Sau thời kỳ trỗi dậy mạnh mẽ, "rồng" Trung Quốc đang mắc kẹt trong tham vọng số 1 thế giới: Nền kinh tế mất đà, không còn nhiều lựa chọn để kích thích tăng trưởng và còn bị thiệt hại nặng vì thuế quan

23/12/2019 19:33
Trung Quốc đang ở giai đoạn quan trọng trong quá trình thực hiện lời hứa về việc sẽ nâng GDP và mức thu nhập lên gấp đôi trong 1 thập kỷ, và đưa đất nước lên vị trí dẫn đầu trong cơ cấu tiềm lực kinh tế toàn cầu.

Đà tăng trưởng vượt bậc của Trung Quốc bắt đầu diễn ra vào cuối những năm 1970, với việc chuyển sang chính sách mở cửa thị trường nhiều hơn. Quốc gia này tiếp tục thông qua kế hoạch hoá tập trung tích cực, tận dụng lợi thế của lao động giá rẻ, đồng tiền tệ mất giá và hệ thống nhà máy phát triển mạnh để đưa sản phẩm của mình ra khắp thế giới. Tất cả những yếu tố này đã thay đổi toàn bộ nền kinh tế đại lục, từ nông thôn lạc hậu, suy thoái trở thành một siêu cường, có trong tay tiềm lực lớn. 

Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, với GDP đạt mức 13,1 nghìn tỷ USD. Giờ đây, quốc gia này đang cạnh tranh với Mỹ và đi trên lộ trình hướng tới vị trí số 1. Các chuyên gia dự đoán rằng với mức tăng trưởng GDP 6% vào năm 2020, Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra là nâng tăng trưởng kinh tế lên gấp đôi trong giai đoạn 2011 đến 2020. 

Mặt khác, Trung Quốc cũng đang chịu tác động nặng nề nhất từ cuộc chiến thương mại với Mỹ và đối mặt với vô vàn thách thức khác để theo kịp tốc độ tăng trưởng quá nhanh. Tương lai vẫn đang chờ đón họ, nhưng con đường sẽ không hề bằng phẳng. Theo số liệu của WB, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã đạt đỉnh ở 14,2% vào năm 2007 nhưng lại giảm xuống dưới mức 7% mỗi năm sau đó kể từ 2015.

Thuế quan đang gây ảnh hưởng nặng nề

Michael Yoshikami - nhà sáng lập Destination Wealth Management, nhận thấy Trung Quốc là một quốc gia đi đầu về đổi mới giáo dục và công nghệ, nhưng lại chịu áp lực về thuế quan của Mỹ, cũng như chi phí lao động đang tăng và sản xuất chậm lại.

Ông nói: "Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng ở mức 14% và giờ mục tiêu là 7%. Nếu đạt 6%, thì tâm lý bi quan sẽ diễn ra. Nếu bạn nói chuyện với một người Trung Quốc, thì họ sẽ không có quan điểm lạc quan như 2 hay 6 năm trước."

Sau thời kỳ trỗi dậy mạnh mẽ, rồng Trung Quốc đang mắc kẹt trong tham vọng số 1 thế giới: Nền kinh tế mất đà, không còn nhiều lựa chọn để kích thích tăng trưởng và còn bị thiệt hại nặng vì thuế quan - Ảnh 1.

GDP của của các quốc gia tính theo USD.

Một điểm yếu lớn khác chính là cuộc chiến thương mại với Mỹ. Trong khi cả 2 bên dường như đang đi đến một thoả thuận thương mại, thì vẫn còn rất nhiều vấn đề khác tồn đọng và tình trạng chia tách đang thể hiện rõ rệt trong nền kinh tế Trung Quốc.

Yoshikami cho hay: "Một người bình thường ở Trung Quốc tin rằng thuế quan đang gây ảnh hưởng tiêu cực. Lạm phát đang tăng, chi phí thực phẩm cơ bản tăng 10% đến 15%, còn giá thịt lợn đã tăng vọt tới 100%. Bởi vậy, họ đang phải thay đổi chế độ ăn uống vì chỉ đơn giản là không thể mua những sản phẩm đó nữa. Những yếu tố này gây tổn hại sâu sắc đến họ. Mỹ chắc chắn muốn ký kết thoả thuận, nhưng Trung Quốc thì thực sự cần nó."

Ngoài ra, Yoshikami nhận thấy những tiến bộ nhanh chóng và diễn ra trên quy mô rộng ở Trung Quốc - cho phép người tiêu dùng mua hàng trên các ứng dụng như AliExpress với giá rẻ mà không tính phí vận chuyển. Còn người tiêu dùng Trung Quốc vẫn rất ưa chuộng hàng hoá Mỹ bởi đó là biểu tượng cho một nền kinh tế hàng đầu thế giới. 

Thiệt hại do chiến tranh thương mại đối với nền kinh tế nước này là cực kỳ rõ rệt. Theo số liệu từ Nomura Global Economics, tăng trưởng doanh thu tài chính trong năm 2019 đã giảm từ 6,2% ở năm trước xuống còn 3,8%. Ngoài ra, tăng trưởng xuất khẩu cũng giảm 0,3% tính đến tháng 11 sau khi tăng tới 9,9% ở cùng kỳ năm trước, nguyên nhân là do xuất khẩu sang Mỹ sụt giảm mạnh - giảm 12,5% trong năm 2019 trong khi tăng 8,5% trong năm 2018. Theo đó, GDP của Trung Quốc cũng mất 1,3 điểm phần trăm.

Nomura cho biết: "Chúng tôi là nhóm đầu tiên dự đoán về tình trạng tăng trưởng giảm tốc vào giữa năm 2018 và muốn duy trì vị trí này khi dự đoán về sự phục hồi. Nhưng không may rằng, chúng tôi phải nhắc lại, điều tồi tệ nhất vẫn chưa kết thúc và 2020 dường như sẽ là một năm khó khăn khác."

Trong số những trở ngại mà Nomura nhận thấy, lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc cũng đang trì trệ hơn, không có nhiều cơ hội để kích thích do đã nới lỏng tín dụng để thúc đẩy đà tăng trưởng trong năm 2016 - 2017 và hiện khu vực này đang có tỷ lệ đòn bẩy cao.

Sau thời kỳ trỗi dậy mạnh mẽ, rồng Trung Quốc đang mắc kẹt trong tham vọng số 1 thế giới: Nền kinh tế mất đà, không còn nhiều lựa chọn để kích thích tăng trưởng và còn bị thiệt hại nặng vì thuế quan - Ảnh 2.

Ting Lu - kinh tế gia tại Nomura, viết: "Trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại, Bắc Kinh cần đưa ra những động thái quyết liệt hơn để thúc đẩy. Tuy nhiên, chúng tôi khuyến nghị họ nên thận trọng về tốc độ, phạm vi và hiệu quả của các biện pháp kích thích kinh tế của Bắc Kinh, do mức nợ đang tăng lên, bao gồm nợ nước ngoài, tỷ suất sinh lời đi xuống, thặng dư tài khoản vãng lai thấp hơn và dự trữ ngoại hối sụt giảm."

Những ưu điểm

Dẫu vậy, Phố Wall vẫn cho rằng những vấn đề của năm 2020 có thể là một bước ngoặt. Nhìn xa hơn, có rất nhiều yếu tố để kỳ vọng rằng việc Trung Quốc hướng tới vị trí số 1 sẽ là một "cơn gió" rất mạnh - được thúc đẩy nhờ đà tăng trưởng trong thập kỷ vừa qua.

Một trong số đó là việc các "siêu đô thị" xuất hiện rất nhiều. Theo Morgan Stanley, khi quá trình thay đổi diễn ra, khoảng 23 trong số những siêu đô thị đó có số lượng dân cư còn lớn hơn cả bang New York (Mỹ) và chỉ 5 siêu đô thị sẽ có tới 120 triệu người sinh sống. Nhờ việc đưa lao động từ nông thôn đến các trung tâm lớn, các siêu đô thị đang nhắm mục tiêu cải thiện tình trạng dân số già - vốn đang gây áp lực cho nền kinh tế.

Các nhà kinh tế của Morgan Stanley cho biết: "Chúng tôi tin rằng câu trả lời cho những thách thức này là một giai đoạn đô thị hoá mới với tiềm năng tăng năng suất bằng cách tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người lao động di chuyển tự do hơn, trong khi có sự phối hợp giữa các ngành công nghiệp khác nhau."

Cơ hội đầu tư

Trung Quốc hiện đang đầu tư mạnh vào công nghệ 5G, một phần trong nỗ lực hiện đại hoá và đô thị hoá quốc gia. Mục đích là để các ngôi nhà được kết nối và trở nên thông minh hơn, trong khi đó các sinh viên sẽ sử dụng công nghệ AR để trợ giúp việc học tập.

Do đó, Morgan Stanley khuyến nghị khách hàng nên tìm hiểu các lĩnh vực cơ sở hạ tầng công nghệ, IoT và phần mềm, số hoá các ngành công nghiệp cũ và xu hướng phát triển siêu đô thị ở Trung Quốc, cân nhắc về các thiết bị thông minh và giáo dục hướng nghiệp.

Sau thời kỳ trỗi dậy mạnh mẽ, rồng Trung Quốc đang mắc kẹt trong tham vọng số 1 thế giới: Nền kinh tế mất đà, không còn nhiều lựa chọn để kích thích tăng trưởng và còn bị thiệt hại nặng vì thuế quan - Ảnh 3.

Ngoài ra, JPMorgan khuyến nghị khách hàng theo dõi việc các khoản đầu tư vào ngành công nghiệp đã "chạm đáy" và theo chu kỳ. Công ty cũng khuyến nghị chuyển đổi cách thức đầu tư từ phòng thủ sang chu kỳ, đặc biệt là trong bất động sản, công nghiệp và chăm sóc sức khoẻ.

Goldman Sachs cũng nhận thấy cơ hội đầu tư trong cách lĩnh vực hoạt động theo chu kỳ của thị trường Trung Quốc, cũng như các chiến lược công nghệ tập trung vào công nghệ 5G và một số cổ phiếu tiêu dùng dẫn đầu thị trường.

Tuy nhiên, đối với Yoshimaki, thì viễn cảnh đối với Trung Quốc lại có phần u ám, vì một số vấn đề tức thời phần lớn vẫn chưa được giải quyết. Ông cho hay: "Đầu tư vào Trung Quốc là một trò chơi mạo hiểm, bởi họ đang ở giữa thị trường mới nổi và thị trường phát triển. Tôi không cho rằng những đánh giá ở thời điểm hiện tại là đúng." 

Tham khảo CNBC

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
12 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
12 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
13 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
13 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
14 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
1 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
2 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
2 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.