Sáng mai (20/12): Tuyên án vụ Vũ “nhôm”

19/12/2018 16:18
Ông Trần Phương Bình bị đề nghị mức án tù chung thân, bị cáo Vũ "nhôm" đối diện mức án đến 25 năm tù.

Theo dự kiến, sáng mai (20/12), TAND TP.HCM sẽ tuyên án đối với ông Trần Phương Bình, nguyên phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á – DongABank (DAB), ông Phan Văn Anh Vũ , hay còn gọi là Vũ “nhôm”, chủ tịch CTCP Xây dựng Bắc Nam 79 liên quan đến sai phạm xảy ra tại DAB.

Lý do khiến cựu “sếp” DAB phạm tội?

Trong phần trả lời thẩm vấn của đại diện Viện kiểm sát (VKS), bị cáo Trần Phương Bình lần đầu “hé lộ” nguyên nhân chính khiến bị cáo thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho DAB hơn 3.600 tỷ đồng.

Ông Bình cho biết, do những đợt tăng vốn không thành công, bị cáo thấy cần phải làm thế nào đảm bảo uy tín DAB trên thị trường tài chính Việt Nam nên tìm mọi cách tăng vốn thành công, theo đó bị cáo thực hiện hành vi thu khống hoặc nhờ vay để mua cổ phiếu, sau đó thu khống tất toán nợ.

Theo ông Bình, cuối 2007, bị cáo thực hiện một hợp đồng là nhận quản lý ủy thác đầu tư của hai công ty là VFL và VNL, là hai công ty có phần góp vốn của VinaCapital để đầu tư vào Công ty Cổ phần Thái Thịnh. DAB có ký hai công ty nêu trên đảm bảo nếu Thái Thịnh vì lý do nào đó không thực hiện đúng hợp đồng phải hoàn trả 100 triệu USD, tương đương 1.600 tỷ đồng để hai công ty đó và DAB có nghĩa vụ thu xếp tín dụng để Thái Thịnh có thể  hoàn trả đúng.

Đến cuối năm 2008, hai công ty đầu tư vào Thái Thịnh không còn hợp tác với nhau, hai công ty yêu cầu DAB phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thỏa thuận của DAB với hai công ty đó và Thái Thịnh, tức phải hoàn trả khoản tiền 100 triệu USD. Bị cáo Bình cho rằng, khi thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cùng với Thái Thịnh quá trình kéo dài từ năm 2009 đến 2010 chắc chắn trong đó có những phần âm quỹ và dính líu đến khoản phải trả cho hai công ty đã đầu tư vào Thái Thịnh.

Bị cáo Bình còn cho biết, một nguyên nhân liên quan hành vi cố ý. Theo đó, để tìm kiếm các nguồn thu nhằm mục đích từng bước thực hiện khắc phục âm quỹ của DAB, bị cáo Bình cho tổ chức kinh doanh vàng tài khoản không được phép, hợp tác với Tân Vạn Hưng, nhằm có thể tìm kiếm lợi nhuận bù đắp cho một phần việc âm quỹ. Và bị cáo Bình thừa nhận, thay vì kiếm lợi nhuận lại bị thua lỗ.

Lời khai khác nhau về khoản tiền 200 tỷ đồng

Cáo trạng cáo buộc Vũ “nhôm” phạm tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, chiếm đoạt hơn 203 tỷ đồng của DAB, trong đó gồm tiền gốc 200 tỷ đồng và lãi hơn 3 tỷ đồng.

Tại tòa, các lời khai của ông Trần Phương Bình và Phan Văn Anh Vũ liên quan tới khoản tiền 200 tỷ đồng là trái nhau.

Trả lời luật sư khi chỉ đạo về vấn đề 200 tỷ đồng với Nguyễn Đức Vinh thì Phan Văn Anh Vũ có biết không, bị cáo Bình xác nhận là bị cáo không bàn bạc gì cụ thể về số tiền đó với Vũ nhưng khi bị cáo trao đổi với Vinh thì bị cáo muốn gián tiếp cho Vũ biết tình hình của DAB khi nói Vinh treo quỹ. Bị cáo Bình cho rằng trong nhận thức của bị cáo, bị cáo nghĩ rằng Vũ biết.

Ngược lại, Vũ “nhôm” lại liên tiếp kêu oan liên quan tới khoản tiền hơn 200 tỷ đồng trên. Bị cáo Vũ cho rằng, khoản tiền 200 tỷ đồng là quan hệ dân sự, hoàn toàn không liên quan đến DAB. Ông Vũ cho biết khi vay khoản tiền này, ông không phải chuẩn bị hồ sơ pháp lý.

Bị cáo Vũ khai quen ông Bình năm 2006, tình cảm cực kỳ tốt đẹp. Ông Bình đã giúp đỡ nhiều lần kinh tế cho bị cáo còn bị cáo có giới thiệu đối tác vay vốn cho ngân hàng.

Vũ “nhôm” cũng nêu, bị cáo không hề đề xuất mua cổ phần ngân hàng DAB mà xuất phát từ đề xuất của ông Trần Phương Bình. Khi đó bị cáo Vũ không hề biết gì về mục đích của đề xuất này. Khi ông Bình đề nghị mua cổ phần DAB thì bị cáo Vũ chưa đồng ý. Sau khi báo cáo cấp trên và cổ đông thì bị cáo Vũ mới đồng ý mua cổ phần DAB.

Vũ “nhôm” cho biết, ông Bình đề nghị Vũ mua 60 triệu cổ phần, tương đương 600 tỷ đồng. Bị cáo hoàn toàn tin tưởng ông Bình nên không suy nghĩ tại sao lại đề xuất con số 60 triệu cổ phần.

Bị cáo Vũ khai có hai nguồn tiền chính để mua số cổ phần trên, bao gồm 400 tỷ đồng thế chấp tại DAB, 200 tỷ đồng còn lại bị cáo từ chối. Ông Bình đề nghị bỏ thêm tài sản để thành 600 tỷ đồng nhưng bị cáo không đồng ý bởi công ty không có đủ. Sau đó ông Bình đề nghị cho bị cáo Vũ vay để mua cổ phần. Khi ông Bình nói vậy, Vũ “nhôm” đã đồng ý.

Tại tòa, bị cáo Vũ nhắc lại cuộc gặp với ông Bình ngày 7/1/2014. Khi đó ông Bình gọi cho Vũ nói rằng đã thu xếp khoản tiền. Khoảng 14giờ30 cùng ngày, ông Vũ qua phòng làm việc của ông Bình tại DAB, ông Bình gọi cho cấp dưới là ông Nguyễn Đức Vinh.

Sau đó ông Vinh đưa hai tờ giấy bảng kê tiền mặt cho Vũ, yêu cầu bị cáo viết và ký theo hướng dẫn. Chi tiết bảng kê tiền mặt, bị cáo Vũ không nhớ và chỉ biết tổng giá trị tiền là 200 tỷ đồng. Vài tiếng sau, ông Vũ cho biết, tài khoản của Công ty Xây dựng Bắc Nam 79 báo có 200 tỷ đồng. Bị cáo Vũ cho biết lần đầu DAB không phát hành thành công và chuyển trả cho bị cáo 600 tỷ đồng và tiền lãi.

Bị cáo Vũ cho biết rất tin tưởng ông Bình, ông Bình bảo sao làm vậy. Nếu bảo sai thì bị cáo sẽ không làm.

Liên quan tới khoản tiền hơn 200 tỷ đồng, tính đến phiên xử ngày 4/12, bị cáo Vũ và gia đình đã nộp lại 203 tỷ đồng cho cơ quan chức năng. Tuy nhiên, Vũ khẳng định số tiền này dùng để trả cho cá nhân ông Bình chứ không phải khắc phục hậu quả vụ án.

VKS đề nghị hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Phương Bình tù chung thân về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", 20 năm về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", tổng hợp hình phạt là án tù chung thân.

Bị cáo Phan Văn Anh Vũ bị đề nghị mức án 15-17 năm tù về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản", tổng hợp hình phạt 8 năm tù của bản án trước đó thành 23-25 năm tù.


Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
42 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
25 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
38 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.