Sau hơn 5 năm áp dụng chính sách Abenomics, Nhật Bản giờ ra sao?

02/04/2018 20:09
Đã hơn 5 năm trôi qua kể từ khi thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thắng cử và khởi động “Abenomics”, một gói kinh tế vĩ mô dựa trên “3 mũi tên” bao gồm nới lỏng tiền tệ, kích thích tài chính và cải cách cơ cấu. Tính tới thời điểm hiện tại, liệu Abenomics có được coi là một chính sách thành công của chính phủ Nhật Bản?

Theo The Economist, sau 5 năm thi hành chính sách Abenomics, tiền tệ của Nhật Bản đã mất giá khoảng 30% so với tháng 11/2012 và chỉ số Nikkei 225 đã tăng hơn 150%. Điều này đã tạo ra một số kích thích kinh tế nhất định, và GDP của Nhật Bản đã tăng trưởng trong 7 quý liên tiếp, đợt tăng trưởng liên tục dài nhất trong vòng 16 năm qua.

Xuất khẩu đã đóng góp rất nhiều cho kết quả tích cực này. Ngoài ra, đầu tư tư nhân cũng đã tăng hơn 18% trong 5 năm qua. Hơn 2,7 triệu việc làm đã được tạo ra, bất chấp xu hướng nhân khẩu học không thuận lợi (dân số già, tỷ lệ sinh thấp).

Tuy nhiên, tình hình lạm phát chưa được cải thiện: Giá tiêu dùng (trừ thực phẩm tươi sống) chỉ tăng 0,7%/năm tính đến tháng 9/2017.

Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là tiền lương đã không tăng nhanh như mong đợi, một phần là do trong thực tế, phần lớn lao động Nhật Bản làm việc cố định và tiền lương của họ chủ yếu thay đổi theo chi phí sinh hoạt.

Nguyên nhân thứ hai là sự gia tăng lực lượng lao động, khi ngày càng nhiều phụ nữ, đàn ông lớn tuổi và cả lao động nước ngoài tham gia vào thị trường. Thêm vào đó, ở một số lĩnh vực nơi chi phí lao động tăng lên, một số công ty sẽ tìm cách để tăng năng suất thay vì tăng giá bằng cách đầu tư vào các công nghệ giúp tiết kiệm sức lao động.

Sau hơn 5 năm áp dụng chính sách Abenomics, Nhật Bản giờ ra sao? - Ảnh 1.

GDP của Nhật Bản kể từ khi ông Shinzo Abe thắng cử (Nguồn: Economist.com)

Scott Sumner của The Money Illusion đồng ý rằng tác động quan trọng nhất của Abenomics là lên GDP danh nghĩa, vốn có xu hướng đi xuống trước khi ông Abe đắc cử. Theo lý thuyết về tiền tệ thị trường, GDP danh nghĩa mạnh có thể hữu ích trong giải quyết hai vấn đề: gánh nặng nợ quá mức và tỷ lệ thất nghiệp theo chu kỳ cao.

Abenomics đã rất thành công trên cả hai phương diện. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 2,7%, mức thấp nhất trong 23 năm qua; và tỷ lệ nợ công so với GDP đã ổn định, sau khi tăng vọt ở mức nguy hiểm trong những thập kỷ gần đây. Giá cả đã tăng trong 5 năm trở lại đây, và chắc chắn tác động tích cực hơn giảm phát trước khi khởi động Abenomics, nhưng vẫn thấp hơn 2% so với mức mục tiêu đề ra.

Sumner cũng cho rằng mức lạm phát 1% là quá thấp và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) nên nới lỏng chính sách tiền tệ vì hai lý do. Thứ nhất, Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu lạm phát là 2% và một khi mục tiêu lạm phát chính thức được đặt ra, nó cần được đánh giá là một chính sách tiền tệ đáng tin cậy. Thứ hai, theo Sumner, BOJ đã sai lầm khi coi lãi suất là một công cụ chính sách, vì mức lạm phát 2% ở Nhật có thể không đủ cao để tránh mức lãi suất âm trong thời kỳ suy thoái.

Do đó, dù Nhật Bản không cần kích thích tiền tệ ở thời điểm hiện tại, nhưng BOJ vẫn nên áp dụng các biện pháp kích thích tiền tệ vì nếu không làm như vậy, Nhật Bản có thể rơi vào khủng hoảng kinh tế khi BOJ đánh mất sự tín nhiệm.

Sau hơn 5 năm áp dụng chính sách Abenomics, Nhật Bản giờ ra sao? - Ảnh 2.

CPI của tất cả các sản phẩm tại Nhật Bản (Nguồn: The Money Illusion)

Trong khi đó, Erik Norland của CME Group cho rằng Abenomics là một chính sách đang trong quá trình hoàn thiện. Nền kinh tế Nhật Bản đã được cải thiện kể từ năm 2012, nhưng đã chững lại kể từ đầu năm 2015. Thử nghiệm của BOJ để giải quyết lãi suất âm ngắn hạn dường như chưa thành công. Khoảng một nửa mức tăng lạm phát tạm thời 2013 – 2014 là do tăng thuế VAT từ 5% lên 8%.

Một vấn đề khác đã không được đề cập đến trong quá trình tranh cử của ông Abe là vấn đề năng lượng hạt nhân. Chính phủ của ông Abe đã cho phép sự quay trở lại một phần của hạt nhân. Điều này sẽ hạn chế được mức thâm hụt ngân sách của Nhật Bản và làm dịu nhu cầu gia tăng về dầu thô và khí đốt tự nhiên.

Ngoài ra, Nhật Bản hiện đang hưởng lợi từ bối cảnh quốc tế thuận lợi với sự tăng trưởng đồng bộ toàn cầu kể từ năm 2007. Tuy nhiên, Trung Quốc tiềm ẩn một nguy cơ lớn đối với Nhật Bản, khi 25% xuất khẩu của quốc gia này là sang Trung Quốc hoặc Hồng Kông, và cả 2 đều đang mang trên mình những khoản nợ khổng lồ. Norland cho rằng mức nợ cao của chính Nhật Bản sẽ có thể khiến quốc gia này phải giữ mức lãi suất ngắn hạn thấp trong nhiều năm tới, bất chấp tình hình kinh tế đã được cải thiện.

Sau hơn 5 năm áp dụng chính sách Abenomics, Nhật Bản giờ ra sao? - Ảnh 3.

 Lechevalier và Monfort lại cho rằng các chính sách chủ động trong gói kinh tế Abenomics đã đóng một vai trò quyết định trong việc đảo ngược một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy thoái kinh tế ở Nhật Bản – các chính sách kinh tế không nhất quán – và chúng đang mang lại những kết quả ban đầu. Tuy nhiên, kết quả sau 5 năm chưa đạt được mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là về giá cả và tăng trưởng GDP. Hai chuyên gia này chỉ trích các vấn đề dài hạn gay gắt hơn, cho rằng Abenomics có thể thất bại do không có khả năng xác định rõ mô hình tăng trưởng kinh tế cho Nhật Bản trong vòng 20 năm tới.

Tương tự như quan điểm trên, Shaori Shibata cũng cho rằng Abenomics không thể giải quyết được được vấn đề dài hạn về nhu cầu thấp của Nhật Bản, đặc biệt là về tiêu dùng cá nhân. Mặc dù Abenomics có tiềm năng (ít nhất là từ ngắn hạn đến trung hạn) cải thiện khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp Nhật, nhưng nếu chính phủ không có những động thái để phân phối lại tài sản của công ty sang lao động, thì Abenomics cũng là một mối nguy đối với tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong tương lai.

Theo Heizo Takenaka, nền kinh tế Nhật Bản đã được cải thiện rõ rệt, nhưng một số thách thức vẫn còn tồn đọng. Những nỗ lực để củng cố và phục hồi tài chính của các nền kinh tế khu vực vẫn còn chậm; sự chênh lệch về mức tăng thu nhập chưa được giải quyết. Bất chấp cải thiện kinh tế, vị thế cạnh tranh của Nhật Bản trên thế giới ngày càng đi xuống, và xếp hạng của các trường đại học tại Nhật Bạn tiếp tục xuống dốc.

Nhìn chung, Abenomics đã phục hồi đáng kể nền kinh tế, nhưng, nó vẫn chưa đủ để đối phó với những thay đổi nhanh chóng đang diễn ra ở phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, với việc mạnh dạn áp dụng Abenomics, Takenaka dự đoán rằng chính quyền Nhật Bản sẽ còn bắt tay vào cải cách kinh tế thậm chí còn mang tính táo bạo hơn cho các thế hệ tương lai.

Tin mới

Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
4 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.
Giá xe máy bất ngờ thủng đáy: Honda Vision thấp nhất 29 triệu đồng, Honda SH, Lead, Yamaha Janus… giảm tối đa 25 triệu
4 giờ trước
Hàng loạt các mẫu xe máy hot đến từ Yamaha và Honda ghi nhận mức giảm giá kịch sàn nhằm thu hút người mua.
PewPew xin khách hàng cho quán bánh mì thêm 1 cơ hội, ai cũng khen ông chủ quá khéo léo
4 giờ trước
Sau khi khai trương cơ sở bánh mì ở Hà Nội, PewPew đã bất ngờ đăng tải video gửi lời cảm ơn và xin lỗi tới mọi người.
"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
5 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Mẫu điện thoại Trung Quốc lọt "top 10 bán chạy nhất thế giới": Giá dưới 3 triệu đồng
5 giờ trước
Mẫu điện thoại giá rẻ này đã xuất sắc lọt top 10 smartphone bán chạy liên tiếp trong quý 2 và quý 3 năm 2024 nhờ giá phải chăng và thông số kỹ thuật ấn tượng.

Tin cùng chuyên mục

Khách VIP của Thế Giới Di Động sướng thế nào: dán màn hình chỉ mất 10.000đ, vệ sinh máy lạnh giá 30.000đ, thay lọc nước 20.000 đồng dịp cuối năm này
1 ngày trước
Đây là những ưu đãi trong chương trình tri ân đặc biệt của nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam với 1 triệu khách hàng thân thiết dịp cuối năm này.
Hàng 'made in China' trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế mạnh tay - Quốc gia nào dễ trở thành 'thủ phủ' sản xuất iPhone?
1 ngày trước
Quốc gia châu Á này có thể được hưởng lợi lớn trong các lĩnh vực như điện tử, đặc biệt là sản xuất iPhone.
Giá USD hôm nay 12/11: Thế giới đạt đỉnh 4 tháng, "tỷ giá" chợ đen tăng 50 đồng
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 12/11 trên thế giới tăng phi mã, vượt ngưỡng 105 điểm. Trong nước, giá USD ngân hàng bán vẫn bám sát mức trần được nhà nước cho phép; tỷ giá "chợ đen" tăng 50 đồng, hiện đang ở mức 25.570 - 25.670 VND.
Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
3 ngày trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.