Sau đà tăng gấp 6 của cổ phiếu, PTC đổi chủ, đổi tên, đổi ngành nghề kinh doanh, tăng vốn lên 500 tỷ đồng

17/02/2022 13:22
Xóa bỏ một số ngành nghề kinh doanh, đổi tên công ty và thay máu cổ đông, tăng vốn mạnh mẽ cùng kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng của ban lãnh đạo PTIC đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư.

Sáng 17/2 tại Hà Nội, CTCP Đầu tư Xây dựng Bưu điện (HoSE: PTC) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. 

Kỳ đại hội cổ đông được tổ chức trong bối cảnh cơ cấu thượng tầng ở PTIC có sự thay đổi căn bản, khi vợ chồng Chủ tịch HĐQT Phạm Thị Thu Hà vừa qua đã thoái hơn 13 triệu cổ phần, tương đương 70% vốn và cũng gần như toàn bộ cổ phần tại PTC, với lý do tài chính cá nhân. Doanh nghiệp này cũng đã hoàn tất bán 1,7 triệu cổ phiếu quỹ vào nửa đầu tháng 1/2022.

Trong nhiệm kỳ mới, thành viên HĐQT được nâng từ 3 lên 5 người, miễn nhiệm ông Nguyễn Công Khởi theo đơn từ nhiệm, bầu 3 thành viên HĐQT mới là ông Nguyễn Thành Công, ông Nguyễn Tuấn Anh và ông Phạm Vĩnh Phú.  

Kế hoạch kinh doanh trong năm 2022 cho thấy PTIC vẫn phát triển theo hướng một công ty đầu tư.

Theo lời bà Phạm Thị Thu Hà, do hoạt động xây lắp trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn với rủi ro cao, HĐQT đã định hướng chuyển dần trọng tâm hoạt động của doanh nghiệp sang đầu tư tài chính ngắn hạn trong quá trình tìm kiếm các cơ hội đầu tư dài hạn. Thực tế, trong 3 năm qua, PTIC đã dừng hoàn toàn hoạt động xây lắp, chuyển hẳn sang mô hình công ty đầu tư, đến nay đã thu hồi hết công nợ trong quá khứ; tạm ứng công trình, công nợ khó đòi đã trích lập dự phòng 100%. Trong năm 2021, PTC đã không thực hiện các hợp đồng xây lắp mới mà chỉ tập trung cho công tác quyết toán và thu hồi công nợ cũ. Do đó trong năm qua, công ty đã xử lý toàn bộ các tài sản xấu tồn đọng lâu năm trong quá khứ. 

Ngoài ra, trong năm 2021, công ty đầu tư vào cổ phiếu TCB, HPG và 1 số chứng khoán khác, doanh thu tài chính thu về là 86,3 tỷ đồng. 

Quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ đã mang tới nhiều kết quả tích cực cho PTIC. Năm 2021, PTIC đạt tổng doanh thu là 86 tỷ đồng, vượt 172% kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 57 tỷ đồng, vượt 177% kế hoạch. Giai đoạn 2019-2021, EPS của doanh nghiệp duy trì trên 3.500 đồng, với lãi sau thuế thực hiện luôn vượt xa kế hoạch. 

Sau đà tăng gấp 6 của cổ phiếu, PTC đổi chủ, đổi tên, đổi ngành nghề kinh doanh, tăng vốn lên 500 tỷ đồng - Ảnh 1.

Năm 2022, PTIC đặt mục tiêu doanh thu 127,5 tỷ đồng, lãi trước thuế 96,5 tỷ đồng, tỷ lệ trả cổ tức năm 2022 từ 15-20% trên vốn điều lệ bình quân mới.

Sau đà tăng gấp 6 của cổ phiếu, PTC đổi chủ, đổi tên, đổi ngành nghề kinh doanh, tăng vốn lên 500 tỷ đồng - Ảnh 2.

Báo cáo hoạt động của HĐQT PTIC cho biết ban lãnh đạo doanh nghiệp nhìn thấy nhiều cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng phát triển tốt như điện gió, bất động sản đầu tư...Tuy nhiên vốn điều lệ thấp dẫn đến nguồn vốn hạn chế, giảm cơ hội cạnh tranh. ĐHCĐ công ty đã thông qua kế hoạch nâng vốn điều lệ từ 180 tỷ đồng lên 501 tỷ đồng, thông qua chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 80% và phát hành cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1 với giá 10.000 đồng/CP. 

Nguồn vốn bổ sung dự kiến được sử dụng để mua thêm 36% cổ phần tại CTCP Điện gió Hướng Linh 8 nhằm nâng tỷ lệ sở hữu lên 65%, một phần tiếp tục đầu tư tài chính có chọn lọc nhằm mang lại lợi ích cho cổ đông.  

Điện gió là mảng đầu tư chủ lực của PTIC. Trong năm ngoái, PTIC đã hoàn tất nâng sở hữu tại CTCP Điện gió Hướng Linh 7 từ 20% lên 32,81%, và đầu tư 29% vào CTCP Điện gió Hướng Linh 8.  

Trong đó, Hướng Linh 8 là chủ đầu tư dự án điện gió cùng tên tại Quảng Trị, với công suất 25MW, vốn đầu tư 888 tỷ đồng, được hưởng ưu đãi giá FIT toàn phần. Năm 2022, Hướng Linh 8 đặt kế hoạch doanh thu 172 tỷ đồng, lãi sau thuế 80 tỷ đồng. Về phần mình, Hướng Linh 7 là chủ dự án điện gió cùng tên cũng tại Quảng Trị, với công suất 30MW, vốn đầu tư dự kiến 1.012 tỷ đồng. Dự án đã COD một phần trước ngày 1/11/2021.  

Bên cạnh đó, ĐHCĐ công ty đã thông qua việc bổ sung ngành nghề chính của PTC là đầu tư tài chính (mua bán chứng khoán và đầu tư vào các công ty liên kết, công ty con) và xóa bỏ các ngành nghề: Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông; Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác; khai thác đá, cát, sỏi, đất sét.

Cổ phiếu PTC trên sàn HoSE chốt phiên 16/2 tăng trần lên 60.500 đồng/CP, gấp 5 lần trong 3 tháng qua, và là một trong những mã có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất trên sàn chứng khoán thời gian qua. Giá trị vốn hoá của PTIC hiện ở mức 1.082 tỷ đồng. 

Sau đà tăng gấp 6 của cổ phiếu, PTC đổi chủ, đổi tên, đổi ngành nghề kinh doanh, tăng vốn lên 500 tỷ đồng - Ảnh 3.
https://cafef.vn/sau-da-tang-gap-6-cua-co-phieu-ptc-doi-chu-doi-ten-doi-nganh-nghe-kinh-doanh-tang-von-len-500-ty-dong-20220217122647762.chn

Tin mới

Xuất khẩu hồ tiêu tăng giá trị đến 48%
17 phút trước
So với cùng kỳ năm trước, dù lượng xuất khẩu giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu lại tăng đến 48%.
"Mỏ vàng" giúp Việt Nam hốt bạc từ Á sang Âu: Thu về hơn 211.000 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng
23 phút trước
Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng này, kế hoạch của Việt Nam đối với ngành kinh tế này chắc chắn sẽ đạt được.
[Trên Ghế 39] ‘Mua xe điện Trung Quốc không có trạm sạc thà mua xe xăng còn hơn, quá nhiều rủi ro'
43 phút trước
Nhà báo Lê Tùng Anh cho rằng, việc mua một mẫu xe điện Trung Quốc không có hạ tầng trạm sạc sẽ không có ý nghĩa gì trong chuyển đổi xanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
11 phút trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Cận cảnh phiên bản 2025 của mẫu tay ga được chị em săn đón, giá từ 39,5 triệu đồng
35 phút trước
Bên cạnh nhiều màu sắc mới, Honda Lead 2025 còn được trang bị phanh ABS an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.