Sân bay Long Thành chưa cất cánh, bất động sản đã ‘nóng sốt’, vật liệu xây dựng cũng tăng nhẹ

07/01/2021 08:48
Với việc sân bay Long Thành vừa được khởi công, giá vật liệu xây dựng đã có phần tăng nhẹ so với thời điểm năm 2019, trong khi đó, thị trường bất động sản lại trở nên "nóng sốt" đặc biệt là khu vực gần trung tâm huyện Long Thành tăng 30-40% so với đầu năm 2020.

Vật liệu xây dựng tăng nhẹ

Với việc sân bay Long Thành chính thức được triển khai (ngày 5/1), nhu cầu về vật liệu xây dựng cung ứng cho dự án này là vấn đề được rất nhiều doanh nghiệp xây dựng hạ tầng, vật liệu quan tâm, theo đó, những ông lớn trong ngành này có mặt tại Đồng Nai có thể kể đến như: Công ty CP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (CTI); Công ty CP Đầu tư và Thương mại DIC (DIC - cung cấp xi măng, gạch, thép); Công ty CP Hóa An (DHA - cung cấp các loại đá xây dựng); Công ty CP Xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (VLB),….

Đáng chú ý, trước đó, thông tin CTI sẽ là một trong các nhà cung cấp đá/cống chính cho dự án sân bay Long Thành khi được đưa vào triển khai cũng đã được đơn vị này tiết lộ.

Do đó, từ năm 2017, CTI đã đẩy mạnh việc khai thác các mỏ đá khi dành ra 100 tỷ đồng từ đợt tăng vốn để mua 5 dây chuyền máy nghiền, sàng phục vụ cho việc khai thác. Với 3 mỏ đá thuộc CTI là Tân Cang 8, Đồi chùa 3 và Xuân Hoà được khai thác ngoài việc cung cấp đá thành phẩm ra thị trường thì còn cung cấp nguồn vật liệu đá đầu vào cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này.

Sân bay Long Thành chưa cất cánh, bất động sản đã ‘nóng sốt’, vật liệu xây dựng cũng tăng nhẹ - Ảnh 1.
Ảnh minh họa: maybedaisatcaheoviet.com

Bên cạnh đó, thời gian gần đây có thông tin cho rằng, giá vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Long Thành sẽ bị đẩy lên khi dự án sân bay Long Thành được khởi công, để hiểu rõ hơn về việc này, trong vai khách hàng, chúng tôi đã liên hệ với ông Thái, một doanh nghiệp chuyên cung cấp vật liệu xây dựng tại khu vực huyện Long Thành, người này cho biết, so với thời gian trước đây, giá vật liệu xây dựng đã có dấu hiệu tăng lên từ trước đó, còn sau khi dự án sân bay Long Thành chính thức khởi công thì tùy khu vực, mà giá cả được điều chỉnh, nhưng cũng chỉ tăng nhẹ.

"Các vật liệu xây dựng như gạch, cát, đá… vẫn bình ổn, nếu tăng thì chỉ tăng nhẹ, duy chỉ có sắt thép là tăng cao nhất như thép pomina tại cửa hàng, khi tôi nhập về đã tăng thêm 500 đồng so với thời điểm năm 2019, thực chất giá vật liệu chỉ tăng theo giá thị trường", ông Thái chia sẻ.

Thực tế cho thấy, đối với giá vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Long Thành, theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai vừa công bố, giá sắt thép giao động từ 13.500 – 15.500 đồng/kg; xi măng giá từ 1.500 – 1.740 đồng/kg, gạch không nung từ 845 – 1.080 đồng/viên; đá xây dựng có giá từ 210.000 – 310.000 đồng/m3; cát xây dựng có giá là 410.000 đồng/m3 (những mức giá này còn tùy vào kích thước, chất lượng…). Nếu so với số liệu năm 2019, thì giá vật liệu thời điểm hiện tại cũng không có sự chênh lệch đáng kể.

Trong khi đó, lý giải về việc giá vật liệu xây dựng có dấu hiệu tăng, một nhà thầu phụ thi công tại dự án sân bay Long Thành cho hay, trước đó, trong thời gian chuẩn bị để thi công dự án các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng với các nhà máy sản xuất vật liệu để cung cấp cho công trình. Nên việc khởi công dự án sân bay Long Thành không tác động gì đến việc giá vật liệu xây dựng trên thị trường tăng.

"Nếu giá vật liệu xây dựng tăng, thì nguyên nhân đến từ nhu cầu xây dựng của các dự án bất động sản, sau khi sân bay Long Thành chính thức được khởi công", người này chia sẻ.

Bất động sản lại "nóng sốt"

Khu vực huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) lâu nay đã có không ít lần trải qua những cơn sốt đất chỉ vì những thông tin về ý tưởng quy hoạch. Đặc biệt, là cách đây hơn 10 năm, thời điểm có thông tin xây dựng sân bay Long Thành. Nhà đầu tư trong và ngoài nước đổ xô về khu vực này mua đất.

Đến thời điểm hiện tại, dù sân bay Long Thành chỉ vừa mới bắt đầu khởi công, hay các dự hạ tầng giao thông kết nối với sân bay chỉ đang trong quá trình triển khai thì đây đã là những lý do để "cò" đất tiếp tục đẩy giá. Đi cùng với đó là các dự án bất động sản ở khu vực này đã sử dụng thông tin đó làm nóng thị trường với những chỉ báo về việc dòng tiền này sẽ chỉ đổ mạnh vào đất đai và lại một cơn sốt đất khác lại xuất hiện…

Đơn cử tại khu vực xã Lộc An, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) điều đập vào mắt đầu tiên khi đi qua đây là hàng loạt biển quảng cáo mua bán nhà đất, tờ rơi rao bán đất, nhận ký gửi nhà đất được dán chằng chịt, chồng lên nhau ở các cột điện, gốc cây hai bên đường...

Sân bay Long Thành chưa cất cánh, bất động sản đã ‘nóng sốt’, vật liệu xây dựng cũng tăng nhẹ - Ảnh 2.
Hàng loạt biển quảng cáo mua bán nhà đất, tờ rơi rao bán đất Long Thành được dán chằng chịt, chồng lên nhau ở các cột điện, gốc cây hai bên đường... Ảnh minh họa: Hạ Vy/Trí Thức Trẻ

Chưa kể, dù sân bay Long Thành chỉ vừa khởi công những hạng mục đầu tiên nhưng thị trường đã ghi nhận mặt bằng giá mới, cụ thể, từ đầu năm đến nay, giá đất tại các xã Lộc An, Long Đức... gần trung tâm huyện Long Thành đã tăng 30-40% so với đầu năm 2020.

Đối với dự án đất nền quy mô nhỏ tại các xã gần thị trấn Long Thành như Lộc An và Long An, giá dao động 20-30 triệu đồng/m2; khu vực trung tâm An Phước giá thấp nhất là 25 triệu đồng/m2. Còn với đất thổ cư trong các con hẻm, đường nhỏ ở các xã Bình Sơn, Long Phước giá từ 15-20 triệu đồng/m2; các xã Lộc An, Long An, Long Đức có mức giá từ 18-25 triệu đồng/m2.

Trong khi đó, theo phân tích của ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam được nêu ra tại Tọa đàm "Bất động sản Long Thành cất cánh cùng sân bay" diễn ra ngày 5/11/2020, ông cho rằng, ở một khía cạnh khác, đối với các nhà đầu tư bất động sản, đất nền Long Thành sẽ trở thành kênh đầu tư hấp dẫn.

Hiện tại, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, giá đất tại Long Thành, Đồng Nai đang ở mức tương đối thấp, nhiều khu vực chỉ từ 20 - 30 triệu đồng/m2. Trong khi đó, với sự phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng như hiện tại của địa phương, nhiều chuyên gia dự đoán, mức giá đất khu vực cận sân bay có thể sẽ lên đến 100- 120 triệu đồng/m2.

"Năm 2021 được dự báo sẽ mang lại cho Long Thành nói riêng và thị trường bất động sản phía Nam nói chung những vận hội mới", Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Hà cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào thị trường Long Thành với những dự án quy mô lớn, dự báo có sức thanh khoản tốt.

Thực tế cho thấy, những doanh nghiệp có quỹ đất lớn tại khu vực quanh sân bay được hưởng lợi có thể kể đến như Đất Xanh, Nam Long, DIC Corp, Novaland. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, các dự án bất động sản đang đi trước để đón đầu các dự án cơ sở hạ tầng.

Điển hình là Tập đoàn Đất Xanh hiện đang sở hữu quỹ đất 92 ha tại xã Long Đức, huyện Long Thành. Được biết, cuối tháng 8/2019, công ty con của Đất Xanh là CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An đã trúng đấu giá khu đất này với mức giá bỏ thầu cao gần gấp đôi giá khởi điểm, tương đương 3.060 tỷ đồng.

Đáng chú ý, ngày 23/10/2019, Bất động sản Hà An đã phát hành thành công 2.448 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, được chia làm 7 lô nhỏ có kỳ hạn 18 - 36 tháng. Để huy động được số vốn trên, công ty này đã thế chấp toàn bộ lợi ích thu được từ việc kinh doanh khai thác giá trị quyền sử dụng đất có diện tích 539.460 m2 và toàn bộ các khoản tiền, các quyền, lợi ích phát sinh khác từ việc đấu giá khu dân 92,2 ha tại Long Thành cho Ngân hàng VPBank.

Hay dự án Aqua City có diện tích 305 ha cách sân bay Long Thành 15 km được Novaland mua lại thông qua việc hoàn tất mua 69,87% vốn cổ phần của Công ty TNHH thành phố Aqua với giá 2.235 tỷ đồng vào tháng 5/2019.

Bên cạnh đó, DIC Corp hiện cũng nắm giữ quỹ đất hơn 800 ha tại khu vực quanh sân bay Long Thành. Dự án lớn nhất trong đó là Đại Phước Lotus có quy mô 464 ha với tổng vốn đầu tư 7.506 tỷ đồng.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
11 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
12 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
13 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
13 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
13 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Gây sốt với mức giá chỉ 354 triệu đồng, "Honda City phiên bản SUV" có thêm bản đặc biệt
16 giờ trước
Thiết kế đẹp mắt, trang bị hiện đại và giá bán rẻ ngang Hyundai Grand i10, mẫu xe được mệnh danh là "Honda City phiên bản SUV" đang khiến thị trường dậy sóng.
Bộ 3 xe AION mới chốt ra mắt Việt Nam năm nay: Nhiều phân khúc, có xe cửa cánh chim, chạy xa nhất 770km/sạc
17 giờ trước
Y Plus, ES và Hyptec HT sẽ là những mẫu xe đầu tiên được AION đưa về Việt Nam từ tháng 10 tới cuối năm nay. Hệ thống trạm sạc vẫn đang là thách thức không nhỏ.
Các bản Hyundai Santa Fe 2024 quá tương đồng, khách sẽ bớt rối khi nhìn vào bảng so sánh này
1 ngày trước
Ngoại trừ phiên bản tiêu chuẩn, các phiên bản còn lại của Hyundai Santa Fe 2024 đều có sự tương đồng lớn về mặt trang bị.
Người dân vùng lũ lụt đang cần nhất những hàng hóa, vật dụng gì?
1 ngày trước
Từ sự giúp đỡ của các cơ quan, nhà hảo tâm, đời sống người dân vùng bão lũ, sạt lở đã cơ bản qua tình huống nguy cấp. Để tái thiết cuộc sống lâu dài, người dân vẫn cần rất nhiều nguồn lực khác nhau.