Dự án này nhằm tận dụng nguồn quang năng dồi dào tại Việt Nam và góp phần giải quyết vấn đề thiếu điện trong tương lai.
Bằng cách lặp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái nhà, mỗi gia đình có thể tự sản xuất điện để tiêu thụ và bán lại cho EVN. Mô hình này đã áp dụng rất thành công ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Đức, Canada…
"Một hệ thống điều hành điện thông minh sẽ tích trữ điện để bán điện vào giờ cao điểm với giá cao hơn. Khi đó, các hộ gia đình sẽ là những nhà kinh doanh điện chứ không hẳn là những công ty chuyên về năng lượng. Đây chính là mô hình kinh tế chia sẻ giống như Uber, Grab" – Phó Tổng Giám đốc SHI chia sẻ.
Được biết, nhiều dự án, nhà máy đã được lắp đặt thành công hệ thống sản phẩm Free-solar và mang lại hiệu quả thiết thực như: nhà máy Toàn Mỹ tại Bình Dương, Khách sạn Sông Hồng thủ đô - Vĩnh Phúc (28kw), Công ty Trí Sơn – Nha Trang (19,5kw) và một số hộ gia đình tại Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang… với mức công suất trên 10kw.
Theo ông Hoàng Mạnh Tân – Giám đốc CTCP Phát triển năng lượng Sơn Hà (SHE)-công ty hợp tác với Tập đoàn ASV, một trong hai tập đoàn sản xuất pin năng lượng mặt trời của Ấn Độ để phân phối sản phẩm máy phát điện mặt trời trên mái nhà.
Ông Hoàng Mạnh Tân - Giám đốc CTCP Phát triển Năng lượng Sơn Hà. |
Ngoài ra, ông Hoàn Mạnh Tân hé lộ thông tin sắp tới SHE sẽ ký kết hợp tác với một đối tác nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện trong thời gian tới theo dự báo.
Trên nền tảng phát triển năm 2019, dự kiến trong năm 2020, Sơn Hà SolarTech sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển năng lượng mặt trời với mục tiêu sản lượng ước đạt 10MWp.
Hệ thống năng lượng mặt trời do SHE cung cấp. |
Theo ông Đàm Quang Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Sơn Hà (SHI), Sơn Hà đã bán được điện cho EVN và nhận được tiền bán điện ngay tháng liền kề kế tiếp kể từ khi điện áp mái biến quang năng thành điện năng hòa lưới điện.
"Điều này tạo niềm tin về sự thay đổi của cơ chế. Trước đây EVN ở thế độc quyền trong việc mua bán điện thì nay với nhu cầu về điện năng cho sản xuất ngày một lớn, cơ chế đã có sự thay đổi rất nhiều" – ông Đàm Quang Hùng nói.
Tuy nhiên, ông Hùng cho biết do đây là sản phẩm mới nên tỷ trọng đóng góp cho doanh thu của tập đoàn còn khiêm tốn. Dù vậy, Sơn Hà đặt kỳ vọng 1-2 năm tới các chính sách về điện mặt trời áp mái được cải thiện,
Cũng theo tính toán của Sơn Hà về thị trường điện áp mái, khoảng 5-7 năm tới Việt Nam sẽ có một thị trường điện hoàn hảo và mạng lưới điện thông minh, khi đó Sơn Hà sẽ tập trung sản xuất điện trên mái nhà.
Khởi nghiệp từ năm 2005 với sản phẩm Thái Dương Năng (máy nước nóng năng lượng mặt trời), sau 14 năm SHE đã trở thành một trong những doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển năng lượng sạch ở Việt Nam.
Trong năm 2019 vừa qua, SHE đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Watrec – Thụy Sỹ về phát triển sản phẩm Biogas – biến rác thải thành năng lượng, một sản phẩm mang tính cách mạng môi trường.
Ông Hoàng Mạnh Tân cho hay, việc sản xuất biogas hoạt động theo một qui trình phù hợp với sinh thái, biến chất thải hữu cơ thành năng lượng, đồng thời trả lại vòng tuần hoàn tự nhiên những thành phần dinh dưỡng như ni-tơ và ka-li…