Sau 1 năm biến động mạnh, TTCK Việt Nam vẫn còn 43 doanh nghiệp "tỷ đô" vốn hóa

01/01/2023 10:00
Tổng vốn hóa của 43 doanh nghiệp "tỷ đô" đạt 3,6 triệu tỷ đồng, tương ứng 152 tỷ USD và chiếm 68% so với tổng vốn hóa TTCK Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua năm 2022 với nhiều cung bậc cảm xúc của nhà đầu tư khi không còn "đánh đâu thắng đó". Chỉ số chính của thị trường từ mức đỉnh trên 1.500 điểm vào tháng 4 đã nhanh chóng "lao dốc" xuống vùng 873 điểm chỉ hơn nửa năm sau đó. Sự trồi sụt của thị trường đã kéo hàng loạt cổ phiếu chao đảo và theo đó, từ đỉnh điểm có gần 70 doanh nghiệp vốn hoá tỷ USD, số lượng doanh nghiệp vốn hoá tỷ USD bị sụt giảm mạnh mẽ.

Tính theo số liệu chốt ngày 30/12/2022, trên cả 3 sàn HoSE, HNX, UpCOM có tổng cộng 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD (trên 23.500 tỷ đồng), giảm 16 doanh nghiệp so với thời điểm đầu năm.

Tổng vốn hóa của 43 doanh nghiệp "tỷ đô" đạt 3,6 triệu tỷ đồng, tương ứng 152 tỷ USD, giảm so với thời điểm đầu năm là hơn 92 tỷ USD. So với tổng vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam là xấp xỉ 5,3 triệu tỷ đồng (223,7 tỷ USD) thì quy mô vốn hóa 43 doanh nghiệp tỷ đô này chiếm 68%.

Xét về sự phân bổ của các sàn, HoSE có tới 37 doanh nghiệp vốn hóa từ 1 tỷ USD trở lên; sàn UPCom có 6 doanh nghiệp, giảm 7 doanh nghiệp so với đầu năm. Trong khi HNX đã không còn đại diện nào ở lại trong nhóm này. Thời điểm đầu năm 2 cái tên sàn HNX góp mặt là Thai Holdings (THD) và KS Finance (KSF) đã rời danh sách.

Sau 1 năm biến động mạnh, TTCK Việt Nam vẫn còn 43 doanh nghiệp tỷ đô vốn hóa - Ảnh 1.

Màu Cam: sàn UpCOM; Còn lại: sàn HoSE

Nhìn vào từng doanh nghiệp cụ thể, Vietcombank hiện là doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam với gần 380.000 tỷ đồng, tương ứng 16,11 tỷ USD, thậm chí vượt xa mức vốn hóa 2 ngân hàng BIDV (195.000 tỷ đồng ~ 8,31 tỷ USD), Vietinbank (131. tỷ đồng ~ 5,57 tỷ USD) cộng lại.

Trong khi đó, "bộ đôi" VinGroup xếp ngay sau với vốn hóa Vinhomes đạt 209.000 tỷ đồng (8,89 tỷ USD) và Vingroup với 205.000 tỷ đồng (8,73 tỷ USD), chỉ nhỉnh hơn chút so với cái tên lớn thứ 4 về vốn hóa là BID (8,3 tỷ USD).

Trong danh sách tỷ đô vốn hóa, OCB của Ngân hàng Phương Đông là cái tên có vốn hóa nhỏ nhất với 24.650 tỷ đồng, tương ứng 1,05 tỷ USD. OCB đã bứt phá mạnh hơn 46% so với đáy hồi đầu tháng 10 để trở lại cột mốc tỷ đô vốn hoá này.

Xét về sự phân bổ nhóm ngành, các cổ phiếu ngân hàng vẫn chiếm ưu thế trong danh sách tỷ đô vốn hóa khi có tới 16 ngân hàng góp mặt với tổng vốn hóa lên tới 1,4 triệu tỷ đồng, tương ứng 59 tỷ USD, chiếm gần 27% vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây cũng là nhóm ngành "đầu tàu", dẫn dắt thị trường chứng khoán Việt Nam và là một trong những nhóm có sự hồi phục khá đáng kể những tuần cuối năm.

Trong khi đó, "nhóm VinGroup" có 3 đại diện góp mặt, bao gồm Vingroup (VIC), VinHomes (VHM), Vincom Retail (VRE) chiếm tổng 20,17 tỷ USD vốn hóa, chiếm gần 9% vốn hóa thị trường và là nhóm lớn thứ 2. Trong khi đó, một thành viên khác trong "nhóm VinGroup" là VEF của Vefac “lao dốc” nhanh chóng kể từ đỉnh 275.000 đồng/cp hồi tháng 3 năm 2022, hiện thị giá chỉ còn 1/4 và không còn trong nhóm vốn hoá tỷ đô.

Ngành chứng khoán đầu năm nay còn hai gương mặt lọt vào danh sách tỷ đô, bao gồm SSI và VNDirect, đến tháng 6/2022 đã không còn công ty chứng khoán nào có mức hoá tỷ đô trên sàn. Đến cuối năm, SSI là cái tên duy nhất góp mặt trong danh sách. Đây được xem là một tín hiệu khá tích cực, đánh dấu sự trở lại của nhóm ngành có độ nhạy cao với thị trường. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng những khó khăn vẫn còn ở phía trước với nhóm chứng khoán khi tiền vào thị trường nói chung và nhóm chứng khoán nói riêng không đủ dồi dào. Đồng thời tác động từ biến cố trên thị trường trái phiếu, lãi suất tăng cũng là một trong những nguyên nhân trọng yếu ảnh hưởng đến dòng tiền vào chứng khoán.

Ngành Bất động sản - BĐS KCN sau một năm 2022 đầy biến động, những gương mặt "tỷ đô" quen thuộc như VinHomes (8,9 tỷ USD), Vingroup (8,7 tỷ USD), Becamex (3,6 tỷ USD), SunShine Homes (1,3 tỷ USD), Novaland (1,16 tỷ USD),… vẫn hiện diện, trong khi đó nhiều cái tên đã phải rời danh sách như Phát Đạt (PDR), DIC Corp (DIG), Kinh Bắc (KBC), Sonadezi (SZC)...

Nhóm ngành viễn thông – công nghệ cũng ghi nhận có sự thay đổi khi hai doanh nghiệp Viettel Global (2,6 tỷ USD vốn hóa) và FPT (3,6 tỷ USD) vẫn thuộc danh sách. Trong khi đó, FPT Telecom không còn duy trì vốn hóa "tỷ đô" từ giữa năm 2022, mức vốn hoá hiện chỉ còn khoảng 16.700 tỷ đồng ~ 0,71 tỷ USD.

Tin mới

"Thần dược" trồng ở vùng đất lửa của Trung Quốc tràn sang Việt Nam, có loại giá chỉ 50.000 đồng/kg
2 giờ trước
Loại quả này có quả nhỏ nhưng cực dày thịt, chín tự nhiên trên cây không qua máy sấy, có độ ngọt vừa phải, dẻo, hạt lép, thơm ngon hiếm có.
Mẫu iPhone như "anh em song sinh" với iPhone 16 Plus: Rẻ hơn đến 3 triệu, tính năng gần như ngang ngửa
3 giờ trước
Cầm trên tay, khó ai phân biệt được hai mẫu iPhone này nếu không quay lại mặt lưng đằng sau.
VinFast VF 3 - 'ông vua mới trong làng biển đẹp': Vừa đấu giá 3,9 tỷ liền rao bán chênh tới gần 1 tỷ đồng
4 giờ trước
Nhiều cư dân mạng tỏ ra ngạc nhiên trước độ chịu chơi của các chủ xe VinFast VF 3 này.
2 mẫu iPhone cũ giảm giá “chạm đáy” chỉ còn hơn 11 triệu, xịn chẳng kém iPhone 16
5 giờ trước
Sau 3,4 năm lên kệ, giá iPhone 12 và 13 hiện tại đang có giá khá tốt. Hai dòng máy này vẫn còn hàng VN/A mới 100% với phiên bản thường 64GB và 128GB.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
5 giờ trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.