Sau "ngư ông đắc lợi" Ấn Độ, nước xuất khẩu dầu số 1 thế giới cũng mua dầu Nga chiết khấu

23/07/2022 15:56
Đúng vào ngày Tổng thống Mỹ đến Ả Rập Xê Út, báo chí phương Tây đưa tin, Ả Rập Xê Út - nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới - cũng đứng vào hàng ngũ thu mua dầu chiết khấu từ Nga.

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa kết thúc chuyến thăm Trung Đông đầu tiên từ ngày 13-16/7, với lịch trình dày đặc tại 3 chặng dừng chân chính bao gồm Israel, khu Bờ Tây của Palestine và Ả Rập Xê Út.

Trang tin 163.com của Trung Quốc nhận định, "hành trình tìm kiếm nhiên liệu" của ông Biden đã hoàn toàn không thành công, vì mục đích chính trong chuyến đi của ông Biden đến Trung Đông là hy vọng Ả Rập Xê Út và các nước khác sẽ tăng sản lượng dầu để kiềm chế giá dầu và giảm lạm phát cao ở Mỹ. Tuy nhiên, sau chuyến thăm này, Ả Rập Xê Út đã không đưa ra cam kết rõ ràng về việc tăng đáng kể sản lượng dầu.

 Sau ngư ông đắc lợi Ấn Độ, nước xuất khẩu dầu số 1 thế giới cũng mua dầu Nga chiết khấu - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫy tay chào trước khi rời Jeddah (Ả Rập Xê Út) vào ngày 16/7. Ảnh: 163.com

Ngày 16/7, Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman nói với thế giới bên ngoài rằng nước này "có thể" tăng sản lượng dầu thô trong nước lên 13 triệu thùng/ngày, nhưng tạm thời chưa có khả năng để tăng sản lượng dầu thô hơn nữa, và mục tiêu này phải mất 5 năm mới có thể đạt được.

Vào tháng 5 năm nay, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út từng cho biết, nước này dự kiến tăng sản lượng dầu lên 13 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2026 hoặc đầu năm 2027.

Nước xuất khẩu dầu số 1 thế giới cũng mua dầu Nga

Điều đáng chú ý hơn nữa là, đúng vào ngày Tổng thống Mỹ đến Ả Rập Xê Út, báo chí phương Tây đã đưa tin, Ả Rập Xê Út với tư cách là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, cũng đứng vào hàng ngũ thu mua dầu chiết khấu từ Nga.

Thống kê của trang Business Insider cho thấy, Ả Rập Xê Út đã nhập khẩu tới 647.000 tấn dầu từ Nga trong quý II, gấp đôi con số 320.000 tấn của cùng kỳ năm ngoái. Để so sánh, Ả Rập Xê Út đã nhập khẩu 1,05 triệu tấn dầu từ Nga vào năm 2021.

Trang tin 163.com phân tích, động thái này của Ả Rập Xê Út nhằm đảm bảo nhu cầu điện để "giải nhiệt" trong mùa hè, đồng thời bán dầu thô của chính nước này sản xuất như một mặt hàng xuất khẩu giá cao.

Trên thực tế, Ả Rập Xê Út không phải là "tay trung gian" duy nhất mua dầu chiết khấu từ Nga với giá rẻ và xuất khẩu dầu với giá cao để kiếm chênh lệch. Trong những tháng gần đây, khi nói đến những "tay trung gian dầu mỏ" kiếm bộn tiền sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, phải kể đến Ấn Độ.

Ấn Độ "cấp tập" mua dầu Nga

Theo trang 163.com, mặc dù bị các nước phương Tây trừng phạt, động thái bán dầu chiết khấu với giá rẻ đã cho phép Nga thu về khoảng 20 tỷ USD trong tháng 5 nhờ hoạt động xuất khẩu dầu. Và Ấn Độ, không nghi ngờ gì, là một trong những nước mua nhiều nhất.

 Sau ngư ông đắc lợi Ấn Độ, nước xuất khẩu dầu số 1 thế giới cũng mua dầu Nga chiết khấu - Ảnh 2.

So sánh các nguồn nhập khẩu dầu của Ấn Độ từ Nga, Ả Rập Xê-út và Iraq kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Nguồn: Kpler

Dữ liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ cho thấy, nhập khẩu dầu thô từ Nga trong tháng 4 và tháng 5 năm nay của Ấn Độ đã tăng 7,2 lần, lên mức 3,2 tỷ USD. Nhìn chung, hơn 10% lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ đến từ Nga. Để so sánh, trước khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine, lượng dầu nhập khẩu từ Nga của Ấn Độ chỉ chiếm khoảng 2% nhu cầu nhập khẩu dầu của nước này.

Ấn Độ đang mua ngày càng nhiều dầu từ Nga bất chấp sức ép liên tục của Mỹ nhằm yêu cầu Ấn Độ không nhập khẩu dầu Nga. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, lượng dầu nhập khẩu từ Nga của Ấn Độ đã tăng lên 682.200 thùng/ngày so với mức 22.500 thùng/ngày cùng kỳ năm ngoái.

Dữ liệu cho thấy, kim ngạch nhập khẩu dầu từ Nga trong tháng 5 của Ấn Độ đạt 1,9 tỷ USD, tăng 784% so với cùng kỳ năm trước. Theo dữ liệu mới nhất, lượng dầu nhập khẩu từ Nga trong tháng 6 của Ấn Độ đã tăng lên mức kỷ lục khoảng 950.000 thùng/ngày, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng dầu nhập khẩu.

Tư nhân thắng lớn, nhà nước thua lỗ

Thống kê của hãng dữ liệu Refinitiv Eikon (Anh), kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào ngày 24/2, Ấn Độ đã mua khoảng 62,5 triệu thùng dầu của Nga, gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2021, với hơn một nửa trong số đó được mua bởi hai công ty dầu khí tư nhân Ấn Độ là Reliance Industries và Nayara Energy.

Có thông tin cho rằng, kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, hai công ty dầu khí tư nhân này đã giảm doanh số bán hàng trong nước và xuất khẩu phần lớn các sản phẩm tinh chế của họ.

 Sau ngư ông đắc lợi Ấn Độ, nước xuất khẩu dầu số 1 thế giới cũng mua dầu Nga chiết khấu - Ảnh 3.

Các công ty dầu khí tư nhân của Ấn Độ có thể thu lợi lên tới 70-75 USD/thùng. Ảnh: globaltimes.cn

Đại diện một công ty lọc dầu tư nhân của Ấn Độ cho biết: "Chúng tôi kiếm được lợi nhuận khổng lồ bằng cách chế biến dầu của Nga và sau đó xuất khẩu dầu tinh luyện, và lợi nhuận trên mỗi thùng có thể vượt quá 30 USD."

Nhưng theo tính toán của truyền thông địa phương Ấn Độ, những công ty tư nhân này có thể kiếm được khoản chênh lệch lên tới 70-75 USD/thùng.

Theo công ty dữ liệu Kpler, tổng xuất khẩu dầu của Ấn Độ trong 5 tháng đầu năm nay tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021, nhờ các công ty dầu khí tư nhân "bận rộn" kiếm tiền chênh lệch.

Ngược lại, các công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước của Ấn Độ mua dầu thô của Nga với quy mô nhỏ hơn nhiều, chủ yếu theo các thỏa thuận cung cấp có thời hạn hàng năm. Họ đang phải đối mặt với khoản lỗ lớn do giá dầu thế giới tăng cao và giới hạn giá của chính phủ Ấn Độ.

 Sau ngư ông đắc lợi Ấn Độ, nước xuất khẩu dầu số 1 thế giới cũng mua dầu Nga chiết khấu - Ảnh 4.

Nhà máy lọc dầu ở Jamnagar (Ấn Độ) là nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới. Ảnh: bechtel.com

Theo Kpler, các công ty dầu khí quốc doanh của Ấn Độ lỗ hơn 20 Rupee (0,25 USD) mỗi lít dầu diesel bán ra, và lỗ 17 rupee (0,21 USD) cho mỗi lít xăng.

Trong bối cảnh đó, vào ngày 27/5, chính phủ Ấn Độ đã tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hoạt động vận chuyển xuất khẩu dầu. Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt chính là để ngăn các công ty dầu khí Ấn Độ "điên cuồng" xuất khẩu dầu ra thị trường quốc tế hơn là ưu tiên nguồn cung trong nước.

Làm suy yếu lệnh trừng phạt của phương Tây

Homayon Farakshahi - nhà phân tích hàng hóa cao cấp của Kpler - tin rằng, "mô hình thương mại mới" này giữa Nga và Ấn Độ sẽ tiếp tục, thậm chí có thể tăng mạnh vào cuối năm nay, do Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.

Về vấn đề này, một số kênh truyền thông phương Tây cho rằng, Ấn Độ nhập khẩu dầu thô từ Nga với giá rẻ và sau đó xuất khẩu thành phẩm sang EU và Mỹ với giá cao, "điều này gây ra nhiều vấn đề cho ngành lọc dầu của Ấn Độ".

Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch Phần Lan (CREA), dựa trên đối chiếu số liệu xuất nhập khẩu dầu của Ấn Độ, có thể kết luận rằng dầu thô của Nga được xuất sang Ấn Độ để chế biến. Vào tháng 4 và tháng 5 năm nay, 75% dầu thô của Nga đã được vận chuyển đến Ấn Độ và Trung Đông thông qua các tàu chở dầu của Hy Lạp.

 Sau ngư ông đắc lợi Ấn Độ, nước xuất khẩu dầu số 1 thế giới cũng mua dầu Nga chiết khấu - Ảnh 5.

Ấn Độ đã trở thành một trong những khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga. Ảnh: japantimes.com

Việc theo dõi xuất xứ của các sản phẩm dầu mỏ nổi tiếng là khó khăn, có nghĩa là châu Âu có thể sẽ mua xăng, dầu diesel và các sản phẩm khác từ Ấn Độ được pha trộn với dầu thô Urals của Nga.

Công ty tư vấn Rystad Energy trong một phân tích vào tháng 6 cho biết: "Kỳ vọng rằng dầu thô của Nga sẽ bị cấm giao dịch trên thị trường quốc tế vẫn chưa thành hiện thực và giá dầu thô của Nga giảm mạnh đã khiến các tàu chở dầu chuyển hướng sang các thị trường khác. Giống như dầu của Iran trong quá khứ, một khi dầu thô của Nga đã được tinh chế, chúng sẽ gần như không thể phân biệt được khi tái gia nhập thị trường quốc tế."

Dữ liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ cũng cho thấy những thay đổi này trong các tuyến thương mại. Vào tháng 4 năm nay, xuất khẩu dầu của Ấn Độ sang EU đạt khoảng 1 tỷ USD, so với chỉ 287 triệu USD vào tháng 4/2021. Đồng thời, các nước Bắc Mỹ cũng đã tăng nhập khẩu dầu từ Ấn Độ, với tổng kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4 là 435 triệu USD, tăng so với mức 220 triệu USD cùng kỳ năm ngoái.

Nhà phân tích Craig Howey của Shore Capital nhận định: "Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ rõ ràng đang nhận được nhiều dầu thô chiết khấu từ Nga và sau đó tái xuất phần lớn sản phẩm tinh chế. Động cơ thương mại như vậy tất nhiên là dễ hiểu, nhưng chúng dường như đi ngược lại với mục tiêu rõ ràng của việc phương Tây trừng phạt nền kinh tế Nga ".

Alan Skodes - giáo sư về lịch sử quốc tế tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (Anh) - cho biết: "Các nước châu Á đang mua dầu giảm giá của Nga, do đó làm suy yếu các lệnh trừng phạt của phương Tây".

https://soha.vn/sau-ngu-ong-dac-loi-an-do-nuoc-xuat-khau-dau-so-1-the-gioi-cung-mua-dau-nga-chiet-khau-20220719120502864.htm

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
10 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
10 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
3 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
4 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
4 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.