Sau khi cấm dạy thêm, Trung Quốc tìm cách "thuần hóa" những "cha mẹ hổ" quá kỳ vọng vào con cái

09/11/2021 11:45
Sáng kiến mới áp dụng dạy nghề theo mô hình của Đức để có thể tạo ra một khu vực sản xuất năng động hơn.

Không phải đứa trẻ nào cũng có thể vào được Đại học Harvard. Sau khi kêu gọi ngừng dạy thêm sau giờ học từ tháng 7, Trung Quốc đang gửi thông điệp này đến các bậc "cha mẹ hổ" luôn kỳ vọng vào con thái quá của nước này.

Trung Quốc đang muốn áp dụng mô hình giáo dục của Đức: thay vì vào học tại các cơ sở giáo dục học thuật, nhiều người trẻ Đức lựa chọn tham gia chương trình dạy nghề "đào tạo kép". Việc học của họ được chia thành học trong trường dạy nghề và được kèm cặp tại chỗ ở công ty. Đây là một cách rất tuyệt vời để những người trẻ tuổi tìm được một công việc tốt. Khoảng 80% các doanh nghiệp lớn của Đức tham gia vào chương trình đào tạo kép.

Ngày 12/10, Quốc vụ viện – cơ quan quản lý tối cao của Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn mới nhằm thúc đẩy một cải cách giáo dục tương tự. Đến năm 2035, chính phủ Trung Quốc tuyên bố, quốc gia này sẽ xây dựng một hệ thống giáo dục nghề nghiệp đẳng cấp quốc tế để phát triển đội ngũ lao động trình độ cao, với ít nhất 10% đầu vào có bằng cử nhân.

Trung Quốc không muốn có quá nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng thiếu kỹ năng thực tiễn – nhóm này dần trở thành những người thất nghiệp và bất mãn xã hội. Năm ngoái, có gần 10 triệu sinh viên ghi danh vào hệ thống giáo dục đại học, tăng 46% so với 10 năm trước. Theo số liệu của HSBC vào tháng 6 năm ngoái khi sinh viên đại học tốt nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp của những người có bằng cấp ở lứa tuổi từ 20 đến 24 tuổi là 19,3%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp chung chỉ là 5%.

Trên thực tế, Trung Quốc có rất nhiều cơ hội việc làm, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất cao cấp. Tuy nhiên, do kỳ vọng của cá nhân và gia đình, rất ít sinh viên mới tốt nghiệp nghĩ đến việc làm việc trong nhà máy chế tạo các bộ phận của xe điện. Thay vào đó, hầu hết trong số họ muốn làm về các dịch vụ tài chính, truyền thông hoặc công nghệ tiêu dùng.

Do đó, "công xưởng lớn nhất thế giới" đang mất dần đi lợi thế. Năm ngoái, giá trị gia tăng của lĩnh vực chế tạo chỉ chiếm 26% GDP của Trung Quốc, giảm 6 điểm phần trăm so với 10 năm trước. Trong khi đó, Đức mất đến 30 năm mới phải gánh chịu mức sụt giảm tương đương.

Xã hội Trung Quốc có thể cực kỳ cứng nhắc. Các trường học phân loại trẻ em một cách không chính thức thành " trẻ vàng", " trẻ bạc" và "trẻ đồng" — thường dựa trên nơi chúng được sinh ra và sự giàu có của cha mẹ chúng. Xã hội Trung Quốc đã có đủ những "đứa trẻ vàng", họ có thể đậu vào Đại học Thanh Hoa và sẽ phát triển chip bán dẫn đẳng cấp thế giới vào một ngày nào đó.

Trung Quốc có rất nhiều những "đứa trẻ đồng", những người này sẽ làm việc ở công trình xây dựng và các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu cấp thấp như quần áo và đồ chơi. Nhưng quốc gia này lại thiếu những "đứa trẻ bạc", đây là lực lượng có thể chế tạo ra những thiết bị công nghệ có giá trị cao mà những "đứa trẻ vàng" thiết kế.

Câu hỏi đặt ra là liệu những bố mẹ hổ Trung Quốc có sẵn sàng cho con mình tham gia học nghề hay không. Ở các thành phố lớn, một số bậc phụ huynh thậm chí còn không đồng ý cho con gái của họ kết hôn với người không có bằng cử nhân. Và nếu cô gái có bằng thạc sĩ, thì chúc may mắn - cô ấy sẽ phải lấy người chồng có bằng Tiến sĩ. Do đó, nhiều khả năng chính quyền Bắc Kinh sẽ phải đưa ra một số biện pháp khuyến khích để các bậc cha mẹ hổ chấp nhận sáng kiến này, chẳng hạn như miễn học phí học nghề và trả phí đào tạo tại chỗ cho sinh viên.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
10 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
9 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
8 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
9 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.