Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tại khoản 9 và khoản 10 điều 1 Thông tư 38/2019 sửa đổi, bổ sung Thông tư 12/2017 về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe (GPLX) quy định về chương trình đào tạo lái xe ô tô không thay đổi về tổng thời gian khóa đào tạo, chỉ bổ sung hình thức và nội dung giảng dạy lái xe trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và cabin học lái xe ô tô.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam còn yêu cầu các sở GTVT phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý dạy nghề cùng cấp kiểm tra và yêu cầu làm rõ căn cứ xây dựng đối với các cơ sở đào tạo lái xe có báo cáo mức thu học phí điều chỉnh đột biến.
Đối với việc thi bằng lái xe ô tô năm 2020 thì lộ trình thực hiện các nội dung bổ sung trên được quy định cụ thể tại khoản 3 điều 3 Nghị định 138/2018 về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch và khoản 28 điều 1 Thông tư 38.
Qua đó để tránh tình trạng các Trung tâm sát hạch thi bằng lái xe, một số tổ chức, cá nhân tạo dư luận không đúng trong việc thu hút học viên đăng ký nhập học lái xe với chi phí tăng cao, gây dư luận không tốt trong xã hội, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Sở GTVT thực hiện tuyên truyền để người dân biết.
Cụ thể, cần tuyên truyền để người dân hiểu nội dung đổi mới và lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo lái xe trong thời gian tới, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia các lớp học lái xe khi nhu cầu chưa thực sự cần thiết.
Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở đào tạo lái xe thực hiện nghiêm điều 2 quy định về xây dựng mức học phí đào tạo lái xe tại Thông tư liên tịch 72/2011 giữa Bộ GTVT và Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động đào tạo lái xe cơ giới đường bộ.
Đáng chú ý, khi xây dựng mức thu học phí các cơ sở đào tạo phải căn cứ vào các quy định về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giáo viên và định mức về tiêu hao nhiên liệu, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng GPLX chi tiết theo từng học phần báo cáo cơ quan quản lý để theo dõi. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo phải chịu trách nhiệm về quyết định ban hành mức thu và quản lý học phí của đơn vị. Mức thu học phí của cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ phải xây dựng ổn định tối thiểu cho 1 khóa đào tạo và phải công khai cho người học biết trước khi ký hợp đồng đào tạo với người học.
Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam còn yêu cầu các sở GTVT phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý dạy nghề cùng cấp kiểm tra và yêu cầu làm rõ căn cứ xây dựng đối với các cơ sở đào tạo lái xe có báo cáo mức thu học phí điều chỉnh đột biến.
Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện xây dựng mức thu, tình hình quản lý thu, chi học phí đối với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn; trường hợp cơ sở đào tạo ban hành mức thu và thực hiện thu học phí không đúng, thực hiện xử lý theo quy định.