Sân bóng, phòng gym đóng cửa, bứt rứt tìm 'món cũ' xả cơ mỗi ngàyicon

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhu cầu sử dụng xe đạp tăng đột biến. Nhờ đó, lượng xe đạp bán ra tại nhiều cửa hàng tăng mạnh, thậm chí luôn trong tình trạng cháy hàng vì quá tải.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhu cầu sử dụng xe đạp tăng đột biến. Nhờ đó, lượng xe đạp bán ra tại nhiều cửa hàng tăng mạnh, thậm chí luôn trong tình trạng cháy hàng vì quá tải.

 

Dịch Covid-19 khiến nhiều ngành nghề và hoạt động mua bán bị đình trệ, nhưng thị trường xe đạp lại bùng nổ. Việc hạn chế đi lại, không tập trung nơi đông người và các phòng tập thể thao đóng cửa khiến nhu cầu sử dụng xe đạp tăng vọt.

Tại nhiều cửa hàng xe đạp, việc mua bán khá sôi động. Tình trạng cháy hàng thường xuyên diễn ra do số lượng xe không đủ đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.

Nửa năm nay, thay vì sử dụng xe máy để đi làm như trước, anh Phùng Văn Kiên ở Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội) chuyển sang dùng xe đạp làm phương tiện đi lại hàng ngày. Anh chia sẻ: “Phòng tập gym đóng cửa nên tôi tậu chiếc xe đạp này gần 5 triệu đồng để đi làm và tập thể dục mỗi buổi chiều. Vợ và con trai tôi cũng sắm mỗi người một chiếc và đi lại thường xuyên hơn trước”.

Sân bóng, phòng gym đóng cửa, bứt rứt tìm 'món cũ' xả cơ mỗi ngày
Xe đạp ngày càng trở thành phương tiện đi lại phổ biến (ảnh: NT)

Nếu trước đây, xe đạp thường xuất hiện ở vùng quê và tại Hà Nội vẫn còn thưa vắng, trừ những người thường xuyên tập luyện thể thao bằng xe đạp, thì nay phương tiện này lại được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ anh Kiên, trên các tuyến phố Thủ đô, không khó để bắt gặp người đi xe đạp và xu hướng này ngày càng nhiều, với đủ mọi lứa tuổi, từ người già, trẻ em đến giới trẻ.

Anh Trần Tú - nhân viên một cửa hàng xe đạp ở Cầu Giấy (Hà Nội) - cho biết, Covid-19 đã làm thay đổi thói quen của nhiều người. Các phòng tập gym, yoga phải đóng cửa, việc hạn chế đi lại khiến nhiều người cảm thấy cuồng chân trong khi nhu cầu về các hoạt động ngoài trời vẫn cao. Hơn nữa, việc đi lại bằng phương tiện công cộng như xe bus không còn được ưa chuộng  vì mọi người hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Vì vậy, nhu cầu sử dụng xe đạp bỗng tăng đột biến.

Không chỉ tại Việt Nam, đi xe đạp cũng trở thành trào lưu của nhiều nước trên thế giới. Nhu cầu tăng cao khiến giá xe đạp tăng khoảng 10-20%, song nhiều người vẫn sẵn sàng chi từ vài triệu cho đến hàng chục triệu đồng để sở hữu một chiếc xe đạp.

Theo đó, phần lớn người mua thường chọn những dòng xe tầm trung, giá dao động từ 3,7-7,1 triệu đồng/chiếc. Những dòng cao cấp hơn có giá từ 10-30 triệu đồng/chiếc, thậm chí lên đến 70-80 triệu đồng/chiếc.

“Nếu trước đây, xe đạp bán khá chậm nhất là vào đỉnh điểm nắng nóng mùa hè, có khi cửa hàng tôi chỉ bán được khoảng 10 chiế mỗi tuần, thì kể từ khi dịch bệnh bùng phát cửa hàng bán khá chạy, lên đến vài chục chiếc một ngày”, anh Tú tiết lộ.

Tương tự, chị Thúy Hà - chủ một cửa hàng xe đạp ở Nguyễn Trãi (Hà Đông, Hà Nội) - cũng cho hay, từ tháng 5 năm ngoái, lượng khách mua xe đạp tăng vọt một phần bởi đây là phương tiện “xanh sạch”, cộng với ảnh hưởng của dịch bệnh khiến kinh tế khó khăn nên nhiều người chuyển sang sử dụng xe đạp để bớt chi phí như tiền xăng, phí bãi đỗ xe,... lại tốt cho sức khỏe. 

Sân bóng, phòng gym đóng cửa, bứt rứt tìm 'món cũ' xả cơ mỗi ngày
Dịch bệnh khiến nhu cầu mua xe đạp tăng mạnh (ảnh: NT)

Trên thị trường, xe đạp có mẫu mã đa dạng, đủ các mức giá cho khách hàng lựa chọn. Đơn cử, mẫu xe phổ thông có giỏ giá từ 1,8-2,2 triệu đồng/chiếc; mẫu xe địa hình có giá dao động 2,6-6 triệu đồng/chiếc.

“Trung bình mỗi ngày, cửa hàng tôi bán được trên dưới 30 cái mỗi loại, tăng gấp 2-3 lần so với trước. Có thời điểm, nhiều mẫu xe tôi không có hàng mà bán”, chị nói.

Trao đổi với PV. VietNamNet, anh Hoàng Trung Phong, Giám đốc kinh doanh của Công ty CP Thống nhất Hà Nội, chia sẻ, từ sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường xe đạp trở nên sôi động. Đối tượng mua xe không chỉ tập trung ở lứa tuổi học sinh mà mở rộng ở mọi lứa tuổi.

Theo anh Phong, những năm gần đây, nhất là thời điểm cách ly phòng chống dịch, thị trường xe đạp có sự bùng nổ, ngày càng có tiềm năng bởi phương tiện giao thông sử dụng năng lượng xanh đã trở nên phổ biến. Số người lựa chọn xe đạp làm phương tiện đi lại tăng mạnh để rèn luyện thể thao, tăng cường sức khỏe khi các phòng tập đóng cửa trong mùa dịch, hạn chế đi lại bằng phương tiện công cộng. Thêm nữa, với những quãng đường ngắn, việc sử dụng xe đạp sẽ là lựa chọn tối ưu.

Hiện thị trường xe đạp Việt Nam ước tính đạt doanh số 2-3 triệu chiếc/năm, trong đó xe đạp Thống Nhất chiếm khoảng 10% thị trường, tức khoảng 200.000-300.000 chiếc/năm. Tính từ đầu năm đến nay, công ty đã bán được hơn 100.000 chiếc xe đạp, tăng gấp khoảng 1,5 lần so với cùng thời điểm đầu năm 2020, với tổng gần 400 cửa hàng và điểm phân phối các đại lý trên toàn quốc.

Tùy vào mục đích sử dụng và lứa tuổi, có nhiều dòng xe với các mức giá khác nhau đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đơn cử, dòng xe trẻ em có giá từ 1,5-1,8 triệu đồng/chiếc, xe người lớn từ 2-2,2 triệu đồng/chiếc, xe địa hình từ 2,8-3,2 triệu đồng/chiếc. Dự kiến sắp tới, công ty sẽ mở rộng, tăng thêm số điểm bán, phân phối xe đạp tại nhiều tỉnh thành hơn”, anh Phong cho hay.

Nhật Thanh

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
8 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
9 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
10 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
10 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
10 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.832.530 VNĐ / thùng

74.42 USD / bbl

-0.61 %

- -0.46

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.742.851 VNĐ / thùng

70.78 USD / bbl

-0.53 %

- -0.38

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.563.780 VNĐ / m3

2.34 USD / mmbtu

-0.18 %

- 0.00

Than đá

COAL

3.434.978 VNĐ / tấn

139.50 USD / mt

0.36 %

+ 0.50

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng dầu hôm nay 20/9: Đồng loạt tăng mạnh
11 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 20/9 trên thế giới và trong nước đồng loạt tăng trong bối cảnh nguồn cung dầu thô đang bị gián đoạn.
Giá xăng tăng trở lại, RON 95 vượt 19.700 đồng/lít
15 giờ trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (19/9), giá xăng trong nước tăng từ 50 - 130 đồng/lít.
Giá xăng "đứt mạch" giảm, giá dầu đang rẻ nhất trong năm chỉ hơn 17.000 đồng/ lít
1 ngày trước
Liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ ngày 19/9, trong đó giá xăng tăng trở lại, giá dầu vẫn tiếp tục xu hướng giảm phiên thứ 5 liên tiếp.
Thị trường ngày 19/9: Giá dầu và vàng giảm dù Fed hạ mạnh lãi suất
1 ngày trước
Việc ngân hàng trung ương Mỹ hạ lãi suất 50 cơ bản đã đẩy USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng mạnh trong phiên 18/9, từ đó gây áp lực giảm giá đối với dầu và vàng. Tuy nhiên, giá đồng, cao su và đường tăng mạnh trong phiên này.