Seedcom thoái vốn khỏi Eva de Eva, mảng thời trang "đốt" hàng trăm tỷ đồng tiền đầu tư

18/02/2021 16:39
Cả Eva de Eva, Hnoss và Juno, ba thương hiệu thời trang được đầu tư bởi Seedcom đều ghi nhận mức lỗ ròng tăng mạnh trong năm 2019.

Nhà sáng lập thương hiệu thời trang nữ Eva de Eva, bà Tô Thị Dung vừa chia sẻ về mối lương duyên với Seedcom, nhà đầu tư từng rót vào công ty nhiều tiền nhưng sau đó rút vì thua lỗ.

Seedcom hợp tác với Eva de Eva khi công ty này đang gặp khó khăn trong hành trình tìm lại những thành công trong quá khứ, trước sự đổ bộ của các thương hiệu thời trang ngoại như Zara, H&M, Uniqlo. Đó là thời điểm giữa năm 2018, sau nửa năm tìm hiểu, Seedcom nhìn thấy vấn đề của Eva de Eva là có một lượng khách quen, sản phẩm, thương hiệu lâu năm, nhưng thiếu về marketing.

Theo chia sẻ của bà Dung, Seedcom tập trung vào việc số hóa doanh nghiệp, phát triển thương mại điện tử, mở điểm bán; phần sản phẩm giao cho đội ngũ của người sáng lập.

Cho dù nhận thêm nguồn lực hỗ trợ từ một nhà đầu tư có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực bán lẻ, Eva de Eva vẫn không thể bán được hàng trong năm 2019, người sáng lập thương hiệu này cho biết.

Theo dữ liệu của chúng tôi, doanh thu của Eva de Eva đã gấp hơn 3 lần trong năm 2019, đạt 161 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên lãi gộp giảm sâu, từ 48% xuống còn 27%; điều này kéo theo việc công ty thua lỗ lặng, lên tới 71 tỷ đồng.

Trên thực tế, 2019 không phải là một năm cho thấy cửa sáng đối với các thương hiệu thời trang được đầu tư bởi Seedcom.

Thương hiệu bán quần áo Hnoss đem về doanh thu 122 tỷ đồng, tăng 44% so với năm trước đó. Nhưng lỗ ròng tăng gấp đôi, lên 21 tỷ đồng.

Thương hiệu bán giày dép, túi xách nữ Juno cũng trong tình cảnh tương tự, số lỗ cũng gấp 2 lần lên 40 tỷ đồng. Thậm chí, doanh thu của Juno còn đi lùi, họ đạt 541 tỷ đồng, giảm 10%. Năm 2017, doanh thu của Juno đạt 470 tỷ đồng, họ có lãi 27 tỷ đồng.

Seedcom thoái vốn khỏi Eva de Eva, mảng thời trang đốt hàng trăm tỷ đồng tiền đầu tư - Ảnh 1.
Seedcom thoái vốn khỏi Eva de Eva, mảng thời trang đốt hàng trăm tỷ đồng tiền đầu tư - Ảnh 2.

Có thể thấy rằng, tính đến năm 2019, lĩnh vực thời trang vẫn chưa đem về cho Seedcom trái ngọt. Mức lỗ của các công ty tiếp tục tăng thêm, trong bối cảnh cạnh tranh trong lĩnh vực thời trang khốc liệt. Sự đổ bộ của các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới như Zara, H&M, hay đáng chú ý là Uniqlo đến từ Nhật Bản cho thấy tham vọng mở rộng mạnh mẽ.

Ngoài lĩnh vực thời trang, Seedcom còn nổi tiếng với việc đầu tư vào The Coffee House, hiện đang là chuỗi cà phê thuộc top đầu Việt Nam về doanh thu, chỉ sau Highlands Coffee. Bên cạnh đó, Seedcom cũng rót vốn vào King Food, Cầu Đất Farm - thực phẩm, Scommerce - logistics, và Havaran - công nghệ.

Sở hữu gần như toàn bộ cổ phần tại Seedcom là quỹ đầu tư Ficus Asia Investment (Singapore) được sáng lập bởi ông Đinh Anh Huân, người từng khởi nghiệp với ông Nguyễn Đức Tài tạo nên CTCP Đầu tư Thế giới Di động (Mobile World).

Cuối tháng 10 năm ngoái, Ficus nhận 50 triệu USD đầu tư từ EWTP Capital, quỹ được chống lưng bởi Alibaba và Ant Financial của Jack Ma.

Ficus hướng đến việc đầu tư vào các doanh nghiệp đang ở mô hình truyền thống (Brick and Motar) tại Đông Nam Á nhằm chuyển đổi sang mô hình New Retail. Đặt trụ sở tại trung tâm tài chính của Đông Nam Á, Ficus có vài trò quan trọng trong việc huy động nguồn lực tài chính, tuyển dụng nhân tài và phân phối sản phẩm ra nhiều thị trường.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
10 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
10 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
9 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
9 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
9 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.