Sao cùng là hỗ trợ, các nước cho dân 1.000-2.000 USD còn ta lại vướng mọi thủ tục, quy trình?

25/05/2024 16:30
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, bài học kinh nghiệm của thực hiện Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội là nghiên cứu lại phương thức hỗ trợ. Các nước hỗ trợ ngay bằng tiền mặt, mỗi người dân được 1.000 đến 2.000 USD, đưa ngay vào nền kinh tế.

Đăng đàn trả lời kiến nghị, các ý kiến thảo luận của các Đại biểu Quốc hội về Báo cáo kết quả thực hiện giám sát chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội ngày 25/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã bộc bạch hàng loạt vấn đề khó khăn, vướng mắc khiến một số chính sách chậm đi vào cuộc sống, kém hiệu quả.

Chưa bao giờ Chính phủ làm quyết liệt như vậy!

Theo Tư lệnh ngành KH&ĐT, Nghị quyết 43/2022 là chủ trương lớn, chính sách chưa có tiền lệ, có tính cấp bách - chiến lược nên yêu cầu nhanh, đảm bảo các mục tiêu chương trình là không để trục lợi, tránh thất thoát lãng phí.

Chương trình này là lần đầu tiên thực hiện, quy mô lớn, rộng và liên quan nhiều lĩnh vực, thủ tục rườm rà, vướng mắc. Kỳ họp nào cũng nói. Chúng tôi nhận thấy một yếu tố đúc rút là ngoài vấn đề chưa có tiền lệ, thì kinh nghiệm năng lực thực thi của chúng ta còn hạn chế, việc phối hợp các cơ quan liên quan bất cập, tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm… Ông Dũng cho rằng, đây là nguyên nhân làm cho kết quả một số chính sách chậm, một số chính sách chưa hiệu quả, một số chính sách chưa thực hiện được.

Tuy nhiên, đánh giá chung ông Dũng cho rằng: Chủ trương lớn của Quốc hội, Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế rất khó khăn… về tổng thể qua 2 năm thực hiện, cơ bản đạt được yêu cầu.

"Chúng ta đã đưa được lượng vốn lớn ra nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng và kìm giữ được lạm phát, các cân đối lớn vẫn đảm bảo, việc làm, cải thiện hạ tầng giao thông", ông Dũng nói.

Theo ông này, kết quả lớn hơn việc thực hiện Nghị quyết 43/2022 còn cho chúng ta bài học kinh nghiệm hết sức quý, để sau này phản ứng chính sách nhanh, cách xây dựng hiệu quả.

"Thủ tướng và các bộ ngành, địa phương đã hết sức cố gắng, Chính phủ đã ban hành 20 Nghị định hướng dẫn, 1 Chỉ thị, duy trì 5 Tổ Công tác thực hiện các lĩnh vực, cùng 26 đoàn công tác, phân công tất cả thành viên Chính phủ xuống địa phương để giải quyết vướng mắc từng dự án…. "chưa bao giờ làm quyết liệt như vậy", ông Dũng nói. Riêng Bộ KH&ĐT, cũng đã ban hành 10 công điện, 20 văn bản hướng dẫn đôn đốc.

Còn "chúng ta lại tiếp cận qua các chính sách mà các chính sách thì phải có văn bản hướng dẫn, quy trình, thủ tục, lại hết giờ, không còn tính hiệu quả. Khi chúng ta làm xong, thì không còn tính thời sự nữa, như các đại biểu Quốc hội đã nêu", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phân tích.

Theo ông Dũng, từ chủ trương gói hỗ trợ, nguyên tắc, tiêu chí làm rất bài bản, báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội các tiêu chí này để lựa chọn, kèm theo danh mục. Nhưng danh mục ban đầu là dự kiến để xác định số vốn cần thiết, đảm bảo thời gian ban hành. Sau Quốc hội cho chủ trương, chúng ta mới xây dựng chi tiết, rà lại, xem lại và thay đổi dự án, quy mô, lại điều chỉnh và mất thời gian… các đại biểu hết sức thông cảm.

Ông Dũng cho biết, các cơ chế chính sách thực hiện Nghị quyết chỉ quy định thời gian ngắn, thủ tục phức tạp, không có cơ chế rút ngọn. Khi xây dựng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi trung ương muốn tập trung vào các dự án trọng tâm trọng điểm dự án lớn, kéo dài. 

Tuy nhiên, Bộ trưởng Dũng cho rằng "Hiện các dự án lớn thuộc nhóm C sẽ phải mất 3 năm, dự án nhóm B 4 năm và dự án nhóm A là 5-6 năm… song thời gian chuẩn bị mất ít nhất 1 năm. Chúng ta mới đi qua 2 năm thực hiện Nghị quyết nên nếu áp theo quy định các dự án lớn nhón A, B, C thì chắc chắn là chậm".

Ông Dũng đề xuất, nếu kéo dài thời gian chương trình phục hồi của Nghị quyết 43, bài học là không nên đưa dự án lớn vào. Còn nếu đưa dự án lớn nhóm A, B, C thì phải kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết.

Các nước hỗ trợ tiền mặt, đi ngay vào nền kinh tế. Ta thì, vướng đủ quy trình, thủ tục

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43/2022 của Quốc hội là nghiên cứu đánh giá phương thức hỗ trợ để đạt hiệu quả cao nhất.

"Các nước hỗ trợ ngay bằng tiền mặt, mỗi người dân được 1.000 đến 2.000 USD, cứ thế phát, đưa ngay vào nền kinh tế. Còn chúng ta lại tiếp cận qua các chính sách mà các chính sách thì phải có văn bản hướng dẫn, vướng mọi quy trình, thủ tục, lại hết giờ, không còn tính hiệu quả", ông Dũng nói "Với cách làm chính sách hỗ trợ như hiện nay, khi chúng ta làm chính sách xong, thì không còn tính thời sự nữa, như các đại biểu Quốc hội đã nêu".

Thứ hai là xây dựng và thực thi các chính sách cần đơn giản, dễ hiểu, dễ giám sát và dễ thực hiện giữa các bên. Đây là nguyên tắc rất quan trọng.

Bộ trưởng Dũng cho rằng: Hoàn thiện thể chế cần nhanh hơn, "không để một rừng vướng mắc như hiện nay". Nếu giải quyết một cơ quan, đơn vị thì khi thực hiện chính sách sẽ vướng chỗ này, vướng chỗ kia

"Đã là đặc biệt, thì phải có chính sách và quy trình đặc biệt chứ như quy trình cũ là hết giờ và luôn phải xin cho cơ chế", ông Dũng nêu.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, xây dựng chính sách pháp luật phải xây dựng dựa trên niềm tin. Có nghĩa là các cơ quan bộ ngành với địa phương, giữa cấp dưới với cấp trên; phứ ba là phân cấp, phân quyền triệt để, hiệu quả hơn và kể cả Quốc hội với Chính phủ.

Ông Dũng nêu ví dụ: "Tất cả danh mục dự án trong Chương trình phục hồi kinh tế của Nghị quyết 43, Chính phủ đề nghị Quốc hội thông qua, làm bao nhiêu vòng, rất kỹ, nhưng khi Quốc hội làm xong, giao Chính phủ làm, nhưng mỗi lần làm xong thủ tục một dự án, lại phải trình Quốc hội lại. Nếu Quốc hội không họp lại phải trình Uỷ ban Thường vụ".

Tin mới

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
11 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
11 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
2 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
3 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
4 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.

Tin cùng chuyên mục

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam - những mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam đang chịu mức thuế bao nhiêu?
4 giờ trước
Việt Nam nằm ở top những quốc gia bị áp thuế đối ứng cao nhất lên tới 46%.
BYD 'nhá hàng' SUV hybrid đầu tiên tại VN: 'ăn' xăng chỉ 1,1 lít/100 km ít hơn Wave Alpha, giá bán là tâm điểm tranh luận
7 giờ trước
Mẫu SUV hybrid của BYD được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan, cạnh tranh với Mazda CX-5, Haval H6 Hybrid hay Honda CR-V e:HEV.
Hai nhà sản xuất ô tô lớn bậc nhất Trung Quốc đang thảo luận sáp nhập
8 giờ trước
Kế hoạch sáp nhập cho thấy mong muốn hợp nhất đáng kể của thị trường ô tô Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới.
Ngành game Việt Nam và cột mốc doanh thu 1 tỷ USD, có khả thi?
10 giờ trước
AdTech được cho là yếu tố thúc đẩy ngành công nghiệp game Việt Nam cán mốc doanh thu 1 tỷ USD trong tương lai gần.