Theo đó, bằng việc áp dụng sản xuất bằng công nghệ và tăng đội ngũ lao động được huấn luyện, chính phủ Việt Nam đang nỗ lực giảm thiểu việc thiếu hụt nguồn nhân lực và chi phí tăng để chuyển đổi sang môi trường kinh doanh minh bạch hơn.
Đến nay đã có một số doanh nghiệp lớn di dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong khi có khá nhiều doanh nghiệp đang trong diện xem xét di dời.
Nguồn VinaCapital
Cụ thể các doanh nghiệp như: Hanwha, Yokowo, Shuafu, Goertek, Foxcom, Lenovo, Nintendo, Sharp, Kyocera, Oasis… hoạt động chủ yếu các lĩnh vực điện tử, dệt may, giày dép, sản xuất phụ tùng….
Điều này cho thấy, với 25% thuế quan xuất khẩu áp trên tổng giá trị xuất khẩu 250 tỉ USD của Trung Quốc và vẫn còn khả năng tăng thêm 10% trên tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa 300 tỉ USD, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang hướng các công ty đa dạng hóa quy trình sản xuất và chuyển dời nhà máy. Theo Savills, Việt Nam hấp dẫn các NĐT này là bởi có đội ngũ lao động trẻ và chi phí thấp trong khi môi trường chính trị ổn định
Bên cạnh đó, chỉ số PMI trong tháng 6/2019 tăng lên 52,5%, cao nhất trong nửa đầu năm 2019 và đạt trên mức 50 điểm. Điều này cho thấy, phúc khúc sản xuất tăng trưởng mạnh mẽ mặc dù căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng. Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng dựa trên lượng đặt hàng mới, khôi phục tỉ lệ lao động, sản phẩm mới và gia tăng lượng khách hàng.
Cũng theo Savills, các nhà sản xuất đang gia tăng sự chú ý vào các tỉnh miền trung, trong khi các chủ đầu tư trong thị trường công nghiệp đang đẩy mạnh chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất công nghiệp để tạo nguồn cung mới cho thị trường.
Trong nửa đầu năm 2019, cả nước có 326 KCN đã được thành lập, với tổng diện tích 95.500ha. Trong đó, có 251 KCN đã hoạt động với diện tích 60.900ha (74% lấp đầy), 75 KCN (29.300 ha) đang xây dựng, đền bù và giải phóng mặt bằng; 17 đặc khu kinh tế duyên hải cung cấp 845.000ha.