Sản xuất thép cuộn cán nóng Việt Nam lao đao trước “sóng gió kép”

04/08/2024 09:23
Không chỉ gặp bất lợi trong cạnh tranh với lượng thép cuộn cán nóng giá rẻ nhập khẩu ồ ạt, các doanh nghiệp thép trong nước còn đứng trước nguy cơ bị các thị trường xuất khẩu điều tra chống bán phá giá…

Hiện nay nhu cầu thép cuộn cán nóng (HRC) trong nước ước tính khoảng 12-13 triệu tấn/năm. Đây là nguyên liệu thượng nguồn cho sản xuất các sản phẩm tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, mạ màu, ống thép, các sản phẩm thép khác được sử dụng trong nhiều ứng dụng của ngành xây dựng, cơ khí và các ngành công nghiệp khác.

“Sóng gió kép” đánh thép trong nước

Tầm quan trọng của thép cuộn cán nóng HRC là như vậy, nhưng để đầu tư sản xuất thép loại này không dễ. Hiện ở Việt Nam chỉ có 2 DN là Hòa Phát và Formosa sản xuất thép HCR, với tổng mức đầu tư lên đến hàng tỉ USD. Tuy nhiên, sản lượng thép HRC của các DN trong quý II/2024 đã giảm 10% so với quý I/2024.

Nguyên nhân được xác định đến từ những khó khăn trong tiêu thụ ngay tại thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Đại diện Thép Hòa Phát cho biết, lượng thép HRC nhập khẩu giá thấp tràn vào thị trường Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 tăng mạnh (6 triệu tấn, tăng gấp 1,5 lần cùng kỳ 2023 và vượt mức tăng trưởng toàn thị trường). Cùng với đó, giá sản phẩm thép HRC tại thị trường Việt Nam tuy có tăng lên trong tháng 2/2024 nhưng đã giảm liên tục từ tháng 3 đến hết quý II/2024.

Sản xuất thép cuộn cán nóng Việt Nam lao đao trước “sóng gió kép” - Ảnh 1

Thép cuộn cán nóng là nguyên liệu thượng nguồn cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp và dân dụng

Còn theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam, việc thép HRC giá rẻ ồ ạt tràn về Việt Nam, có thời điểm cao gần 200% sản xuất trong nước đã khiến các nhà sản xuất trong nước không thể khai thác hết công suất. Năm 2023, sản lượng thép HRC Việt Nam chỉ đạt 6,7 triệu tấn, tương đương 79% công suất thiết kế, giảm mạnh so với mức 86% của năm 2021. Thị phần bán hàng nội địa sụt giảm nghiêm trọng từ 42% năm 2021, xuống còn 30% vào năm 2023 và hiện vẫn đang tiếp tục suy giảm.

Không chỉ gặp khó khăn từ sự cạnh tranh khốc liệt của thép nhập khẩu giá rẻ làm sụt giảm thị phần trong nước, thép HRC Việt Nam xuất khẩu còn đang có nguy cơ bị Ủy ban châu Âu (EC) điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá . Ngày 30/7 vừa qua, Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương ) ra thông báo cho biết, EC đã tiếp nhận hồ sơ hợp lệ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với thép dẹt cán nóng bằng sắt, thép không hợp kim hoặc thép hợp kim khác nhập khẩu vào EC có xuất xứ từ Việt Nam. Phía EC cũng đã yêu cầu bên liên quan cung cấp thông tin chi tiết về các nhà xuất khẩu thép trước ngày 5/8/2024.

Trước tình trạng gia tăng lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam, ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, đã kiến nghị Bộ Công Thương sớm tiến hành cuộc điều tra để làm rõ có hay không hành vi bán phá giá, biên độ phá giá và mức độ thiệt hại cho sản xuất trong nước. Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định mức độ ảnh hưởng tới thị trường, nhằm có biện pháp kịp thời bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước.

Đánh giá thiệt hại của sản xuất thép nội địa trong 3 năm

Nắm bắt kịp thời thông tin, từ cuối tháng 4/2024, Bộ Công Thương được Chính phủ giao chủ trì , phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để rà soát và nắm bắt tình hình gia tăng nhập khẩu thép HRC. Đến ngày 26/7, Bộ Công Thương đã ra Quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép HRC từ Trung Quốc và Ấn Độ, sau khi xem xét đơn yêu cầu từ các nhà sản xuất thép HRC trong nước là Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh  cùng ý kiến của các DN liên quan.

Đại diện Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương ) cho biết, căn cứ Quyết định điều tra chống bán phá giá thép HRC từ hai quốc gia kể trên, thời kỳ thu thập dữ liệu để đánh giá hành vi bán phá giá sẽ từ 1/7/2023 đến 30/6/2024, thời kỳ thu thập dữ liệu để đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước trong vòng 3 năm, từ 1/7/2021 - 30/6/2024.

“Theo quy định pháp luật sau khi khởi xướng điều tra, Cơ quan điều tra sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá mức độ bán phá giá; thiệt hại của ngành sản xuất thép cán nóng trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Cơ quan điều tra khuyến khích các bên liên quan hợp tác cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của Cơ quan điều tra để bảo đảm quyền lợi của mình”, đại diện Cục Phòng vệ thương mại thông tin.

Cơ quan điều tra cũng cho biết, sẽ thực hiện việc thẩm tra, xác minh lại các thông tin do các bên liên quan cung cấp, trước khi hoàn thành kết luận điều tra chính thức về vụ việc. Đồng thời, cơ quan điều tra cũng sẽ tổ chức tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trao đổi, cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm về vụ việc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.

“Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, việc điều tra sẽ kết thúc trong vòng 12 tháng kể từ khi có Quyết định điều tra. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian này có thể được gia hạn nhưng tổng thời gian điều tra không quá 18 tháng”, phía cơ quan điều tra cho biết thêm.

Sản xuất thép cuộn cán nóng Việt Nam lao đao trước “sóng gió kép” - Ảnh 2

Cơ quan điều tra sẽ thu thập dữ liệu để đánh giá hành vi bán phá giá thép HRC từ 1/7/2023-30/6/2024

Động thái của Bộ Công Thương  được các chuyên gia trong ngành, các DN đánh giá là cần thiết và kịp thời, nhằm bảo vệ sản xuất trong nước theo đúng các quy định pháp luật và thông lệ quốc tế. Đơn cử như với các nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia, đã áp dụng biện pháp phòng vệ với thép HRC Trung Quốc từ năm 2019, bên cạnh thuế nhập khẩu tối huệ quốc (MFN) đang duy trì. Trong khi lượng sản xuất thép HRC của Thái Lan, Indonesia chỉ đáp ứng lần lượt là 43% và 65% nhu cầu sở tại.

Trong khi đó, hiện nay Việt Nam năng lực sản xuất thép HRC đã đáp ứng 70% nhu cầu tiêu thụ (8.5/12 triệu tấn) và không có thuế nhập khẩu MFN, cũng như chưa có hàng rào thuế quan nào khác để bảo vệ sản xuất trong nước. Những yếu tố này vô hình chung đang góp phần khiến cho Việt Nam trở thành chỗ trũng của thép HRC nhập khẩu.

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
5 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
6 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
6 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
7 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
7 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

82.533.234 VNĐ / lượng

2,693.80 USD / toz

0.93 %

+ 24.70

Bạc

SILVER

954.901 VNĐ / lượng

31.17 USD / toz

1.37 %

+ 0.42

Đồng

COPPER

229.923.772 VNĐ / tấn

410.40 UScents / lb

0.18 %

- 0.75

Bạch kim

PLATINUM

29.712.945 VNĐ / lượng

969.80 USD / toz

0.10 %

+ 0.95

Nickel

NICKEL

399.149.425 VNĐ / tấn

15,707.00 USD / mt

1.08 %

- 171.00

Chì

LEAD

51.192.877 VNĐ / tấn

2,014.50 USD / mt

0.47 %

+ 9.50

Nhôm

ALUMINUM

66.795.968 VNĐ / tấn

2,628.50 USD / mt

0.21 %

- 5.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo gian lận thuế nhập khẩu thép
1 ngày trước
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi các cục hải quan tỉnh, thành phố, cảnh báo về tình trạng doanh nghiệp khai báo sai tên hàng, chủng loại, mã số để gian lận thuế.
BYD lại sắp trình làng thêm đối thủ của Honda CR-V tại Việt Nam: 'ăn xăng' ít hơn cả Wave Alpha, giá dự kiến hơn 700 triệu đồng
1 ngày trước
Mẫu SUV mới của BYD có thể sẽ ra mắt thị trường vào đầu năm 2025, cạnh tranh với Honda CR-V và Mazda CX-5.
Thị trường ngày 21/11: Giá vàng tiếp tục tăng, dầu giảm, đậu tương thấp nhất 2 tuần
1 ngày trước
Giá dầu giảm trong phiên thứ Tư trong khi vàng, đồng, quặng sắt, cao su tiếp tục tăng.
5 chiếc laptop khiến bạn có khóc cũng hả dạ, đúng là tiền nào của nấy!
1 ngày trước
Nếu bạn cần một chiếc laptop cao cấp với hiệu năng mạnh mẽ để đáp ứng công việc, chơi game hay sáng tạo nội dung, thì đây là 5 mẫu máy "đắt xắt ra miếng".