Cụ thể, từ 7 giờ 30 phút ngày mai (1/5), các nhãn hàng gas City Petro, Vimexco Gas, Pacific và Esgas giảm 2.583 đồng/lít (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Theo đó, bình gas 6kg giảm được 15.000 đồng, bình 12kg giảm 31.000 đồng, bình 12,5kg giảm 32.000 đồng, bình 45kg giảm 116.000 đồng, bình 5kg giảm 129.000 đồng.
Sau khi giảm, giá bán lẻ gas đến tay người tiêu dùng không vượt quá mức 282.000 đồng/bình 6kg; 507.500 đồng/bình 12kg, 542.500 đồng/bình 12kg nhựa VIP; 1,902 triệu đồng/bình 45kg; 2,114 triệu đồng/bình 50kg.
Tương tự, giá gas bán lẻ của Công ty Gas Petrolimex Sài Gòn, Total Gas cũng giảm 31.000 đồng/bình 12kg.
Các công ty kinh doanh gas giải thích, do giá gas thế giới bình quân tháng 5 chốt hợp đồng ở mức 855 USD/tấn, giảm đến 95 USD/tấn, so với tháng 3. Vì vậy, các công ty điều chỉnh giảm mức tương ứng.
Hiện nay, giá gas tháng 4 đang được giao dịch ở mức tăng thêm 14.000 đồng đối với bình 12 kg, tương đương với mức tăng 1.167 đồng mỗi ký, kéo theo giá bán lẻ gas trong nước khoảng 517.900 - 538.500 đồng mỗi bình 12 kg.
Thời gian qua, giá xăng, dầu, gas tăng lên mức cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng của người dân, các ngành vận tải, sản xuất. Việc giá gas giảm mạnh góp phần làm giảm áp lực cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Trên thế giới, giá gas hôm nay (30/4) tăng 5,17% lên 7,244 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 6/2022 vào lúc 6h30 (giờ Việt Nam).
Sản lượng cho thấy một số dấu hiệu phục hồi, nhưng trong mùa bảo trì đang diễn ra, sản lượng có thể dao động trong vài tháng tới. Sản lượng nhập khẩu của Canada thấp hơn, trong khi xuất khẩu của Mexico tăng một chút.
Hy Lạp có kế hoạch thanh toán cho nhà cung cấp khí đốt Gazprom của Nga vào tháng sau theo cách sẽ không vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga.
Tập đoàn khí đốt Gazprom ngày 27/4 cho biết họ đã ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan sau khi hai nước này từ chối thanh toán bằng đồng ruble cho thấy sự đáp trả mạnh mẽ nhất của Điện Kremlin đối với các lệnh trừng phạt quốc tế về cuộc khủng hoảng Ukraine.
Hy Lạp phụ thuộc vào khí đốt của Nga với hơn 30% nhu cầu hàng năm và có hợp đồng cung cấp với Gazprom kết thúc vào năm 2026.
Với nhu cầu khí cấp LNG dự kiến sẽ còn tăng cao hơn nữa vào mùa hè này, thị trường đang có xu hướng cạnh tranh khi hàng tồn kho trong nước đang trên đà giảm xuống mức thích hợp vào mùa đông.
Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) hôm thứ Năm báo cáo lượng hàng tồn kho đã bơm thêm 40 Bcf trong tuần kết thúc vào ngày 22/4. Mức tăng hai con số là phù hợp với kỳ vọng, nhưng đã mở rộng mức thâm hụt lên mức trung bình 5 năm lên 305 Bcf.