Sẽ kiến nghị tăng lương tối thiểu vùng năm 2022icon

Theo đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng là cấp thiết, khi chi phí như xăng dầu tăng khiến giá cả các mặt hàng tăng theo.

Theo đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng là cấp thiết, khi chi phí như xăng dầu tăng khiến giá cả các mặt hàng tăng theo.

 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết sẽ kiến nghị điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2022 tại phiên họp của Hội đồng tiền lương quốc gia vào quý 1/2022.

Theo Phó ban Chính sách Pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) Lê Đình Quảng, quý 1/2022 là thời điểm thích hợp để khởi động lại việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng sau 2 năm liên tiếp không tăng.

"Đời sống công nhân, lao động sa sút sau đợt dịch thứ 4 kéo dài. Hiện sản xuất dần phục hồi. Tổng Liên đoàn sẽ tính toán mức tăng lẫn phương án hợp lý, vì lợi ích hai bên và phù hợp với "sức khỏe" doanh nghiệp", ông Quảng nhận định, "việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng là cấp thiết, khi chi phí như xăng dầu tăng dẫn tới giá cả các mặt hàng cũng tăng. Phần lương tăng thêm cũng là khoản bù đắp cho các chi phí này".

Sẽ kiến nghị tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 - Ảnh 1.

Người lao động đã qua 2 năm chưa được tăng lương tối thiểu. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Ngoài ra, điều chỉnh tiền lương tối thiểu còn góp phần giải quyết bài toán an sinh, mở rộng diện bao phủ Bảo hiểm xã hội (BHXH) và hạn chế rút BHXH một lần.

Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp vẫn đóng BHXH cho công nhân xấp xỉ lương tối thiểu vùng, chưa đầy 5 triệu mỗi tháng. Trong khi luật quy định từ năm 2018, tiền lương tháng đóng BHXH gồm mức lương và các khoản bổ sung khác, nhưng luật lại chưa quy định các "khoản bổ sung tính đóng BHXH" gồm những loại gì.

Mức đóng thấp dẫn đến mức hưởng thấp, bởi lương hưu trong khu vực doanh nghiệp tính bình quân tổng số năm đóng BHXH. Có người nhận lương hưu dưới mức tối thiểu khiến nhiều lao động nản lòng, rời Quỹ hưu trí. Vì vậy, khi chờ quy định được điều chỉnh, tăng lương đồng nghĩa tăng tiền đóng vào Quỹ BHXH cho người lao động, giúp nâng mức lương hưu họ được hưởng.

Coi tăng lương là đầu tư, chia sẻ khó khăn với người lao động

Tại Hội nghị về tiền lương của người lao động trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra ngày 20/12, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, 2 năm qua, chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên việc đàm phán, thương lượng tiền lương tối thiểu đã không được thực hiện.

Hiện nay, với việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, hầu hết các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động bình thường. Bên cạnh các doanh nghiệp khó khăn, một bộ phận doanh nghiệp cũng phát triển tốt, có doanh nghiệp đột phá về doanh thu, lợi nhuận do là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong bối cảnh dịch bệnh.

“Người lao động đã qua 2 năm chưa được tăng lương tối thiểu, đời sống khó khăn càng thêm chồng chất những khó khăn. Do đó, yêu cầu về tăng lương tối thiểu càng trở nên cấp thiết và không để “lỗi hẹn” với sự mong chờ của người lao động” - ông Ngọ Duy Hiểu nhận định.

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, doanh nghiệp phải coi tăng lương là đầu tư, hãy chia sẻ khó khăn với người lao động, chấp nhận ít lợi nhuận, không lợi nhuận, thậm chí có thể lỗ ngắn hạn vì người lao động, vì người lao động không thể thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu các điều kiện phục vụ nhu cầu tối thiểu của sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Bên cạnh vấn đề tăng lương tối thiểu, ông Ngọ Duy Hiểu cũng mong muốn các cấp công đoàn chỉ đạo công đoàn cơ sở tăng cường công tác thương lượng, đàm phán trong doanh nghiệp để góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động.

Trong năm 2020, do ảnh hưởng của những làn sóng COVID-19 đầu tiên, lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2021 đã được thống nhất là không tăng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, người lao động duy trì việc làm, tái tham gia thị trường lao động.

Từ ngày 1/1/2020, tiền lương tối thiểu vùng giữ nguyên, với vùng I là 4,42 triệu đồng; vùng II 3,92 triệu; vùng III 3,42 triệu và vùng IV 3,07 triệu đồng.

Đầu năm 2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từng đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2021 thay vì hoãn cả năm, tuy nhiên chưa thể thông qua do đại dịch kéo dài, cần thời gian cho doanh nghiệp phục hồi.

Tính đến hết quý 3/2021, đợt dịch thứ 4 đã khiến hơn 1,7 triệu người trong độ tuổi lao động (15 - 54) thất nghiệp. Tỷ lệ lên mức cao nhất trong vòng 10 năm, tới 3,98%. Số người có việc làm ở khu vực chính thức và phi chính thức đều sụt giảm, lần lượt gần 469.000 người và 2,9 triệu người. Theo thống kê sơ bộ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hơn 2 triệu công nhân chịu ảnh hưởng tiêu cực, mất việc, nghỉ giãn việc, giảm thu nhập.

Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận, trả lương cho người lao động. Mức này áp dụng với người làm việc theo chế độ hợp đồng của Bộ luật Lao động; làm việc trong doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động.
Mức lương tối thiểu này được xác lập theo vùng và được Chính phủ công bố dựa trên khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

(Theo VTV)

Tin mới

Kỹ sư gốc Việt kể lại 1 lời dặn từ Steve Jobs đã làm thay đổi mãi mãi trải nghiệm của người dùng iPhone
38 phút trước
Mới đây chúng tôi có dịp được phỏng vấn độc quyền một nhân vật góp phần không nhỏ đến những thiết kế bên trong của chiếc điện thoại iPhone mà chúng ta sử dụng bao năm qua. Điều đặc biệt hơn, ông lại là một người gốc Việt.
Thị trường xe máy Việt Nam trên đà phục hồi
28 phút trước
Theo chuyên trang thống kê dữ liệu xe máy toàn cầu Motorcycles Data, doanh số bán xe máy tại Việt Nam khởi đầu không mấy suôn sẻ trong nửa đầu năm 2024 (-1,4%) nhưng đã cho thấy dấu hiệu phục hồi vào nửa cuối.
Online Friday 2024: Hàng nghìn voucher giảm giá, hàng Việt sánh vai cùng thương hiệu toàn cầu
40 phút trước
Online Friday 2024 không chỉ là sự kiện mua sắm trực tuyến lớn nhất năm mà còn là minh chứng cho bước tiến mạnh mẽ của hàng Việt trong kỷ nguyên thương mại điện tử.
Loạt xe mới vừa ra mắt Việt Nam tháng này: Giá từ hơn 300 triệu đến hơn 5 tỷ, nhiều phân khúc, có cả xe phổ thông, xe sang
54 phút trước
Sau khi VMS diễn ra vào tháng 10, nhiều mẫu xe mới tiếp tục ra mắt tại Việt Nam trong tháng 11 - thời điểm mua sắm nhộn nhịp cuối năm.
Tạo hình người tuyết, nghề lạ hái bộn tiền ở Thủ đô mùa Giáng sinh
2 giờ trước
Chỉ còn hơn hơn 3 tuần nữa là đến lễ Giáng sinh 2024, những ngày này các xưởng sản xuất mô hình ông già noel, người tuyết, tuần lộc tại phố cổ Hà Nội lại tất bật chuẩn bị hàng để kịp giao cho khách hàng.

Tin cùng chuyên mục

Không còn chuộng dầu Nga, Trung Quốc đang sở hữu một loạt các nhà cung cấp dầu thô giá rẻ hấp dẫn, một trong số đó cũng đang bị trừng phạt
4 giờ trước
Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đang mạnh tay nhập khẩu dầu thô từ những quốc gia này trước khi ông Trump chính thức nhậm chức vào năm tới.
Giá USD hôm nay 30/11: Suy yếu trong ngắn hạn, tỷ giá "chợ đen" đi ngang
4 giờ trước
Giá USD hôm nay 30/11 trên thế giới dao động tiêu cực trong biên độ hẹp. Trong nước, giá USD ngân hàng giảm sâu nhưng vẫn duy trì sát ngưỡng Ngân hàng Nhà nước cho phép, còn tỷ giá "chợ đen" đứng im.
Khách không còn chen lấn mua hàng Black Friday, cửa hàng hết cảnh 'thất thủ'
1 ngày trước
Tối 28/11, ngay sát ngày Black Friday, không khí mua sắm hàng khuyến mại ở Hà Nội tuy nhộn nhịp hơn bình thường nhưng không còn cảnh "bùng nổ" như mọi năm.
Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất cho vay
2 ngày trước
Thủ tướng vừa ký bán hành Công điện chỉ đạo ngành ngân hàng tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay… để cung ứng vốn cho nền kinh tế với chi phí hợp lý.