Sự bùng phát của virus Corona không chỉ là một thảm kịch đã cướp đi tính mạng của hàng ngàn người mà còn đưa Trung Quốc lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính.
Nói riêng về ngành công nghiệp hàng hiệu xa xỉ, Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn nhất thế giới vào năm ngoái. Điều này phụ thuộc phần lớn vào các tín đồ mua sắm Trung Quốc cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên sự bùng phát của dịch bệnh virus Corona đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ. Nhiều thương hiệu thời trang đã phải tạm thời đóng cửa các cửa hàng Trung Quốc và số lượng du khách Trung đến châu Âu cũng đã giảm mạnh do phải hủy chuyến bay và bị cản trở bởi lệnh cấm du lịch tạm thời.
Tuy nhiên, CEO của các nhãn hàng sang trọng không hề nao núng. Phản ứng đầu tiên là: "Đừng hoảng loạn, chúng ta hãy bình tĩnh phân tích tình hình", Bernard Arnault, ông chủ của Louis Vuitton phát biểu vào tháng trước. Ông cho biết thêm: "Nếu thị trường chết trong hai tháng hoặc hai tháng rưỡi, nó chưa thật sự khủng khiếp. Nhưng nếu là hai năm thì đó lại là một câu chuyện khác".
Khẩu trang bảo vệ được ưu tiên hơn bất cứ thứ gì mà cửa hàng Louis Vuitton này đang bán. Ảnh: Bloomberg
Francois Pinault, Chủ tịch của Kering, đối thủ cạnh tranh chính của Louis Vuitton, cũng bày tỏ niềm tin vào sự hồi phục trở lại của Trung Quốc và tin tưởng rằng mọi thứ sẽ được cải thiện trong nửa cuối năm nay.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu virus Corona có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài hơn đối với tâm lý của nhiều tín đồ mua sắm Trung Quốc - Những người mà trong thập kỷ qua dường như đã coi việc mua sắm đồ hiệu như là trò tiêu khiển yêu thích của họ? Liệu bi kịch này sẽ khiến người dân Trung Quốc xem xét lại những sự ưu tiên của bản thân?
Trong một bài báo gần đây được đăng tải trên website ở Mỹ của tạp chí Vogue, Tổng biên tập tạp chí Vogue Trung Quốc Angelica Cheung đã mô tả những khó khăn vất cả của việc bị đóng cửa thành phố ở Bắc Kinh, quê hương của cô, sau khi tự kết thúc 14 ngày cách ly với chồng và con gái.
"Mặc dù có những bất tiện của việc bị cách ly, tôi thật sự cảm thấy tích cực từ trải nghiệm này. Chúng tôi có ý thức hơn về thói quen vệ sinh nghiêm ngặt, cũng là thời điểm dành những giây phút hiếm hoi để suy nghĩ về những điều quan trọng nhất trong cuộc sống, học cách trân trọng gia đình, bạn bè và đồng nghiệp nhiều hơn sau quãng thời gian dài phải tạm thời xa cách này, và thậm chí còn trở nên lành nghề hơn khi bắt đầu vận dụng kinh doanh trực tuyến. Lối sống và phong cách làm việc của chúng tôi sẽ thay đổi sau trải nghiệm này", cô viết.
Vẫn còn quá sớm để nói liệu sự bùng phát dịch bệnh virus Corona sẽ làm thay đổi thái độ của người tiêu dùng Trung Quốc. CEO của các thương hiệu thời trang hy vọng các tín đồ mua sắm sẽ càng trở nên mê đắm với hàng hóa xa xỉ, những món đồ hiệu, một khi mọi thứ được cải thiện, có chuyển biến tốt hơn để chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới nhắm vào người tiêu dùng ở Trung Quốc.
Trong khi những người mua sắm ở tầng lớp trung lưu, đặc biệt là ở các thành phố hạng hai và hạng ba, vẫn muốn nhận được bản sửa lỗi của Louis Vuitton và Gucci bằng một chiếc ví hoặc túi xách lạ mắt, thì ngày càng nhiều người Trung Quốc có học thức và khá giả bắt đầu ưu tiên những thứ như sức khỏe, vóc dáng và hạnh phúc của họ, cũng như những kinh nghiệm mà họ có thể chia sẻ với nhau, cả trong cuộc sống thực và trực tuyến.
Thật khó để tin rằng chỉ hai tháng trước, những tín đồ mua sắm Trung Quốc đã có mặt, lùng sục các cửa hàng xa xỉ như Hermès, Gucci và Chanel cả ở quê nhà và ở nước ngoài. Giờ đây họ đang mắc kẹt ở nhà và vật lộn để có được những chiếc khẩu trang y tế và nước rửa tay khan hiếm, giống như khi họ thèm muốn, khao khát những chiếc túi xách hàng hiệu đắt tiền.
Đã đến lúc các giám đốc điều hành của những nhãn hàng thời trang xa xỉ, đã tìm đến Trung Quốc cho các chiến lược tăng trưởng kinh doanh, phải nhận ra rằng thị trường này có thể không còn là một con ngỗng đẻ trứng vàng cho họ nữa.
Khi dịch bệnh kết thúc, liệu các tín đồ mua sắm có còn phát cuồng vì đồ hiệu, hay họ sẽ ưu tiên tập thể dục thể thao và quan tâm nhiều hơn đến gia đình, bạn bè?