Sau 3 năm đổi chủ, lột xác và tăng 6 lần thị giá cổ phiếu, Thiết bị Y tế Việt Mỹ (AMV) muốn gia nhập sân chơi HoSE

13/05/2019 17:40
Cũng tại Đại hội lần này, AMV sẽ trình phương án phát hành tối đa 280.000 trái phiếu chuyển đổi với mệnh giá 1 triệu đồng, thông qua hình thức ghi sổ. Số trái phiếu này sẽ được phát hành cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước (có năng lực về tài chính, có tỷ lệ sở hữu sau khi mua và thực hiện chuyển đổi trái phiếu phù hợp với quy định của pháp luật).

CTCP Sản xuất Kinh doanh Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (AMV) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2019. Được biết, AMV đặt kế hoạch doanh thu 850 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 230 tỷ đồng, tăng lần lượt 89% và 5% so với thực hiện năm 2018. Để thực hiện mục tiêu này, AMV sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác bán hàng, đảm bảo duy trì các hoạt động kinh doanh chính ổn định…

Chuyển sàn sang HoSE

Cũng tại Đại hội lần này, AMV sẽ trình phương án phát hành tối đa 280.000 trái phiếu chuyển đổi với mệnh giá 1 triệu đồng, thông qua hình thức ghi sổ. Số trái phiếu này sẽ được phát hành cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước (có năng lực về tài chính, có tỷ lệ sở hữu sau khi mua và thực hiện chuyển đổi trái phiếu phù hợp với quy định của pháp luật). Trái phiếu có kỳ hạn từ 1 đến 3 năm kể từ đợt phát hành và bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm. Nguồn trả gốc và lãi trái phiếu sẽ có thể được lấy từ tiền mặt và các nguồn vốn hợp pháp khác từ hoạt động kinh doanh của Công ty.

Tổng giá trị huy động tối đa tương ứng 280 tỷ đồng, Công ty dự chi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư và bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh.

Một thông tin đáng quan tâm khác, AMV cũng sẽ lấy ý kiến cổ đông về việc chuyển sàn giao dịch cổ phiếu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sang niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE).

Về AMV, kể từ năm 2017 với doanh thu lợi nhuận tăng mạnh, đi cùng đợt phát hành tăng vốn khủng, thị giá cổ phiếu liên tục leo dốc đã gây chú ý thị trường. Được biết, AMV vốn là một doanh nghiệp niêm yết đã lâu trên HNX nhưng có tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Kể từ khi nhóm cổ đông mới liên quan đến "cha đẻ" JVC mua lại, AMV chuyển sang tập trung phân phối (theo kênh truyền thống) máy móc thiết bị y tế, ngoài ra AMV cũng cho thuê vào các bệnh viện/cơ sở y tế, thông qua hình thức PPP.

Doanh thu và đặc biệt lợi nhuận hàng quý theo đó tăng trưởng mạnh mẽ, thậm chí liên tục bứt phá gây nhiều chú ý.

Sau 3 năm đổi chủ, lột xác và tăng 6 lần thị giá cổ phiếu, Thiết bị Y tế Việt Mỹ (AMV) muốn gia nhập sân chơi HoSE - Ảnh 1.

Hưởng lợi từ dư địa thị trường, năm 2018 chia cổ tức 60%

Trong lần chia sẻ mới đây về con số kinh doanh trên, lãnh đạo AMV cho biết xuất phát từ nhu cầu khám chữa bệnh tại Việt Nam ngày càng cao đi cùng nhu cầu hợp tác đầu tư máy móc thiết bị y tế cao là hai dư địa tăng trưởng của thị trường y tế hiện nay. Thống kê cho thấy tổng chi y tế bình quân đầu người của Việt Nam còn khá thấp so với các nước phát triển, thậm chí thấp hơn 1 số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Trong số đó, AMV là một trong những đơn vị tiên phong trong mảng trung tâm xét nghiệm tập trung với những máy móc hiện đại(theo hình thức PPP), thực tế cho thấy công tác xét nghiệm mang về tỷ trọng doanh thu 30-40% cho bệnh viện.

Theo AMV, nhu cầu hợp tác PPP trong đầu tư trang thiết bị y tế rất lớn, phù hợp với Đề án xã hội hóa y tế của Bộ Y Tế, đặc biệt ở tuyến cơ sở. Đồng thời, hình thức PPP còn giúp Công ty tận dụng được khách hàng (bệnh nhân sẵn có của bệnh viện), dẫn đến margin cải thiện đáng kể.

Sau 3 năm đổi chủ, lột xác và tăng 6 lần thị giá cổ phiếu, Thiết bị Y tế Việt Mỹ (AMV) muốn gia nhập sân chơi HoSE - Ảnh 2.

Kể từ khi nhóm cổ đông mới mua lại, AMV chuyển sang tập trung phân phối (theo kênh truyền thống) máy móc thiết bị y tế, ngoài ra AMV cũng cho thuê vào các bệnh viện/cơ sở y tế, thông qua hình thức PPP.

Ngoài ra, Công ty đang trong quá trình xây dựng trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF với phương pháp Kato của Nhật Bản - mục đích chữa trị bệnh hiếm muộn của các cặp vợ chồng. Ghi nhận tại Nghị quyết ĐHĐCĐ AMV được thông qua năm nay, do 2 dự án Xây dựng nhà nội trú trên bị chậm tiến độ, Công ty đã chuyển mục đích sử dụng vốn tại Đầu tư Bệnh viện Việt Mỹ sang làm 3 dự án xét nghiệm (lợi thế hiện nay của AMV) và 50 tỷ cho trung tâm hỗ trợ sinh sản IVF.

Thống kê cho thấy, việc điều trị bệnh hiếm muộn ở Việt Nam ngày càng tăng mạnh, chi phí chữa trị thì vô cùng đắt đỏ song tỷ lệ thành công chỉ dừng lại ở mức 50-60%. Như vậy, với việc áp dụng công nghệ Kato cho trung tâm IVF, ông Hướng kỳ vọng sẽ làm tăng tỷ lệ thành công lên 80-90%, và nếu làm được thì nguồn doanh thu từ mảng này là vô cùng tiềm năng.

Mới đây AMV còn được chấp thuận triển khai dự án chụp X-quang từ phim khô sang phần mềm (PACS) –điều này theo ông Hướng là bước tiên phong tương tự JVC thời cải cách phim X-quang ướt sang phim X-quang khô tại Việt Nam.

Kết thúc năm 2018, doanh thu AMV đạt 541 tỷ đồng, vượt 9% so kế hoạch và gấp đến 6 lần so năm trước. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2018 đạt hơn 219 tỷ đồng, gấp 5 lần so với năm trước, thực hiện gấp đôi so với kế hoạch. Dự kiến, AMV sẽ trả cổ tức bằng với tỷ lệ 60%, trong đó 40% cổ phiếu và 20% tiền mặt.

Trên thị trường, sau những đợt tăng khủng, hiện cổ phiếu AMV đã đi vào những nhịp hồi. Tuy nhiên, so với vùng giá trước đó, sau khi đổi chủ thay máu, AMV đã tăng lên một mặt bằng giá mới gấp 6 lần những năm 2016 về trước, hiện giao dịch tại mức 30.000 đồng/cp.

Sau 3 năm đổi chủ, lột xác và tăng 6 lần thị giá cổ phiếu, Thiết bị Y tế Việt Mỹ (AMV) muốn gia nhập sân chơi HoSE - Ảnh 3.

Tin mới

Xe Trung Quốc lại "đổ bộ", giá không rẻ
4 giờ trước
Tuần qua, hãng xe MG (Trung Quốc) mở bán mẫu xe đa dụng G50. Giới chạy xe dịch vụ khá quan tâm mẫu xe này vì hy vọng có mức giá phù hợp nhưng thực tế ngược lại.
Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
5 giờ trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
5 giờ trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá vàng quay đầu lao dốc, nhà đầu tư nên mua hay bán?
5 giờ trước
Đang từ đỉnh cao lịch sử, giá vàng quay đầu giảm sâu, chuyên gia đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư đang băn khoăn nên mua hay bán?
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
5 giờ trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.