SCMP: Điều gì khiến cung ứng châu Á mạnh hơn bao giờ hết, bất chấp những dự báo đứt gãy trước đây?

07/06/2021 11:04
Chỉ vài tháng trước, nhiều người đã nhận định, chuỗi cung ứng tại châu Á đang dần sụp đổ, hay một cuộc chiến thương mại khốc liệt sắp xảy ra. Bên cạnh đó, đại dịch đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên toàn cầu.

Song, South China Morning Post nhận định, bất chấp tất cả những thách thức này, chuỗi cung ứng của châu Á vẫn có thể điều chỉnh và tiếp tục phát triển. Trong khi đó, khu vực được đánh giá là trung tâm của nền kinh tế toàn cầu - thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vẫn tiếp tục bị gián đoạn. Mức thuế song phương trung bình bị "kẹt" ở con số gần 20%. Đây là trở ngại đáng kể đối với các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp có lợi nhuận thấp và trung bình.

Những hạn chế về chuyển giao công nghệ đang tạo ra những bất ổn "đè nặng" trong khu vực, đặc biệt khi châu Á là nơi khoảng 1/3 hàng xuất khẩu là đồ điện tử. Trong khi đó, đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt mọi thứ, từ linh kiện xe đạp đến chất bán dẫn.

Câu hỏi đặt ra là, liệu sản xuất tại châu Á có bị đứt gãy?

Câu trả lời là không. Các chuỗi cung ứng của châu Á vẫn có tính cạnh tranh cao, cùng với khả năng cung cấp hàng hóa với giá cả và quy mô mà một số khu vực khác khó có thể sánh kịp. Thực tế, vẫn có một số công ty đã cắt giảm đáng kể hoạt động tìm nguồn cung hoặc mở rộng sản xuất ở châu Á. Nhưng nhìn chung, chuỗi cung ứng trong khu vực vẫn rất hấp dẫn với các nhà đầu tư.

Thỏa thuận thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng không khiến thương mại song phương dừng lại. Bất chấp đại dịch làm suy giảm nhu cầu một cách nghiêm trọng, các lô hàng song phương trong năm vừa qua nhìn chung không có sự thay đổi lớn so với năm 2016. Cũng trong năm 2020, khoảng 15% kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ liên quan đến thương mại với Trung Quốc.

SCMP: Điều gì khiến cung ứng châu Á mạnh hơn bao giờ hết, bất chấp những dự báo đứt gãy trước đây? - Ảnh 1.

Đặc biệt, khi căng thẳng thương mại vẫn tiếp diễn, thay vì giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng châu Á, các nhà nhập khẩu Mỹ chuyển sang khu vực ASEAN nhằm mở rộng hoạt động sản xuất. Năm ngoái, tỷ trọng nhập khẩu từ các quốc gia ASEAN tăng hơn 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước đó. Đáng chú ý, đối với Việt Nam, trong quý 1/2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất cả nước, với kim ngạch tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020.

Điều này cho thấy sự thay đổi của các chuỗi cung ứng châu Á theo chiều tích cực hơn. Lĩnh vực công nghệ là một ví dụ nổi bật. Rủi ro về chính sách đã thúc đẩy các doanh nghiệp lựa chọn lại địa điểm để dịch chuyển nhà máy. Tuy nhiên, rất ít công ty chọn từ bỏ Trung Quốc: từ Tesla đến Apple.

Tại Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký mới đạt gần 8,5 tỷ USD, tăng tới 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý trong giai đoạn dịch bệnh, vốn thực hiện vẫn đạt 5,5 tỷ USD, tăng gần 7%. Thực tế này cho thấy, những chính sách thu hút đầu tư linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh đã có hiệu quả tương đối cao.

Nhìn chung, chiến lược "Trung Quốc + 1" đang phát huy hiệu quả khi các doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc, đồng thời chuyển một số chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất sang khu vực ASEAN (Việt Nam, Thái Lan, Indonesia...). Theo đó, vốn FDI vào khu vực Đông Nam Á đang bắt đầu vượt Trung Quốc.

Đại dịch đã nêu bật tầm quan trọng của chuỗi cung ứng châu Á. Trừ giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 4 năm ngoái gặp phải những gián đoạn, còn lại sản xuất trên khắp châu Á nhanh chóng tăng lên mức kỷ lục. Mặc dù điều này không thể ngăn chặn tình trạng thiếu hụt toàn cầu, nhưng các chuỗi cung ứng châu Á đã chứng tỏ khả năng phục hồi cao và giúp ngăn chặn sự gián đoạn lớn hơn.

Khi lạm phát xảy ra tại phương Tây và các doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực đầu vào, lợi thế về chi phí của việc tìm nguồn cung tại châu Á càng trở nên quan trọng hơn. Khác xa với những dự báo về chuỗi cung ứng châu Á trước đây, những thách thức vừa qua chỉ làm nổi bật thêm vai trò trung tâm của khu vực này, với ASEAN nổi lên là một trung tâm sản xuất quan trọng.

Tin mới

Giá vàng thế giới tăng như vũ bão giữa căng thẳng thương mại
11 giờ trước
Giá vàng tăng mạnh và tiệm cận mức cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng, làm gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Thuế đối ứng thấp hơn gần 1 nửa so với Việt Nam, một quốc gia châu Á vừa tăng mạnh ‘chốt đơn’ dầu thô từ Mỹ trong tháng 3, đặt mục tiêu giảm thặng dư thương mại
10 giờ trước
Quốc gia này đã tăng 67% lượng dầu thô nhập khẩu từ Mỹ vào tháng 3.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
2 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
3 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Chủ xe Mitsubishi Xforce Ultimate: ‘Có lúc ăn xăng 3,8L/100km, có điểm chê nhưng được hãng khắc phục free’
4 giờ trước
Sau nửa năm sử dụng Mitsubishi Xforce Ultimate, anh Bùi Mạnh Hà cảm thấy rất hài lòng với chiếc xe này khi sở hữu một không gian rất rộng rãi và tiết kiệm nhiên liệu.

Tin cùng chuyên mục

Giá iPhone cũ tại Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Hiện tại, giá iPhone Pro Max cũ giảm sâu, thu cũ lên đời được trợ giá thêm đến 4,5 triệu đồng.
Super Cub Lite liệu có thể 'gây sốt' tại thị trường Việt Nam khi Honda chính thức khai tử xe 50cc từ tháng 5/2025?
6 giờ trước
Hiện tại, Honda vẫn chưa công bố giá bán, công suất động cơ hay ngày ra mắt chính thức của Super Cub Lite. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán mẫu xe này sẽ là sự thay thế hợp lý cho dòng xe 50cc, không chỉ tại Nhật Bản mà còn có thể mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Toyota bán nhiều xe gần gấp đôi trong tháng 3/2025: Yaris Cross tăng 4 lần, Vios, Corolla Cross đều tiêu thụ tốt
9 giờ trước
Tháng 3/2025, Toyota Việt Nam bán tổng cộng 5.455 xe các loại, bao gồm cả Lexus.
Những mẫu xe Mỹ nào được giảm thuế nhập khẩu từ tháng 4?
11 giờ trước
Dù thuế nhập khẩu giảm nhưng nhiều mẫu xe nhập Mỹ đang trong tình trạng tạm dừng.