Sau xả nước đổ ải đợt 1, nước sông đã bớt ô nhiễm?

24/01/2018 07:49
Theo Bộ NNPTNT, kế hoạch đổ ải vụ đông xuân 2017-2018 sẽ kéo dài trong vòng 18 ngày, chia làm 3 đợt. Ngày 16.1 các hồ thủy điện, thủy lợi đã xả đợt 1. Nhìn chung việc xả nước đã bảo đảm yêu cầu cung cấp nước ban đầu để phục vụ công tác thau chua, rửa phèn, làm ẩm đất và cấp nước cho các diện tích gieo cấy vụ lúa đông xuân (ĐX) sớm...

Đó là những thông tin được đưa ra tại tọa đàm trực tuyến “Sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm đổ ải vụ ĐX 2017-2018”, do Báo NTNN/Dân Việt tổ chức ngày 23.1. Tọa đàm có sự tham gia của ông Nguyễn Quốc Chính - Phó Trưởng ban Kỹ thuật - Sản xuất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng cục Thủy lợi (Bộ NNPTNT).

Chỉ xả đợt 1, nhiều tỉnh đã gần đủ nước

sau xa nuoc do ai dot 1, nuoc song da bot o nhiem? hinh anh 1

  Nông dân huyện Duy Tiên (Hà Nam) lấy nước làm ải.  Ảnh: V.O.V

Kết thúc đợt 1 lấy nước, theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Tổng cục Thủy lợi đã có văn bản gửi các địa phương cần lưu ý thực hiện một số giải pháp: Tập trung vận hành tối đa phương tiện để tranh thủ lấy nước vào hệ thống thủy lợi và đưa nước lên ruộng, bảo đảm tiến độ làm đất cho gieo cấy. Hướng dẫn người dân thực hiện bừa vỡ mặt ruộng để tăng độ keo đất, tăng cường gia cố bờ vùng, bờ thửa, bảo đảm chống thất thoát nước cho các diện tích đã được cấp đủ nước...

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, sau khi kết thúc đợt xả nước lần 1, diện tích ruộng có nước đạt 180.190ha, bằng 29,5% tổng diện tích gieo cấy theo kế hoạch; so với thời điểm kết thúc đợt 1 lấy nước vụ trước (2016 - 2017) cao hơn khoảng 5,2%.

Trong đó, một số địa phương có diện tích có nước đạt cao như: Nam Định 71,5%, Phú Thọ 62,9%, Ninh Bình 59,7%, Hà Nam 43,7%, Hải Dương 23,73%... Một số vùng hiện đã đủ nước để gieo cấy, do có nguồn nước tích trữ từ mùa mưa năm 2017 và cấp nước sớm từ nguồn nước lợi dụng thủy triều và sông, suối nội địa.

Tại buổi giao lưu trực tuyến, bạn đọc phản ánh việc tại nhiều địa phương đang bị ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực Hà Nam còn xuất hiện cả dòng “sông tuyết”, nước đầy bọt như xà phòng, không chỉ làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân mà nhà nông không thể lấy nước gieo cấy.

Về thông tin này, ông Nguyễn Mạnh Hùng thông tin: Tình trạng ô nhiễm chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi đã xảy ra từ nhiều năm nay, đặc biệt là ở các hệ thống thủy lợi vùng đồng bằng Bắc Bộ như: Sông Nhuệ, Bắc Đuống, Bắc Hưng Hải, Bắc Nam Hà...

Năm 2018, một số khu vực bị ô nhiễm nặng là huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam (lấy nước từ hệ thống thủy lợi sông Nhuệ); huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (lấy nước hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải); huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên (lấy nước từ hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải). Nguyên nhân là do việc xả thải xuống công trình thủy lợi không qua xử lý, tình trạng này ngày càng gia tăng do phát triển của đô thị hóa, công nghiệp, làng nghề…

sau xa nuoc do ai dot 1, nuoc song da bot o nhiem? hinh anh 2

“Từ nhiều năm nay, Bộ NNPTNT đã giao các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ thực hiện giám sát chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi để làm cơ sở vận hành công trình thủy lợi, cung cấp nước bảo đảm chất lượng cho sản xuất nông nghiệp. Theo đó, Tổng cục Thủy lợi đã có văn bản đề nghị các đơn vị khai thác công trình thủy lợi sử dụng nguồn nước xả đợt 1 để thau rửa hệ thống thủy lợi, đồng ruộng, chỉ vận hành cấp nước cho sản xuất nông nghiệp khi chất lượng nước bảo đảm” – ông Hùng cho biết.

Thực tế, qua kiểm tra cho thấy, sau đợt xả lần 1, các địa phương đã thực hiện tốt yêu cầu của Tổng cục Thủy lợi, các điểm ô nhiễm nặng đều được cải thiện về chất lượng nước. Về lâu dài, Tổng cục Thủy lợi đã đề nghị các địa phương tăng cường việc cấp phép, giám sát chặt chẽ việc xả nước thải vào công trình thủy lợi, nhất là từ các khu công nghiệp, làng nghề, dân cư tập trung...

Xả khoảng 4,5 tỷ m3

Ông Nguyễn Quốc Chính - Phó Trưởng ban Kỹ thuật - Sản xuất (EVN) cho hay: Việc ô nhiễm nguồn nước trong những ngày đầu tiên xả nước là không mới, những năm trước đều xảy ra. Đầu tiên, các công ty cần giải quyết thau rửa nguồn nước để pha loãng nồng độ. Trong những năm tới, các ngành, các cấp cần có biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm triệt để hơn.

Cũng theo ông Chính, tính trung bình, mỗi năm chúng ta xả khoảng 4,5 tỷ m3 nước để phục vụ việc đổ ải.

Tiếp tục bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng về chất lượng nguồn nước, bạn đọc ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên) hỏi: Nếu nguồn nước bơm lên bị ô nhiễm, màu đen và có mùi hôi thối, khi lấy vào ruộng canh tác sẽ có hậu quả gì? Ông Hùng cho hay, nguồn nước có màu đen và hôi thối là biểu hiện của việc bị ô nhiễm, mức độ ảnh hưởng thế nào thì cần có thí nghiệm cụ thể.

Qua thực tế giám sát chất lượng trong hệ thống công trình thủy lợi một số năm gần đây, một số chỉ tiêu chất lượng nước thường vượt quá chuẩn như DO (dissolved oxygen). Hiện hàm lượng DO ở hệ thống sông Nhuệ rất thấp, dao động DO từ 0 – 0,5mg/lít (đoạn từ Liên Mạc đến Nhật Tựu). Với hàm lượng này, các loại thủy sinh không thể tồn tại.

Ngoài ra, cũng trên sông Nhuệ, hàm lượng NH4+ (Amoni) vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 20 - 45 lần tùy vị trí; hàm lượng các chất như BOD, COD cũng thường vượt chuẩn…

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
10 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
11 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
11 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
12 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
12 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

43.023.944 VNĐ / tấn

196.60 JPY / kg

1.92 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

12.154.529 VNĐ / tấn

22.39 UScents / lb

2.10 %

+ 0.46

Cacao

COCOA

191.767.820 VNĐ / tấn

7,788.00 USD / mt

0.49 %

+ 38.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

138.797.232 VNĐ / tấn

255.68 UScents / lb

-2.51 %

- -6.59

Đậu nành

SOYBEANS

9.108.204 VNĐ / tấn

1,006.70 UScents / bu

-0.65 %

- -6.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.716.899 VNĐ / tấn

321.15 USD / ust

-0.14 %

- -0.45

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

22.153.923 VNĐ / tấn

40.81 UScents / lb

-0.29 %

- -0.12

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thực hư thông tin chỉ được xuất sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc 3 năm
14 giờ trước
Về thông tin Nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang thị trường Trung Quốc chỉ có thời hạn 3 năm, đại diện Cục Bảo vệ thực vật khẳng định đây là thông tin không chính xác.
Trồng loại cây lấy củ ‘tỷ đô’, Việt Nam vươn lên trở thành ông trùm đứng thứ 2 thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, nước ta có sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm
18 giờ trước
Đây là mặt hàng luôn được Trung Quốc săn đón với giá đắt đỏ.
6 quốc gia chất vấn Ấn Độ về việc hạn chế xuất khẩu gạo, lúa mỳ
18 giờ trước
6 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh và Nhật Bản mới đây đã yêu cầu Ấn Độ giải thích về kế hoạch dỡ bỏ hoặc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng phi basmati của nước này, cũng như có thay thế lệnh cấm bằng việc ban hành thuế xuất khẩu hay không.
Miền Bắc vẫn khan hiếm rau xanh ở chợ
1 ngày trước
Giá rau xanh ở nhiều chợ hiện cao gấp 2-3 lần so với trước bão số 3, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết sớm khôi phục vùng sản xuất