Sau hơn nửa thập kỷ liên tục sụt giảm vì "cú ngã" sông Thị Vải, doanh thu Vedan vừa tăng vọt trở lại

02/06/2019 19:31
Vedan vừa ghi nhận doanh thu 178 triệu USD tại Việt Nam trong năm 2018, tăng gần 10% so với năm trước và là mức doanh thu cao thứ 2 trong lịch sử.

Tập đoàn Vedan được thành lập tại Đài Loan năm 1954 với tên ban đầu là Ve Cheng Food. Đến năm 1970, công ty này được đổi tên chính thức thành Vedan như hiện nay.

Năm 1991, Vedan chính thức vào Việt Nam khi đặt cơ sở sản xuất tại tỉnh Đồng Nai trên diện tích đất rộng 120ha. Đến nay, sau gần 30 năm, công ty đã đưa vào hoạt động các công trình bao gồm: Nhà máy tinh bột nước đường, Nhà máy bột ngọt, Nhà máy tinh bột biến tính, Nhà máy Xút-axít, Nhà máy Lysine, Nhà máy phát điện có trích hơi, Nhà máy PGA, Nhà máy phân bón hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên, Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ tiên tiến, Cảng chuyên dùng Phước Thái Vedan...

Trong giai đoạn 2011-2016, doanh thu Vedan liên tục sụt giảm. Đây là thời kỳ công ty gặp nhiều khó khăn do hình ảnh trong mắt người tiêu dùng xấu đi, sau khi bị phát hiện xả thải ra sông Thị Vải.

Tuy nhiên, đến năm 2017 vừa qua, doanh thu đã tăng trở lại và theo số liệu mới được Tập đoàn Vedan công bố, doanh thu của Vedan tại Việt Nam năm 2018 bất ngờ tăng vọt, lên tới 178 triệu USD, tương ứng mức tăng gần 10% so với 2 năm "tạo đáy" trước đó. Đây là mức doanh thu cao thứ 2 từ trước đến nay của Vedan, chỉ kém năm 2011.

Vedan cho biết, nguyên nhân khiến doanh thu tăng mạnh là do nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế nói chung có nhiều cải thiện, khiến các mảng kinh doanh của Vedan đồng loạt khởi sắc, như bột ngọt, gia vị, tinh bột biến tính, soda, phân bón... Vì vậy, doanh thu Vedan vẫn tăng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh về giá một cách khốc liệt.

Sau hơn nửa thập kỷ liên tục sụt giảm vì cú ngã sông Thị Vải, doanh thu Vedan vừa tăng vọt trở lại - Ảnh 1.

Doanh thu Vedan tăng vọt trong năm 2018 nhờ nhu cầu tăng và nền kinh tế đi lên

Dù doanh thu Vedan tại Việt Nam tăng gần 10% trong năm 2018, nhưng do doanh thu các thị trường khác cũng tăng tốt, nên tỷ trọng doanh thu tại Việt Nam giảm nhẹ, từ 50,5% năm 2017 xuống 49,8% năm 2018. Việt Nam vẫn là thị trường đóng góp lớn nhất cho tập đoàn Vedan, cao gấp gần 3 lần thị trường đứng thứ 2 là Nhật Bản.

Sau hơn nửa thập kỷ liên tục sụt giảm vì cú ngã sông Thị Vải, doanh thu Vedan vừa tăng vọt trở lại - Ảnh 2.

Doanh thu tại Việt Nam chiếm một nửa tổng doanh thu của Tập đoàn Vedan

Vedan Việt Nam là một trong những nhà sản xuất tiên tiến hàng đầu tại khu vực Châu Á trong lĩnh vực sử dụng công nghệ sinh học, công nghệ lên men sản xuất ra các sản phẩm Axít Amin, chất điều vị thực phẩm, sản phẩm tinh bột.

Sản phẩm của Vedan Việt Nam được tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu cho các công ty cung ứng thực phẩm, công ty thương mại quốc tế tại thị trường các quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, các nước Đông Nam Á, các nước tại Châu Âu.

Hiện nay, ngoài sản phẩm chính là bột ngọt, Vedan còn có nhiều sản phẩm khác như gia vị lẩu, hạt nêm, bột chiên, đường mạch nha, tinh bột biến tính, phân bón hữu cơ, đậu phộng, đậu tằm, bánh ngọt...

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
4 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
3 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
3 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
2 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.