Sẽ có hơn 2 tỉ USD xây dựng công trình, tuyến giao thông ở ĐBSCL

03/11/2021 15:31
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết ngoài khoản vay 2 tỉ USD thì Chính phủ dự kiến huy động, bố trí thêm nguồn vốn cho một số công trình trong vùng ĐBSCL, đặc biệt là một số tuyến giao thông.

Sáng nay 3-11, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL ) giai đoạn 2021-2025 đã chủ trì hội nghị trực tuyến nhằm lấy ý kiến hoàn thiện Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồ án quy hoạch đầu tiên trong số 6 quy hoạch vùng của cả nước.

Đây là phiên họp đầu tiên của Hội đồng bàn về quy hoạch. Dự họp có các thành viên Hội đồng là lãnh đạo một số bộ, cơ quan và 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.

Sẽ có hơn 2 tỉ USD xây dựng công trình, tuyến giao thông ở ĐBSCL - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp hoàn thiện quy hoạch vùng đầu tiên - Ảnh: Đức Tuân

Tập trung cao cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh quy hoạch vùng ĐBSCL có ý nghĩa rất quan trọng. Cả nước có 6 vùng kinh tế xã hội thì quy hoạch vùng ĐBSCL là quy hoạch vùng đầu tiên. Đây là vùng có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển, có động lực tăng trưởng lớn.

"Trung ương, Quốc hội, Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên cho vùng để khai thác tối đa tiềm năng phát triển. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành tập trung cao cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL trong nhiệm kỳ này"- Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nói.

Theo Phó Thủ tướng, quy hoạch vùng ĐBSCL đề cập đến nhiều lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, bao gồm vùng sản xuất, hạ tầng giao thông, hệ thống ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống xâm nhập mặn, hệ thống tưới tiêu…

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, địa phương thảo luận, đóng góp ý kiến hoàn thiện Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trước khi tổ chức Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định theo quy định.

Đáng chú ý, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết ngoài khoản vay 2 tỉ USD thì Chính phủ dự kiến huy động, bố trí thêm nguồn vốn cho một số công trình trong vùng ĐBSCL, đặc biệt là một số tuyến giao thông. Phó Thủ tướng đề nghị thảo luận thêm về khoản hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Từ hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) sẽ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện quy hoạch để sớm trình phê duyệt, tạo cơ sở để triển khai các dự án trong vùng.

Phát triển theo nguyên lý thuận thiên có kiểm soát

Bộ KH-ĐT cho biết Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là đồ án quy hoạch có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của vùng nói chung và 13 tỉnh trong vùng nói riêng. Quy hoạch tập trung kế thừa hiện trạng phát triển của vùng ĐBSCL, tiếp cận hệ thống tư tưởng phát triển mới trên cơ sở đánh giá các tiềm năng lợi thế, nhận diện các thách thức của vùng và các tỉnh trong vùng.

Thời gian qua, ĐBSCL, vùng ven biển thuộc hạ lưu sông Mê Kông, chiếm khoảng 20% dân số, 12% diện tích cả nước, đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội, đóng góp 15,4% GDP của cả nước. Nơi đây đã hình thành nhiều khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch tập trung, với quy mô ngày một lớn; đã trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay ĐBSCL đứng trước nhiều thách thức như hiện nay, đó là các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đặc biệt là chính quá trình hoạch định và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của vùng ĐBSCL còn nhiều bất cập. Điều đó đã và đang gây sức ép ngày càng lớn lên hệ thống hạ tầng, các đô thị và không gian sống của người dân trong vùng ĐBSCL, làm gia tăng nguy cơ thảm họa thiên nhiên trong hiện tại và tương lai.

Nhận thấy rõ những thách thức trên, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/2017 về phát triển bền vững vùng ĐSBCL thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó, đặt ra nhiệm vụ xây dựng quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp, đa ngành mà Luật Quy hoạch quy định là việc làm tiên quyết.

Đồng thời cũng giao các cơ quan của Chính phủ huy động nguồn lực tăng thêm cho vùng ĐBSCL 2 tỉ USD để thực hiện các công trình trọng điểm, liên vùng, có sức lan tỏa cao để thực hiện được quy hoạch vùng ĐBSCL đã đề ra và nhằm mục tiêu tạo động lực tăng trưởng mới cho vùng.

Theo dự thảo Quy hoạch, phát triển vùng ĐBSCL dựa trên ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường, trong đó, môi trường và xã hội là nền tảng. Phát triển theo nguyên lý thuận thiên có kiểm soát, coi tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi và lấy con người làm trung tâm, tận dụng những điều kiện tự nhiên phong phú để phát triển đa dạng nhưng hạn chế can thiệp thô bạo vào hệ thống tự nhiên.

Phát triển kết cấu hạ tầng được coi là chiến lược quan trọng nhất của quy hoạch vùng để hướng tới những mục tiêu phát triển nói trên. Đặc biệt quan trọng là các hạ tầng giao thông, năng lượng, cấp nước sạch và kết cấu hạ tầng phục vụ việc chuyển đổi mô hình phát triển của vùng.

Ba trọng tâm: Thủy sản - cây ăn quả - lúa

Theo dự thảo Quy hoạch, giai đoạn 2021-2030 phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt mức trung bình cả nước khoảng 7%/năm. Đến năm 2030, tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP khoảng 20%; công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 32%; dịch vụ là 46%. Kinh tế nông nghiệp tập trung phát triển theo hướng kinh tế sinh học toàn diện với ba trọng tâm: Thủy sản - cây ăn quả - lúa.

Tin mới

Xe Trung Quốc lại "đổ bộ", giá không rẻ
4 giờ trước
Tuần qua, hãng xe MG (Trung Quốc) mở bán mẫu xe đa dụng G50. Giới chạy xe dịch vụ khá quan tâm mẫu xe này vì hy vọng có mức giá phù hợp nhưng thực tế ngược lại.
Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
4 giờ trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
5 giờ trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá vàng quay đầu lao dốc, nhà đầu tư nên mua hay bán?
5 giờ trước
Đang từ đỉnh cao lịch sử, giá vàng quay đầu giảm sâu, chuyên gia đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư đang băn khoăn nên mua hay bán?
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
5 giờ trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Bộ Công thương: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các nội dung sẽ trao đổi với phía Mỹ
1 ngày trước
Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ. Lãnh đạo Bộ Công thương đã trả lời về vấn đề Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng hoá Việt Nam với mức thuế 46%.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
1 ngày trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.
Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
1 ngày trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
2 ngày trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.