SARS, cúm gia cầm, Covid-19: Vì sao nhiều dịch cúm nguy hiểm đều bắt nguồn từ Trung Quốc?

24/02/2020 08:49
Các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng nguy hiểm lây nhiễm từ động vật sang con người thời gian gần đây bắt nguồn từ Trung Quốc khiến nhiều người hoài nghi và đặt câu hỏi về y tế dự phòng tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, Peter Navarro, giám đốc của Hội đồng Thương mại Quốc gia Mỹ của Tổng thống Trump, thậm chí từng mô tả Trung Quốc như một "lồng ủ bệnh". Tuy nhiên, quan điểm này chưa hẳn đã đúng đắn. Dù một số bệnh dịch nghiêm trọng như SARS, cúm gia cầm và mới nhất là Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc, nhiều dịch bệnh khác có nguồn gốc từ những nơi khác trên thế giới.

Các định kiến nặng nề trong hàng trăm năm qua đã khiến nhiều người ác cảm với Trung Quốc và coi đây là nơi bắt nguồn của các bệnh truyền nhiễm. Theo New York Times, trên thực tế, Trung Quốc đạt được nhiều bước tiến trong việc phòng chống dịch bệnh so với một số quốc gia khác.

Dù chính phủ Trung Quốc đã tăng cường khả năng phát hiện và giám sát dịch bệnh, việc đánh giá nhẹ tình hình vào thời điểm dịch khởi phát có thể đã khiến dịch bùng phát mạnh mẽ và quy mô nghiêm trọng hơn.

Tiến sĩ Jennifer Huang Bouey, nhà dịch tễ học và chuyên gia nghiên cứu chính sách cao cấp của RAND Corporation, nói rằng Trung Quốc đã trở thành đối tượng nghiên cứu hàng đầu trong các nghiên cứu bệnh truyền nhiễm. Ví dụ, các loại vắcxin cúm mà Mỹ sử dụng đều bắt nguồn từ các nghiên cứu từ Trung Quốc.

Tiến sĩ Bouey nói thêm rằng xét trên một mức độ nào đó, Trung Quốc giống như một phòng thí nghiệm thực tế.

"Một lượng lớn bệnh truyền nhiễm bắt nguồn từ Trung Quốc hoặc từng quét qua Trung Quốc", bà nói. Dưới đây là 4 câu hỏi về các đợt dịch bệnh truyền nhiễm và sự liên quan của Trung Quốc.

Những bệnh truyền nhiễm nào bắt nguồn từ Trung Quốc?

Hai đại dịch cúm tàn khốc nhất của thế kỷ 20 - dịch cúm châu Á năm 1957 và cúm Hong Kong năm 1968 đều bắt nguồn từ Trung Quốc. Hai đại dịch này làm tổng cộng hơn 3 triệu người thiệt mạng trên phạm vi toàn thế giới.

Dịch SARS năm 2003 làm 774 người, chủ yếu ở Trung Quốc, tử vong cũng bắt nguồn từ loài cầy hương được bán tại khu tiêu thụ động vật hoang dã ở chợ thực phẩm tại miền Nam Trung Quốc.

SARS, cúm gia cầm, Covid-19: Vì sao nhiều dịch cúm nguy hiểm đều bắt nguồn từ Trung Quốc? - Ảnh 1.

Phòng cách ly đặc biệt trong đợt dịch SARS tại Bắc Kinh năm 2003. Ảnh: AFP

Năm 1997, dịch cúm gia cầm bùng phát ở Hong Kong làm ít nhất 18 người thiệt mạng. Virus cúm gia cầm này cũng xuất phát từ gia cầm được nuôi ở miền Nam Trung Quốc.

Năm ngoái, virus tả lợn châu Phi làm chết một nửa số lợn được nuôi ở các trang trại Trung Quốc. Hiện tại, chưa có cách phòng chống loại virus này. Tuy virus không lây sang người và cũng không xuất phát từ Trung Quốc, nhưng những người chỉ trích cho rằng biện pháp quản lý dịch bệnh của Trung Quốc, quốc gia có đàn lợn lớn nhất thế giới, là không đủ mạnh và làm lây lan ra các nước khác ở châu Á.

Cho đến tháng 2 năm nay, chủng mới của virus corona làm hơn 70.000 người nhiễm bệnh, hơn 2.000 người chết. Virus xuất phát từ Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, và nhiều khả năng xuất phát từ động vật hoang dã.

Vì sao Trung Quốc đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm từ động vật hoang dã?

Các nhà dịch tễ học chỉ ra các đặc điểm cơ bản về Trung Quốc khiến nước này đối mặt với nguy cơ lớn hơn: Trung Quốc có 1,4 tỷ dân, người dân đi lại thường xuyên giữa nông thôn và thành phố và thực trạng các khu chợ và trại gia súc giết mổ động vật hoang dã lẫn gia súc nằm giữa thành phố. Ngoài ra, trong số 50 thành phố có dân số đông nhất thế giới, Trung Quốc có 14 thành phố.

"Nền kinh tế và dân số Trung Quốc tăng trưởng rất nhanh, mật độ dân cư đông đúc trong một không gian chật hẹp và con người có tiếp xúc gần với động vật như chúng ta đã thấy", Sean Beckmann, giáo sư sinh vật học tại Đại học Stanson ở Floria, nói.

Beckmann mô tả Trung Quốc như một "môi trường hoàn hảo" để sinh ra các căn bệnh lây từ động vật sang người. "Sự tiếp xúc gần gũi này tạo cơ hội cho virus lây lan vượt qua chủng loại, từ gia súc, gia cầm sang con người", Beckmann nói.

Trung Quốc có phải là nguồn gốc duy nhất của các dịch bệnh lây từ động vật sang người?

Câu trả lời là Không.

Ví dụ, virus Ebola hoành hành ở khu vực Trung và Tây Phi, được đặt tên theo dòng sông Ebola của Cộng hòa Dân chủ Congo. Virus Ebola có thể đã lây từ loài dơi sang người.

Virus Marburg tương tự như virus Ebola gây sốt xuất huyết cũng được tìm thấy trên loài dơi ở châu Phi. Virus Marburg được đặt tên theo tên một thị trấn ở Đức, nơi đặt phòng thí nghiệm đầu tiên phát hiện ra virus này vào năm 1967.

Virus cúm gia cầm làm 17.000 người thiệt mạng năm 2009 bắt nguồn từ một trang trại nuôi lợn ở miền Trung Mexico.

Hội chứng hô hấp Trung Đông MERS bắt nguồn từ lạc đà và dơi ở Ả Rập Saudi. Tương tự như SARS, virus này lần đầu tiên được biết đến vào năm 2002, làm 858 người của 27 quốc gia thiệt mạng và 25.000 người nhiễm bệnh.

Trung Quốc có được đối xử công bằng?

Các quan chức Trung Quốc đặt ra câu hỏi Trung Quốc có được đối xử công bằng và chỉ trích các nước phản ứng thái quá với nước này trong hoàn cảnh dịch Covid-19 khi sơ tán công dân và lệnh cấm du lịch với Trung Quốc. Đồng thời, họ cũng phản đối những thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với người Hoa, người gốc Á.

"Chúng tôi không muốn chứng kiến cảnh này. Kẻ thù chung của chúng ta là virus chứ không phải người Trung Quốc", Tổng lãnh sự Trung Quốc tại New York phát biểu tại cuộc họp báo hồi giữa tháng 2.

SARS, cúm gia cầm, Covid-19: Vì sao nhiều dịch cúm nguy hiểm đều bắt nguồn từ Trung Quốc? - Ảnh 3.

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Vũ Hán chuẩn bị giường bệnh cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: AP

Trên thực tế, từ lâu, Trung Quốc đã bị gán tiếng xấu về dịch bệnh. Thế kỷ 19, một làn sóng di cư từ châu Á làm dấy lên cảnh báo về "tai họa từ người da vàng" và lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe của người bản xứ.

Nỗi lo này vẫn còn ảnh hưởng đến tận ngày nay. Hồi cuối tháng 1, một tờ báo của Pháp khi đưa tin về chủng mới của virus corona tại Vũ Hán đã đặt tiêu đề "Cảnh báo màu vàng". Tờ báo này sau đó phải xin lỗi.

Một số người cố gắng đổ lỗi cho Trung Quốc là nơi xuất phát của các bệnh dịch công cộng lớn nhất toàn cầu. Một số nhà sử học cho rằng Trung Quốc có thể là khởi nguồn của bệnh cúm nguy hiểm nhất trong lịch sử - cúm Tây Ban Nha năm 1918.

Dịch cúm năm đó ảnh hưởng đến toàn cầu và đến nay, nguồn gốc của căn bệnh lần đó xuất phát từ đâu vẫn là một điều bí ẩn. Một số giả thuyết cho rằng nó có thể bắt nguồn từ một cơ sở huấn luyện quân sự ở bang Kansas, Mỹ, tuy nhiên Trung Quốc vẫn bị nghi ngờ và kỳ thị từ đó đến nay.

Tham khảo New York Times

SARS, cúm gia cầm, Covid-19: Vì sao nhiều dịch cúm nguy hiểm đều bắt nguồn từ Trung Quốc? - Ảnh 4.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
6 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
5 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
5 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
4 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
3 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
13 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
14 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
17 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
20 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.