Những hình ảnh về thiết bị nhà thông minh mang thương hiệu Vsmart bao gồm, công tắc thông minh, hub kết nối các thiết bị smart home, màn hình hiển thị trạng thái nhiệt độ và độ ẩm… cho thấy có thể Vsmart – công ty của tỷ Phú Phạm Nhật Vượng đã hoàn tất sản phẩm này và có lẽ sắp tung ra thị trường.
Cho đến thời điểm này, có rất nhiều doanh nghiệp nhảy vào thị trường SmartHome như VNPT, Viettel, MobiFone, Bkav… Trong đó, Bkav được xem là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực SmartHome. Tuy nhiên, Vinsmat của phú Phạm Nhật Vượng cho dù là người đi sau nhưng lại là tập đoàn có nhiều lợi thế nhất khi họ đang nắm giữ chuỗi bất động sản lớn nhất với rất nhiều khách hàng giầu có tại Việt Nam. Đây chính là thị trường tốt để Vsmart đưa vào cung cấp sản phẩm SmartHome cho chuỗi bất động sản của mình.
Thêm vào đó, năng lực sản xuất của Vingroup với các sản phẩm SmartHome đang được đánh gia là quy mô lớn nhất và hiện đại nhất hiện nay. Liên tục trong thời gian vừa qua, Vingroup đã thâu nạp các công ty khởi nghiệp có các sản phẩm liên quan đến IoT như công ty chuyên về camera…
Trả lời ICTnews cuối năm ngoái, ông Nguyễn Việt Quang, Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết, sau smartphone, sắp tới nhà máy Vsmart sẽ sản xuất các sản phẩm điện tử thông minh như SmartHome, SmartTV, điều hòa, tủ lạnh thông minh…
"Sau điện thoại di động, trong thời gian tới, nhà máy Vsmart sẽ sản xuất các sản phẩm điện tử thông minh, kết nối vạn vật (IoT) như SmartHome, Smart TV, điều hòa, tủ lạnh thông minh… Trong quý 2/2019, chúng tôi sẽ tiếp tục ra mắt ti vi, các sản phẩm điện gia dụng thông minh để bổ sung vào hệ sinh thái sản phẩm thông minh Vsmart. Hệ sinh thái này sẽ kết nối giữa các sản phẩm để tạo thành một hệ sinh thái đồng bộ và tiện ích. Hệ sinh thái này sẽ được ứng dụng vào mọi khía cạnh của cuộc sống, từ thiết bị thông minh gắn với cá nhân như smartphone cho tới thiết bị điện gia dụng trong nhà ti vi, tủ lạnh, máy giặt… Hệ sinh thái này không chỉ có phần cứng mà còn bao gồm hệ sinh thái ứng dụng phần mềm và dịch vụ cộng thêm trên nền tảng ứng dụng này. Định hướng của Vsmart là sẽ xây dựng hệ sinh thái "Thiết bị thông minh - Căn hộ thông minh - Đô thị thông minh" ông Nguyễn Việt Quang nói.
Những hình ảnh về thiết bị nhà thông minh mang thương hiệu Vsmart bao gồm, công tắc thông minh, hub kết nối các thiết bị smart home, màn hình hiển thị trạng thái nhiệt độ và độ ẩm… cho thấy có thể Vsmart – công ty của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã hoàn tất sản phẩm này và có lẽ sắp tung ra thị trường.
Bình luận về thị trường SmartHome, ông Nguyễn Đức Long, CEO Homa Việt Nam – công ty chuyên về cung cấp giải pháp SmartHome cho biết khảo sát của công ty trong hai năm vừa qua cho thấy nhu cầu về nhà thông minh tại Việt Nam đang rất cao, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được. Theo ông Long, 3 nguyên nhân chủ yếu khiến nhà thông minh chưa phổ biến tại Việt Nam gồm: chưa có giải pháp kết nối ổn định giữa các thiết bị và với đám mây, thi công nhà thông minh cần đục đẽo tường làm ảnh hưởng kiến trúc, các tính năng của nhà thông minh chưa đáp ứng được nhu cầu người dùng. |
Có thể cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, Vingroup sẽ tung ra thị trường giải pháp đồng bộ cho SmartHome. Đây là thời điểm khá tốt để Vingroup tung ra sản phẩm của mình trong bối cảnh các lo ngại về các thiết bị IoT có xuất xứ từ Trung Quốc gay lo ngại có thể đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng.
Mới đây, Cục An toàn Thông tin của Bộ TT&TT đã phái cảnh báo những vi phạm bảo vệ thông tin cá nhân ở Việt Nam bao gồm: mua bán dữ liệu cá nhân như tên tuổi, số điện thoại; tiết lộ thông tin người nổi tiếng, những người dễ bị tổn thương; thu thập thông tin cá nhân; tiết lộ thông tin khách hàng trong giao dịch thương mại điện tử; thu thập thông tin cá nhân qua tấn công vào máy tính cá nhân, hệ thống lưu trữ. Đại diện Cục An toàn thông tin đã dẫn chứng việc chỉ cần truy cập trang web shodan và thử gõ từ khoá tìm kiếm camera ở Việt Nam. Kết quả cho thấy có 1.452 camera đang bị phơi bày trên mạng, từ nhà riêng cho đến nơi công cộng, với các cảnh sinh hoạt hàng ngày. Khi biết được thông tin cá nhân, kẻ gian có thể khai thác rất sâu vào đời tư của người đó và sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Cùng quan điểm, đại diện MobiFone cho biết, những hình ảnh thông tin cá nhân bị lộ lọt chủ yếu qua các vật dụng tưởng chừng "vô tri vô giác" như camera, thiết bị đang được sử dụng rất nhiều ở Việt Nam, không chỉ các hộ gia đình mà cả chính quyền. Hơn 90% camera này có xuất xứ từ Trung Quốc và đều có mã trong phần mềm để đồng bộ với máy chủ. "Do đó đối với các camera, khả năng lộ thông tin cá nhân ra bên ngoài là rất cao, trừ khi tất cả camera đều được sản xuất bởi các công ty ở Việt Nam", đại diện MobiFone chia sẻ thêm.
Đại diện Bộ Quốc phòng cũng đưa ra cảnh báo về nguy cơ mất ATTT, điểm yếu của các thiết bị IoT (Internet of Things - Vạn vật kết nối) như việc có khoảng 100.000 thiết bị IoT toàn cầu dùng tên đăng nhập/mật khẩu mặc định bị chiếm quyền điều khiển tạo thành mạng botnet khổng lồ, tấn công DDoS nhiều dịch vụ Internet trên toàn cầu. Ví dụ như mã độc Mirai vào tháng 10/2016, thiết bị bị ảnh hưởng là các camera an ninh.