Sếp C.P Việt Nam: Nguyên liệu dự trữ sản xuất thức ăn chăn nuôi chỉ đủ đến hết tháng 5/2020, nhiều DN kiến nghị người dân ăn thịt gà, cá, thay thịt lợn

16/04/2020 10:42
Các doanh nghiệp đề xuất Chính phủ ký hợp đồng thương mại nhập khẩu nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Mỹ, đồng thời cần khuyến khích gia tăng nguồn đạm động vật thay thế cho thịt lợn. Bởi thực tế, dù tất cả các doanh nghiệp chăn nuôi rất nỗ lực nhưng năng lực sản xuất, sản lượng đàn lợn Việt Nam không thể đáp ứng nhu cầu trong ngày một ngày hai...

Hơn 2 tuần kể từ sau hội nghị làm việc với các doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi để lắng nghe các kiến nghị, giải pháp giảm giá thịt lợn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì với sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, giá thịt lợn không những không giảm, mà còn tăng hơn trước.

Mức giá các doanh nghiệp chăn nuôi cam kết với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ ngày 1/4 là 70.000 đồng/kg heo hơi. Nhưng theo Thanh Niên, heo hơi tại Hà Nội và Hòa Bình hiện bán 89.000 đồng/kg. Thái Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên tăng 2 - 3 giá, chạm mốc 90.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại có giá heo hơi dao động 83.000 - 88.000 đồng/kg.

Tại các siêu thị, ngày 15/4, giá sườn thăn là 295.900 đồng/kg, sụn heo 309.900 đồng/kg, nạc dăm 255.900 đồng/kg, nạc vai giá 169.900 đồng/kg...

Lý do khó giảm giá thịt lợn, các doanh nghiệp cho biết do qua nhiều khâu trung gian, có thể lên tới 40% cơ cấu giá.

Một vấn đề khác là các sản phẩm đầu vào của ngành chăn nuôi như thuốc thú y, nguyên liệu thức ăn… sẽ khó được đảm bảo đầy đủ nếu gặp khó khăn trong xuất nhập khẩu.

Chỉ đủ sản xuất đến hết tháng 5/2020

Báo Nông nghiệp Việt Nam dẫn lời ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc CTCP Chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết, đại dịch Covid-19 đang khiến ngành vận tải biển và đường bộ gặp vô vàn khó khăn do khâu kiểm soát dịch bệnh khắt khe tại các nước xuất khẩu, thậm chí nhiều nước đã tạm dừng hoạt động.

Sau khi tiến hành rà soát, ông Tuấn cho biết, nguồn nguyên liệu tích trữ của C.P Việt Nam hiện chỉ đủ để sản xuất đến hết tháng 5/2020.

Nếu đại dịch Covid-19 trên thế giới trong thời gian tới không suy giảm, việc nhập khẩu ngô, khô dầu đậu tương, phụ gia thức ăn chắc chắn sẽ còn khó khăn hơn nữa. Do đó, kịch bản khủng hoảng thiếu nguyên liệu cho ngành thức ăn chăn nuôi trong vai ba tháng tiếp theo hoàn toàn có thể xảy ra.

Báo Nông nghiệp Việt Nam dẫn lời lãnh đạo Tập đoàn Mavin cho biết ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi lớn như Mavin vẫn có thể đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra bình thường từ 3 - 6 tháng. Nhưng trước rủi ro dịch bệnh có thể kéo dài, Mavin cũng đang xem vét và nghiên cứu các nguồn nguyên liệu thay thế khác.

Giảm tỷ trọng thịt lợn trong bữa ăn người Việt

Sếp C.P Việt Nam: Nguyên liệu dự trữ sản xuất thức ăn chăn nuôi chỉ đủ đến hết tháng 5/2020, nhiều DN kiến nghị người dân ăn thịt gà, cá, thay thịt lợn - Ảnh 1.

Một tập đoàn chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi lớn hiến kế, đề xuất Chính phủ và Bộ NN-PTNT cần có chính sách khuyến khích, để gia tăng nguồn đạm động vật thay thế cho thịt lợn như các giống gà lông màu, cá…, trong bối cảnh cho dù tất cả các doanh nghiệp chăn nuôi đang rất nỗ lực nhưng năng lực sản xuất, sản lượng đàn lợn Việt Nam không thể đáp ứng nhu cầu trong ngày một ngày hai là đủ.

Một đề xuất khác được đưa ra là Chính phủ ký hợp đồng thương mại nhập khẩu nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ Mỹ.

Ngành chăn nuôi Việt Nam, theo báo cáo của Grand View Research, dự kiến đến năm 2020, quy mô thị trường của Việt Nam sẽ đạt mức 10,55 tỷ USD và cần tới 25 - 26 triệu tấn thứ ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, sản lượng nguyên liệu làm thức ăn cho ngành chăn nuôi như ngô và đậu tương trong nước chỉ đáp ứng được 50-55% nhu cầu sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước, nên nguồn thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Năm 2018, ước tính 70% tổng nguồn nguyên liệu thô làm thức ăn chăn nuôi, bao gồm thức ăn chăn nuôi công nghiệp, là từ nguồn nhập khẩu, theo dự báo của USDA, tỷ lệ này trong năm 2019 có thể lên tới 79%.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong năm 2019, Việt Nam nhập khẩu 3,7 tỷ USD thức ăn gia súc và nguyên liệu; 2,3 tỷ USD ngô và gần 700 triệu USD đậu tương. 3 tháng đầu năm 2020, Việt Nam mới nhập khẩu hơn 800 triệu USD thức ăn gia súc và nguyên liệu, 268 triệu USD ngô và gần 180 triệu USD đậu tương...

Liên quan đến giảm tỷ trọng thịt lợn trong bữa ăn người Việt , đại diện Bộ NN-PTNT cho rằng thịt lợn hiện là vẫn là mặt hàng thực phẩm đặc biệt quan trọng, chiếm từ 65-70% trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong chiến lược chăn nuôi tới đây, sẽ giảm cơ cấu thịt lợn xuống 65-67%, sau đó tiếp tục giảm xuống 61-62%, cùng đó đẩy tỷ lệ tiêu dùng gia cầm (gà, vịt…), thủy sản (tôm, cá..), thịt trâu bò và các loại thực phẩm khác lên.

"Chúng ta không thể nói giảm là giảm được ngay, vì đó là thói quen tiêu dùng, cùng đó khả năng cung-cầu và đi liên với công nghiệp chế biến… mới điều chỉnh được", Tạp chí Kinh tế nông thôn dẫn lời ông Tiến cho biết.

Sếp C.P Việt Nam: Nguyên liệu dự trữ sản xuất thức ăn chăn nuôi chỉ đủ đến hết tháng 5/2020, nhiều DN kiến nghị người dân ăn thịt gà, cá, thay thịt lợn - Ảnh 2.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
10 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
9 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
8 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
8 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
7 giờ trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.