Sàn chứng khoán Singapore và Ấn Độ kiện nhau vì trùng sản phẩm

25/05/2018 21:42
Ấn Độ muốn Singapore dừng phát hành một sản phẩm cổ phiếu nhưng yêu cầu không được đáp ứng.

Sàn Giao dịch Chứng khoán Quốc gia Ấn Độ (NSE) đang kiện Sàn Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) làm "nhái" sản phẩm phái sinh của thị trường này, một động thái nhằm ngăn cản giao dịch ở thị trường nước ngoài và thúc đẩy dòng tiền vào Ấn Độ.

2 bên bắt đầu căng thẳng hồi tháng 1 khi NSE yêu cầu SGX hoãn giới thiệu sản phẩm cổ phiếu tương lai (SSF) theo dõi một số công ty lớn của Ấn Độ nhưng SGX không đồng ý. NSE cho rằng SGX India Futures (hợp đồng tương lai Ấn Độ) là "sản phẩm không có giấy phép" và "giống hệt" thương hiệu hợp đồng tương lai theo Chỉ số Nifty 50.

Một tuần sau đó, 3 sàn giao dịch Ấn Độ tuyên bố hủy thỏa thuận cho phép Singapore cung cấp phái sinh Nifty 50. NSE cũng yêu cầu điều trần khẩn cấp ở tòa án Mumbai mà không thông báo cho SGX, tín hiệu xấu cho mối quan hệ hợp tác 18 năm giữa 2 bên.

Sàn chứng khoán Singapore và Ấn Độ kiện nhau vì trùng sản phẩm - Ảnh 1.

Nguồn lợi nhuận của Nifty. Nguồn: Bloomberg

Hành động của Ấn Độ vấp phải nhiều chỉ trích từ giới chuyên gia.

"Động thái này không giúp được gì và sẽ gửi một tín hiệu sai đến cộng đồng đầu tư”, Salman Ahmed, chiến lược gia trưởng tại công ty quản lý đầu tư Lombard Odier, Anh, nhận định.

“Cuộc chiến thiên về kiểm soát và khối lượng", CEO Vik Mehrota của công ty quản lý vốn Venus, Mỹ, nói.

Phiên điều trần tiếp theo trong vụ kiện sẽ diễn ra vào ngày 26/5. Trong thời gian chờ, Tòa án Tối cao Bombay đã ban hành lệnh cấm SGX tung ra sản phẩm mới.

Nếu NSE thắng, và giả sử SGX tuân thủ phán quyết của tòa, nhà đầu tư sẽ khó tìm được cách dễ dàng ở nước ngoài để tiếp cận thị trường 2.300 tỷ USD của Ấn Độ, một trong những thị trường lớn nhất châu Á. Singapore hiện có các hợp đồng trị giá khoảng 15 tỷ USD trong mảng này.

Sàn chứng khoán Singapore và Ấn Độ kiện nhau vì trùng sản phẩm - Ảnh 2.

Chỉ số chuẩn của Ấn Độ tăng 78% trong 5 năm qua. Nguồn: Bloomberg

Một số nhà quản lý tài sản toàn cầu có ý định rút khỏi Ấn Độ, những người khác có thể giảm đầu tư, Eugenie Shen, giám đốc điều hành Hiệp hội Thị trường Tài chính & Công nghiệp Chứng khoán châu Á, cho biết. "Nhiều người thích tiếp cận Ấn Độ thông qua các sản phẩm nước ngoài vì quan điểm chung là đầu tư trực tiếp rất khó khăn và tốn kém".

Tin mới

Ai còn nhớ Sony - "thương hiệu quốc dân" của người Việt một thời: Điện thoại vẫn chất, sao giờ ít ai mua?
26 phút trước
Bất kể iPhone hay Samsung có chạy theo xu hướng gì trên điện thoại thông minh, Sony vẫn "một mình một ngựa". Nhưng đôi khi, khác biệt trong một tập thể cũng không tốt.
Mỹ tăng gần gấp đôi mua mặt hàng ‘cây nhà lá vườn’ của Việt Nam: Thu hơn 100 triệu USD trong quý 1
35 phút trước
Tuy nhiên, Việt Nam còn đang nhập khẩu mặt hàng này từ Mỹ với kim ngạch còn lớn hơn.
'Tân binh' xe điện siêu nhỏ: nhét vừa Ford Transit, di chuyển 100 km, giá chưa tới 200 triệu đồng
20 phút trước
Mẫu xe điện này sẽ là một giải pháp tối ưu cho việc di chuyển trong những cung đường nhỏ hẹp.
'Skoda Kodiaq bản điện' chạy thử: Dự kiến đi 600km/sạc, có điểm trừ khiến dân thích 'sống trên đường' quan ngại
51 phút trước
Mẫu SUV điện 7 chỗ mới của Skoda hứa hẹn khả năng kéo ấn tượng, nhưng quãng đường di chuyển khi kéo rơ-moóc lại là một câu chuyện khác.
Vụ sữa bột giả: Danh sách sữa cho bà bầu, trẻ nhỏ, người bệnh
2 giờ trước
Trong gần 600 loại sữa bột làm giả có nhiều loại sữa cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người tiểu đường, suy thận...

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
1 ngày trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
2 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
2 ngày trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
2 ngày trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.