Sát lệnh cấm vận, châu Âu bất ngờ nhận tin buồn từ các nhà cung cấp đã từng hứa hẹn trở thành “cứu tinh nguồn cung thay Nga”

04/02/2023 07:40
EU được cho đã tìm thấy các lựa chọn thay thế cho nguồn cung của Nga trước khi lệnh cấm vận vào ngày 5/2 tới đây, tuy nhiên câu chuyện nguồn cung lại bất ngờ trở nên phức tạp trở lại.
Sát lệnh cấm vận, châu Âu bất ngờ nhận tin buồn từ các nhà cung cấp đã từng hứa hẹn trở thành “cứu tinh nguồn cung thay Nga” - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Lệnh cấm vận các sản phẩm dầu mỏ đến từ Nga của châu Âu đã làm dấy lên cuộc tranh giành từ các nhà cung cấp, đặc biệt là các nhà cung cấp đến từ Trung Đông khiến EU có thể yên tâm phần nào. Tuy nhiên mọi chuyện dường như đang đi ngược lại với dự tính của châu Âu.

Ba nhà máy lọc dầu mới ở Saudi Arabia, Kuwait và Oman được kỳ vọng có thể giúp châu Âu thay thế được khối lượng 600.000 thùng dầu diesel mỗi ngày từ Nga. Tuy nhiên các nhà máy này đang phải đối mặt với nhiều sự chậm trễ. Không có nhà máy nào trong số 3 nhà máy này hoạt động hết công suất, thậm chí đối mặt với nhiều sự cố.

Ông Ahmed Mehdi, một nhà phân tích hàng hóa tại London của Renaissance Energy Advisors, cho biết: “Các dự án lọc dầu ở Trung Đông có thể bị trì hoãn vận hành bởi nhiều lý do. Châu Âu có thể sẽ không nhận được các thùng dầu bổ sung cho đến cuối năm 2023.”

Liên minh châu Âu đang chuẩn bị cấm tất cả hoạt động nhập khẩu nhiên liệu tinh chế bằng đường biển từ Nga - vốn là nhà cung cấp lớn nhất của họ từ trước tới nay vào ngày 5/2 tới đây. Lệnh cấm bao gồm các sản phẩm từ nhiên liệu máy bay đến xăng và dầu diesel. Thông tin này khiến châu Âu “ăn không ngon – ngủ không yên” khi lệnh cấm vận chỉ còn tính bằng ngày.

Sát lệnh cấm vận, châu Âu bất ngờ nhận tin buồn từ các nhà cung cấp đã từng hứa hẹn trở thành “cứu tinh nguồn cung thay Nga” - Ảnh 2.

Ảnh: FT

Các nhà máy đang hoạt động ra sao?

Kuwait — Al Zour

Kuwait có kế hoạch tăng lượng dầu diesel đến châu Âu gấp 5 lần trong năm nay lên 50.000 thùng/ngày và tăng gấp đôi lượng nhiên liệu máy bay. Điều này được thực hiện bằng cách tăng sản lượng tại nhà máy lọc dầu Al Zour khổng lồ của họ với công suất 615.000 thùng/ngày.

Theo công ty tư vấn FGE, một khi nhà máy hoạt động hết công suất sẽ có thể sản xuất khoảng 145.000 thùng dầu diesel/ngày.

Nhà máy có chi phí đầu tư hơn 15 tỷ USD và có một lịch sử hoạt động đầy khó khăn. Các kế hoạch hoạt động ban đầu đã bị loại bỏ hơn một thập kỷ trước và chỉ bắt đầu vào năm ngoái, muộn khoảng hai năm so với dự tính. Công ty năng lượng thuộc nhà nước này dự kiến ​​sẽ bắt đầu dây chuyền thứ hai trong số ba dây chuyền vào tháng này và dây chuyền cuối cùng vào tháng Tư tới đây.

Saudi Arabia — Jazan

Nhà máy lọc dầu Jazan của Saudi Aramco ở phía tây nam của vương quốc này được thiết kế để xử lý 400.000 thùng dầu thô mỗi ngày và sản xuất nhiên liệu đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt của châu Âu. Theo Vortexa - một công ty tư vấn năng lượng, cơ sở này vẫn đang được tăng cường và mặc dù đã xuất khẩu một số sản phẩm, nhưng nó vẫn chưa gửi bất kỳ loại dầu diesel nào đáp ứng các tiêu chuẩn tới châu Âu.

Aramco ban đầu dự định bắt đầu hoạt động vào năm 2017 và cho biết sẽ hoạt động hết công suất vào nửa cuối năm 2020. Jazan nằm cách xa các mỏ dầu rộng lớn của Saudi Arabia ở phía đông và phải được cung cấp dầu thô thông qua tàu chở dầu thay vì đường ống. Nhà máy cũng gần biên giới của Yemen, khiến nó “đặc biệt dễ bị tổn thương” trước các rủi ro các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.

Oman — Duqm

Oman và Kuwait đang xây dựng một nhà máy lọc dầu công suất 230.000 thùng/ngày tại Duqm trên bờ biển thuộc Ấn Độ Dương trước đây. Ban đầu, họ nhắm mục tiêu bắt đầu vào năm 2020, nhưng đã bị trì hoãn cho đến cuối năm nay. Hầu hết các nhà kinh doanh dầu mỏ ở Trung Đông không mong đợi những chuyến hàng đầu tiên cho đến ít nhất là cuối năm 2023.

UAE — Ruwais

UAE, nhà sản xuất dầu lớn nhất của OPEC chỉ sau Saudi Arabia và Iraq, đang cố gắng tăng sản lượng dầu diesel cho Pháp và Đức thêm khoảng 100.000 thùng/ngày vào năm 2023. Họ sẽ sử dụng nhà máy lọc dầu hiện tại của mình tại Ruwais cho mục đích đó.

Công ty Dầu mỏ Quốc gia Abu Dhabi đã tăng công suất tại cơ sở trên bờ biển Vịnh Ba Tư lên hơn 900.000 thùng/ngày vào năm ngoái.

Theo Bloomberg, FT

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
2 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
2 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
2 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
51 phút trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Đại lý xả kho Wuling Mini EV 2023 còn 185 triệu đồng, chỉ nhỉnh một chút so với xe máy tay ga cao cấp
2 phút trước
Mức giảm của Wuling Mini EV LV2 120 km sản xuất 2023 giống với giá ưu của những chiếc  Wuling Mini EV LV1 bản 120 km cuối cùng được bán tại các đại lý.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

41.557.716 VNĐ / tấn

189.90 JPY / kg

1.71 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

11.972.395 VNĐ / tấn

21.37 UScents / lb

1.29 %

- 0.28

Cacao

COCOA

220.781.194 VNĐ / tấn

8,688.00 USD / mt

2.31 %

+ 196.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

165.254.910 VNĐ / tấn

294.97 UScents / lb

0.58 %

- 1.72

Gạo

RICE

17.477 VNĐ / tấn

15.12 USD / CWT

0.03 %

- 0.01

Đậu nành

SOYBEANS

9.157.638 VNĐ / tấn

980.75 UScents / bu

0.98 %

- 9.75

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.115.122 VNĐ / tấn

289.70 USD / ust

0.55 %

- 1.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê tăng vọt
45 phút trước
Trong phiên giao dịch hôm 20/11, giá hai mặt hàng cà phê Arabica leo đỉnh cao nhất kể từ năm 2011 và Robusta trở lại mức cao nhất trong hơn một tháng.
Rau quả Việt lên sàn thương mại điện tử Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD không còn xa
4 giờ trước
Việc đưa được các mặt hàng trái cây Việt Nam lên các sàn thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ đẩy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng mạnh hơn.
Chuyện lạ giữa mùa cao điểm thu hoạch cà phê
19 giờ trước
Việt Nam đang thu hoạch rộ cà phê nhưng sản lượng cung ứng ra thị trường quốc tế lại giảm mạnh kéo theo giá cà phê tăng cao.
Giống chuối "khổng lồ" cao gần bằng tòa nhà 6 tầng, ăn một quả no cả ngày
20 giờ trước
Chắc hẳn hiếm ai biết rằng trên thế giới tồn tại một giống chuối khổng lồ cao từ 18-25 m. Đặc biệt, khi chuối khổng lồ chín, mỗi buồng của chúng không chỉ to, nhiều trái mà còn rất nặng.