'Sản vật nước mặn' của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng 500%, Mỹ cũng nhanh chân chốt đơn

3 giờ trước
10 tháng đầu năm, Việt Nam thu về 173 triệu USD từ mặt hàng này.
'Sản vật nước mặn' của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng 500%, Mỹ cũng nhanh chân chốt đơn - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 10/2024. Tính đến hết tháng 10, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam đạt 173 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu các nhóm mặt hàng chính đều tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, nghêu là sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ với 26 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng cao nhất lại thuộc về ốc và sò điệp , lần lượt là 199% và 206%, tương đương 41 triệu USD và 31 triệu USD. Bên cạnh đó, hàu cũng thu về 12 triệu USD, tăng 14%.

Việc áp dụng các công nghệ mới trong nuôi trồng và chế biến đã giúp tăng sản lượng và chất lượng sò điệp , đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường quốc tế và giúp mặt hàng này tăng trưởng cao nhất 10 tháng qua.

Về thị trường xuất khẩu , EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất trong 10T/2024, đạt 61 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ. Đứng thứ hai, thị trường Trung Quốc và Hong Kong tăng mạnh nhập khẩu nhóm hàng này tới 503% so với năm 2023 .

Mỹ cũng ghi nhận mức thu mua tăng tới 107%, đạt 23 triệu USD. Trong khi các thị trường chính đều tăng thì riêng Nhật Bản lại giảm 3%, đạt 11 triệu USD.

'Sản vật nước mặn' của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng 500%, Mỹ cũng nhanh chân chốt đơn - Ảnh 2

Theo trang tin NNA Asia thuộc Hãng thông tấn Kyodo News của Nhật Bản, gần 30% sản lượng sò điệp của Nhật Bản trước đây được xuất khẩu sang Trung Quốc, nơi chế biến và tái xuất sang các nước khác như Mỹ. Tuy nhiên, vào tháng 8/2023, Trung Quốc đã ngừng hoàn toàn nhập khẩu thủy sản Nhật Bản sau sự cố xả nước thải đã xử lý từ nhà máy điện hạt nhân TEPCO Fukushima Daiichi.

Điều này buộc ngành thủy sản Nhật Bản phải tìm kiếm thị trường mới và Việt Nam nổi lên như một điểm đến triển vọng nhờ chi phí lao động thấp, kinh nghiệm chế biến thủy sản phong phú và ít rào cản trong lĩnh vực gia công xuất khẩu . Đầu năm nay, đã có 12 doanh nghiệp chế biến và thương mại hải sản từ Hokkaido (vùng sản xuất sò điệp ) đến các nhà máy chế biến thủy hải sản Việt Nam để kết nối hợp tác.  Chi phí nhân công cho việc chế biến tại Việt Nam chỉ bằng 20 - 30% chi phí tại Nhật Bản.

Nhờ đó, thay vì nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc đẩy mạnh thu mua từ Việt Nam số lượng lớn với giá trị cao.

VASEP đánh giá, thị trường đang được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao gồm nhu cầu ngày càng tăng về loài hai mảnh vỏ như một nguồn thực phẩm nguyên vẹn. Ngoài ra, nhu cầu đối với nhuyễn thể tại thị trường EU đang có xu hướng hồi phục sau lạm phát. Do đó, cơ hội thúc đẩy xuất khẩu các loài nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam sẽ ngày càng cao, nếu Việt Nam có đủ nguyên liệu.

Việt Nam đang có trên 41.500 ha nuôi nhuyễn thể (chủ yếu là nhuyễn thể hai mảnh vỏ) với sản lượng khoảng 265.000 tấn/năm, trong đó nghêu (ngao) đạt 179.000 tấn/năm. Chuỗi giá trị ngành hàng nhuyễn thể đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 200.000 lao động. Tại các tỉnh khu vực phía Nam, nhuyễn thể có vỏ tập trung ở các địa phương có biển như Bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang.

Các chuyên gia dự báo, kim ngạch xuất khẩu nhuyễn thể có thể đạt mức 1,2 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2023. Đặc biệt, các sản phẩm như nghêu, hàu , và sò điệp sẽ tiếp tục giữ vững vị thế và tăng trưởng tốt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Tạo hình người tuyết, nghề lạ hái bộn tiền ở Thủ đô mùa Giáng sinh
38 phút trước
Chỉ còn hơn hơn 3 tuần nữa là đến lễ Giáng sinh 2024, những ngày này các xưởng sản xuất mô hình ông già noel, người tuyết, tuần lộc tại phố cổ Hà Nội lại tất bật chuẩn bị hàng để kịp giao cho khách hàng.
Nhập khẩu thịt bò đắt đỏ bậc nhất thế giới tăng gần 20 lần trong 10 năm
29 phút trước
Trong năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu 39 tấn thịt bò Wagyu - loại thịt được xếp vào diện đắt đỏ nhất thế giới.
Thủy điện đền bù vì xả nước gây chết 600 cây keo của người dân
57 phút trước
Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum vừa thống nhất phương án hỗ trợ và khắc phục sau khi nước từ hầm điều áp gây chết 600 cây keo của một hộ dân.
Không còn chuộng dầu Nga, Trung Quốc đang sở hữu một loạt các nhà cung cấp dầu thô giá rẻ hấp dẫn, một trong số đó cũng đang bị trừng phạt
2 giờ trước
Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đang mạnh tay nhập khẩu dầu thô từ những quốc gia này trước khi ông Trump chính thức nhậm chức vào năm tới.
Loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới, 2 triệu đồng/kg, ở Việt Nam trồng bạt ngàn
2 giờ trước
Loại gia vị này được mệnh danh là "Nữ hoàng của các loại gia vị", là loại gia vị đắt thứ ba trên thế giới. Một kg gia vị có thể bán lẻ với giá 90 USD (khoảng 2 triệu đồng)

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.454.018.074 VNĐ / tấn

351.95 BRL / kg

0.04 %

- 0.15

Thịt gà

CHICKEN

33.711.571 VNĐ / tấn

8.16 BRL / kg

0.00 %

- 0.00

Thịt heo

LEAN HOGS

4.590.650 VNĐ / tấn

82.08 USD / lbs

0.39 %

- 0.33

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Đông nghịt người 'săn' hàng hiệu giữa trưa, đợi cả tiếng mới được thanh toán
6 giờ trước
Trưa 29/11, một trung tâm thương mại ở Hà Nội đông nghẹt người đổ về mua sắm nhân dịp Black Friday, nhiều người phải chờ cả tiếng mới thể thanh toán.
Ngỡ ngàng cách sản xuất nước tinh khiết Malada
1 ngày trước
Toàn bộ quá trình từ khâu rửa bình đến đóng chai đều diễn ra trong một không gian chật hẹp, ẩm thấp, chỉ khoảng 20 m².
Hàng Tết xuống phố
2 ngày trước
Thời điểm này, hàng Tết đã đầy ắp tại các cửa hàng, siêu thị, chợ truyền thống... Nhằm kích thích mua sắm, các nhà cung cấp không chỉ tung ra các sản phẩm mới mà còn phục vụ người tiêu dùng “từ A tới Z”.
Người TP.HCM đổ xô đi săn hàng Black Friday sớm
3 ngày trước
Có kinh nghiệm săn sale dịp Black Friday, các tín đồ mua sắm đi sớm gom quần áo, giày dép ở cửa hàng có thương hiệu, có người mua hơn chục đôi giày giảm giá 50-70%.