Theo đó, đối tượng đăng ký tham gia dự tuyển chức danh lãnh đạo là công chức, viên chức do cấp ủy và tập thể lãnh đạo đơn vị có nhu cầu tuyển lãnh đạo giới thiệu, có trong quy hoạch của đơn vị mình tham gia dự tuyển.
Với người công tác ở đơn vị khác có nhu cầu dư tuyển, chỉ cần đủ điều kiện và được quy hoạch các chức danh tương đương với chức danh dự tuyển.
Để án trên được Bộ Tài chính kỳ vọng tạo môi trường cạnh tranh trong bổ nhiệm lãnh đạo; thu hút, lựa chọn được người tài.
Khi tổ chức thi tuyển phải có từ 2 người trở lên tham gia dự tuyển cho 1 chức danh tuyển chọn. Trường hợp chỉ có 1 người đủ tiêu chuẩn thì cấp có thẩm quyền sẽ đề cử thêm người để thi tuyển.
Trước đó, theo báo cáo của Chính phủ, hiện Bộ Tài chính có 181 cục trưởng. Tuy nhiên, theo lý giải của Bộ Tài chính, do đặc thù quản lý, với nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, tại cơ quan Bộ có 7 cục và 5 Tổng cục và tương đương (gồm: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), tương đương đó là 7 cục trưởng và 5 tổng cục trưởng.
Ngoài ra, trong 5 tổng cục và tương đương, có tổ chức theo ngành dọc tới câp địa phương, các đơn vị này đều có tên là cục, nên tương đương với mỗi đơn vị là một cục trưởng. Cụ thể, trực thuộc tổng cục có 183 cục tại các địa phương gồm: 63 Kho bạc Nhà nước, 63 Cục Thuế các tỉnh thành, 35 Cục Hải quan khu vực, 22 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.
Ngoài ra, tại mỗi cơ quan tổng cục đều có các cục giúp việc, đứng đầu các cục này cũng là chức danh cục trưởng.