SCMP: Sinh viên nước ngoài hoảng loạn sau khi trở thành "con tin" cho sách lược của Chính quyền Tổng thống Trump

10/07/2020 14:16
Bị đe dọa trục suất nếu các trường chuyển sang học online, sinh viên nước ngoài trở nên hoảng hoạn khi trở thành công cụ để Chính quyền Tổng thống Trump ép các trường mở cửa giữa dịch Covid-19.

Sri, sinh viên Đại học Pittsburgh, là một trong hàng trăm nghìn sinh viên nước ngoài đang theo học trong các trường của Mỹ. Tâm lý chung của họ hiện nay là lo sợ cho tương lai của mình khi Chính quyền Tổng thống Donald Trump đe dọa thu hồi thị thực của họ nếu các trường chỉ đào tạo theo hình thức trực tuyến.

"Đó là tình huống chạy trời không khỏi năng. Quy định mới này đẩy chúng tôi vào thế khó và buộc phải lựa chọn: Đi học ở trường và chết vì Covid-19 hay trở về nhà", Sri, sinh viên người Ấn Độ chia sẻ trong điều kiệu giấu danh tính đầy đủ vì không muốn phiền phức.

Tâm lý hoang mang của các sinh viên nước ngoài bùng lên khi Bộ Di trú Mỹ (ICE) ban hành thông báo các sinh viên nước ngoài học trực tuyến sẽ bị buộc phải trở về nước. Hạn chế này ảnh hưởng đến những người có visa F-1 và M-1, vốn được cấp cho sinh viên, nghiên cứu sinh nước ngoài. Chúng sẽ bị thu lại trừ khi các trường đào tạo trực tiếp hoặc ít nhất là vừa đạo tạo trực tiếp và trực tuyến.

Chính điều này khiến các sinh viên nước ngoài cảm thấy mình như "con tin" để Chính quyền Tổng thống Trump ép các trường đại học mở cửa trước tháng 9. Các trường đại học mở cửa trở lại được cho là một cách để ông Trump có thể giành lợi thế trong cuộc đua vào Nhà Trắng tháng 11 sắp tới.

Tuy nhiên, nhiều học sinh cho biết họ không đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc y tế tại Mỹ nếu nhiễm bệnh. Ngoài ra, nguy cơ dịch bệnh bùng lên vào cuối năm nay khiến các trường chuyển sang đào tạo trực tuyến và nhiều sinh viên sẽ bị buộc phải rời khỏi Mỹ về nước.

Những điều tồi tệ chưa phải đã hết. Ngay cả khi phải trở về nhà, chi phí cũng không hề rẻ giữa tâm dịch Covid-19. Sẽ không có đủ, thậm chí không có chuyến bay nào cho các sinh viên này về nước trong bối cảnh giãn cách xã hội khiến ngành hàng không bị đình trệ. Nếu có, vé máy bay và các chi phí kiểm dịch cũng rất tốn kém. Không phải tất cả mọi sinh viên đang theo học ở Mỹ đều có khả năng chi trả những khoản tiền đó.

SCMP: Sinh viên nước ngoài hoảng loạn sau trở thành con tin cho sách lược của Chính quyền Tổng thống Trump - Ảnh 1.

Quy định mới của ICE khiến nhiều sinh viên nước ngoài ở Mỹ hoảng loạn.

Sinh viên quốc tế chiếm 5,5% tổng số sinh viên ở Mỹ trong năm học 2018-2019, tương đương khoảng 1,1 triệu người. Trong số đó, riêng học sinh tới từ châu Á là 750.000 người, tương đương 68%. Trung Quốc dẫn đầu số sinh viên nước ngoài học ở Mỹ với 369.548 người trong năm học 2018-2019. Tiếp sau đó là Ấn Độ. Trong 25 quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều sinh viên theo học ở Mỹ nhất có 12 cái tên châu Á. Hàn Quốc, Việt Nam, đảo Đài Loan và Nhật Bản đều năm trong top 10.

Minh Nguyen là một sinh viên Việt Nam được thông báo trúng tuyển tại Mỹ khi học năm cuối trung học. Theo Nguyen, anh chưa bao giờ lo lắng về nguy cơ bị trục suất cho tới khi ICE ra thông báo mới nhất. Tuy nhiên, trường của Nguyen giải nguy cho sinh viên bằng cách tổ chức các lớp học trực tiếp song song với trực tuyến. Nguyen theo học trường Cao đẳng Wooster ở Ohio.

Việc yêu cầu các sinh viên nước ngoài phải trở lại quê hương khi các trường họ theo học chuyển hoàn toàn sang hình thức đào tạo trực tuyến trong mùa Covid-19 là quyết định gặp nhiều phản ứng của Chính quyền Mỹ. Hiện tại, nền kinh tế số 1 thế giới vẫn là ổ dịch Covid-19 lớn nhất trên toàn cầu với 3 triệu người mắc bệnh và hơn 300.000 người tử vong. 

Sinh viên không phải những người duy nhất lo lắng với quyết định của ICE. Các trường đại học của Mỹ đã ngay lập tức bày tỏ quan ngại trước những chính sách nhập cư của Chính quyền Trump, điều khiến các trường ở Mỹ trở nên kém hấp dẫn và kém cạnh tranh hơn so với các trường đại học ở châu Âu, vốn rẻ hơn về học phí và dễ dàng hơn về điều kiện nhập cư.

Trong khi đó, nhiều trường đại học của Mỹ phụ thuộc vào nguồn thu từ sinh viên nước ngoài, những người thường phải trả học phí cao hơn so với sinh viên Mỹ. Dữ liệu từ Bộ Thương mại mỹ cho biết các sinh viên nước ngoài đóng góp 44,7 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ trong năm 2018, tăng 5,5% so với một năm trước đó.

Ngoài ra, nhiều người Mỹ còn cho rằng quyết định mới của ICE đe dọa làm hỏng một trong những tài sản tốt nhất của Mỹ là hệ thống giáo dục quốc tế hàng đầu. Viện Công nghệ Massachusetts và Đại học Harvard đều đã đệ đơn kiện lên Tòa án Liên bang nhằm ngăn chặn lệnh cấm của ICE nhằm giúp học sinh có thể tới Mỹ ngay cả khi các trường chỉ đào tạo trực tuyến.

Chủ tịch Lawrence Bacow gọi quyết định này là việc ném nền giáo dục Mỹ vào tình trạng hỗn loạn. Trong khi đó, Chủ tịch Đại học New York Andrew Hamilton mô tả đây là "quyết định sai lầm, cứng nhắc không cần thiết".

Hiện tại, khoảng 84% số trường đại học của Mỹ đang có kế hoạch đào tạo trực tiếp và trực tuyến đan xen. Điều này có thể giúp các sinh viên không bị trục xuất.

Với quyết định của ICE, các nhà phê bình nói rằng Chính quyền Trump một lần nữa lại nhằm vào người nhập cư gốc Á. Trước đó, Chính quyền của ông Trump từng nhiều lần siết chặt các quy định về người nhập cư vào Mỹ, một trong những chính sách mà ông chủ Nhà Trắng tuyên bố từ khi tranh cử tổng thống.

Tham khảo: SCMP

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
38 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
21 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
34 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
16 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.