Samsung đã đóng nhà máy sản xuất điện thoại thông minh cuối cùng ở Trung Quốc vào năm ngoái và chuyển sang Việt Nam – bước đi khiến nền kinh tế địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề.


Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
9 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
8 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
5 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
5 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
6 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
8 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.