Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm: Hy vọng mang ‘làn gió mới’ cho TTCK Việt Nam

24/06/2019 11:56
Với những nỗ lực của UBCKNN, HOSE, VSD và thành viên thị trường, tới thời điểm này, chúng tôi hoàn toàn tự tin trong việc vận hành, quản lý sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (CW). CW được kỳ vọng sẽ mang lại “làn gió mới” cho TTCK Việt Nam, giúp NĐT thêm công cụ đầu tư để lựa chọn.

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Vũ Quang Trung – Phó Tổng giám đốc Phụ trách Ban điều hành Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN về sản phẩm CW trước giờ “G”.

* PV: Sau một thời gian dài chuẩn bị, sản phẩm CW dự kiến sẽ được HOSE triển khai chính thức vào ngày 28/6 tới. Được biết đến thời điểm này, các khâu chuẩn bị của HOSE và các thành viên thị trường cơ bản đã hoàn tất. Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về điều này?

Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm: Hy vọng mang ‘làn gió mới’ cho TTCK Việt Nam - Ảnh 1.
Triển khai và phát triển đa dạng các loại chứng khoán là một hoạt động tất yếu trong quá trình phát triển của TTCK, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của NĐT và phản ánh mức độ phát triển sâu rộng của thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế. Qua đó, CW được kỳ vọng sẽ mang lại “làn gió mới” cho TTCK Việt Nam, giúp NĐT ngày càng có nhiều công cụ đầu tư tài chính để lựa chọn.
Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm: Hy vọng mang ‘làn gió mới’ cho TTCK Việt Nam - Ảnh 2.
Sản phẩm chứng quyền có bảo đảm: Hy vọng mang ‘làn gió mới’ cho TTCK Việt Nam - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Vũ Quang Trung

- Ông Nguyễn Vũ Quang Trung: Sản phẩm CW là một trong những sản phẩm do HOSE chuẩn bị triển khai nhiều năm qua. Với sự hỗ trợ hiệu quả từ các sở giao dịch chứng khoán (GDCK) trong khu vực châu Á (Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc) và các công ty chứng khoán (CTCK) nước ngoài (Yuanta, Bualang,…), chúng tôi đã đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực để đảm bảo có thể đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng tốt, đáng tin cậy, và vận hành ổn định. Các nhiệm vụ trọng tâm của công tác chuẩn bị có thể kể đến như cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý, cơ chế phối hợp với các cơ quan liên quan, và cuối cùng là phổ biến kiến thức đến các thành viên thị trường và nhà đầu tư (NĐT).

Không chỉ phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) trong công tác chuẩn bị hệ thống giao dịch, quản lý giám sát và xây dựng hành lang pháp lý; HOSE đã hỗ trợ tư vấn và tạo cầu nối giữa các đơn vị cung cấp phần mềm quốc tế tiếp cận đến các CTCK, nhằm cải tiến hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo nghiệp vụ phòng hộ rủi ro (hedging), quản trị rủi ro và tạo lập thị trường (market maker).

Đồng thời, nhận thức được sản phẩm CW là một sản phẩm mới có sử dụng đòn bẩy, HOSE đã thực hiện nhiều phương thức để phổ biến đến các thành viên thị trường và NĐT. HOSE đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo, tập huấn, hội thảo lấy ý kiến thành viên thị trường; tổ chức các buổi giới thiệu, chủ động và phối hợp với các cơ quan báo chí để tuyên truyền sâu rộng về CW tới công chúng đầu tư.

Thực tế triển khai phát hành, CW đã nhận được sự quan tâm nhiệt tình của đông đảo NĐT, nhiều mã CW chỉ trong thời gian ngắn sau khi chào bán đã được NĐT đăng ký mua hết, thậm chí một số CW có số lượng đăng ký mua vượt nhiều số lượng chào bán.

* PV: Nhiều ý kiến cho rằng, sản phẩm CW sẽ góp phần hiệu quả trong việc đa dạng hóa sản phẩm trên TTCK cơ sở, đồng thời có tác dụng hỗ trợ cho thanh khoản của thị trường này. Ông kỳ vọng thế nào về hiệu quả, lợi ích của CW đem lại?

- Ông Nguyễn Vũ Quang Trung: Triển khai và phát triển đa dạng các loại chứng khoán là một hoạt động tất yếu trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK), nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của NĐT và phản ánh mức độ phát triển sâu rộng của thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế. Qua đó, CW được kỳ vọng sẽ mang lại “làn gió mới” cho TTCK Việt Nam, giúp NĐT ngày càng có nhiều công cụ đầu tư tài chính để lựa chọn.

Đối với NĐT, CW sẽ cung cấp thêm một công cụ phòng ngừa rủi ro cũng như là gia tăng lựa chọn về sản phẩm đầu tư với khoản chi phí thấp, khả năng sinh lời cao và giới hạn được mức lỗ tối đa nếu có. Chúng tôi kỳ vọng, CW sẽ nhận được sự đón nhận của NĐT trong nước và ngoài nước, từ đó giúp thị trường gia tăng về mặt thanh khoản đáng kể trong thời gian tới. Qua thông tin từ các CTCK, NĐT cũng rất quan tâm khi các công ty phát hành CW ra thị trường.

Đối với các CTCK, việc tham gia phát hành CW sẽ tạo điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, gia tăng và đa dạng hóa doanh thu. Quy định về tổ chức phát hành phải thực hiện tạo lập thị trường cho CW cũng là bước chuẩn bị hiệu quả để các CTCK có thể tích lũy kinh nghiệm để trở thành các tổ chức tạo lập thị trường trong tương lai.

Trong quá trình triển khai, HOSE nhận được sự đóng góp rất tích cực từ các CTCK hàng đầu Việt Nam. Sở đánh giá cao sự nhạy bén, năng động của các CTCK đã chủ động nghiên cứu, phối hợp, và đồng hành cùng Sở trong quá trình xây dựng và triển khai sản phẩm CW.

* PV: Thực tế cho thấy, việc tham gia của NĐT nước ngoài trên TTCK Việt Nam dù đã gia tăng tích cực nhưng rõ ràng còn khá khiêm tốn và chưa xứng với tiềm năng. Theo ông, liệu rằng khi có CW thì thị trường chúng ta sẽ có thêm cơ hội để hút vốn ngoại, khi vấn đề room ngoại vẫn cần thêm thời gian gỡ vướng?

- Ông Nguyễn Vũ Quang Trung: Tính tới 31/5/2019, trong rổ chỉ số VN30 có khoảng 6 doanh nghiệp chạm trần giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài (FOL) khiến việc tiếp cận của NĐT nước ngoài bị hạn chế. CW không hạn chế sở hữu nước ngoài, do đó sẽ có thể giúp khối ngoại nâng cao khả năng tìm kiếm cơ hội đầu tư đối với các công ty niêm yết có kết quả kinh doanh tốt nhưng đã hết room ngoại trên thị trường.

Nhìn một cách rộng hơn, điều này sẽ làm tăng sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn ngoại trong thời gian tới. Trước mắt, chúng ta có cơ sở để tin vào xu thế này, bởi việc xử lý dứt điểm “nút thắt” nới room để phát triển vẫn cần thêm thời gian, trong khi TTCK Việt Nam lại còn nhiều tiềm năng để phát triển.

* PV: Theo tìm hiểu, dư luận trên thị trường rất quan tâm tới khâu giám sát khi CW vận hành. Vậy, ông có thể chia sẻ một số giải pháp trong vấn đề này để đảm bảo sản phẩm khi được vận hành sẽ được an toàn, ổn định, hiệu quả?

- Ông Nguyễn Vũ Quang Trung: Bên cạnh tính hấp dẫn, thanh khoản cao, thì tính an toàn, ổn định là mục tiêu quan trọng được Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN và HOSE đặt ra hàng đầu khi nghiên cứu bất kỳ sản phẩm mới nào nói chung và CW nói riêng. Do vậy, trong các văn bản pháp lý liên quan tới CW cũng đã được xây dựng nhằm quản lý, giám sát chặt chẽ sản phẩm từ khâu cấp phép phát hành, các nghiệp vụ, nghĩa vụ của tổ chức phát hành, đến các quy định về điều kiện tiêu chuẩn chứng khoán cơ sở. Những quy định này được kế thừa, chọn lọc từ các thị trường quốc tế và có sự tinh chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Trong quá trình vận hành sản phẩm, sau khi CW được chấp thuận niêm yết và giao dịch trên HOSE, sở giao dịch chứng khoán có nhiệm vụ thẩm định tính hợp lệ của việc niêm yết chứng quyền, giám sát hoạt động giao dịch, quản lý hoạt động tạo lập thị trường, hoạt động phòng ngừa rủi ro (hedging) của tổ chức phát hành và quản lý việc công bố thông tin.

Đồng thời, Sở cũng giám sát việc duy trì các điều kiện niêm yết của CW, cũng như tỷ lệ lưu hành để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp, nhằm ổn định thị trường. Ngoài ra, định kỳ Sở sẽ thực hiện công bố danh sách các chứng khoán đáp ứng được điều kiện làm chứng khoán cơ sở và công bố giá thanh toán cho các CW đáo hạn, đảm bảo quyền lợi của NĐT.

Chưa dừng ở đó, không chỉ riêng ở HOSE, tất cả quy trình giám sát đều có sự phối hợp, gắn kết mật thiết với các đơn vị chức năng của UBCKNN và VSD. Ở đây, tôi cũng xin nhấn mạnh rằng, CW không phải là sản phẩm phi rủi ro, do đó, bên cạnh việc giám sát sẽ được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên của các đơn vị liên quan, thì vai trò của cá nhân NĐT trong việc trang bị kiến thức, tìm hiểu sản phẩm là rất quan trọng.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
5 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
4 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.