Sếp HSBC: Các thị trường mới nổi châu Á "vượt bão” thành công

17/11/2022 14:41
Trong nhận định của mình, ông Monish Tahilramani, Giám đốc Toàn cầu Phụ trách các Thị trường Mới nổi của HSBC, tin rằng những điều khó khăn nhất đã được bỏ lại phía sau, ít nhất là ở các thị trường mới nổi châu Á.

Ông Tahilramani cho biết sự xuất hiện đồng thời của những yếu tố bất lợi như Covid-19 và lạm phát, cuộc chiến ở Ukraine đã tạo ra một đợt biến động toàn cầu ảnh hưởng đến châu Á và các thị trường mới nổi khác. Tuy nhiên, nhiều nước đang vượt qua giai đoạn thách thức này tốt hơn kỳ vọng và ngày càng nhiều nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp ghi nhận giá trị trong triển vọng tăng trưởng dài hạn của các nước này.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển sẽ tăng trưởng nhanh hơn 28% so với mức trung bình toàn cầu trong năm nay và nhanh hơn gấp đôi so với mức trung bình trong năm tới.

Sếp HSBC: Các thị trường mới nổi châu Á vượt bão” thành công - Ảnh 1.

Kết quả tương đối mạnh mẽ của nhóm nhiều thị trường mới nổi có sự chênh lệch lớn như vậy xuất phát từ hai yếu tố:

Đầu tiên là quản lý vĩ mô thận trọng tốt hơn nhiều trong vài năm qua. Nhìn chung, các nền kinh tế này đã quản lý cẩn thận các khoản nợ công để tránh xung đột tỷ giá tiền tệ từng khiến thị trường châu Á chao đảo vào năm 1997. Cụ thể, họ đã thả nổi đồng nội tệ, gia tăng dự trữ ngoại hối và xây dựng một hệ thống hỗ trợ qua lại bằng cách giảm bớt các rào cản đối với thương mại, phần lớn thông qua các hiệp ước khu vực.

Lý do thứ hai là hình thái kinh tế toàn cầu đã có một sự thay đổi lớn. Ngay cả 10 năm trước đây, vai trò kinh tế của các thị trường mới nổi phần lớn chỉ giới hạn trong việc cung cấp nhân công và hàng hóa giá rẻ cho các nền kinh tế phát triển. Nhưng nhiều năm tăng trưởng khiến tự bản thân các thị trường mới nổi trở thành một lực lượng tiêu dùng toàn cầu theo đúng nghĩa.

Mức tiêu thụ của các thị trường mới nổi đã tăng gần gấp ba lần trong 12 năm qua và hiện lên tới 34 nghìn tỷ USD - chiếm khoảng 47% mức tiêu thụ toàn cầu. Nhờ sự giàu lên gần đây, họ mua nhiều hàng hóa dịch vụ do các thị trường mới nổi khác sản xuất. Điều đó có nghĩa là các quốc gia này đã hạn chế mức độ bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế ở các nền kinh tế đã phát triển mà trước đây họ từng phải phụ thuộc rất nhiều.

Sếp HSBC: Các thị trường mới nổi châu Á vượt bão” thành công - Ảnh 2.

Sự vững vàng của các nền kinh tế này được nhìn thấy rõ ràng nhất ở các dòng vốn. Bất chấp tình hình lãi suất liên tục được gia tăng ở phương Tây, chúng ta chưa thấy xảy ra tình trạng rút vốn ồ ạt giống như năm 2013, thời điểm đó, 129 tỷ USD đã bị rút ra khỏi các thị trường mới nổi sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ra tín hiệu về việc cắt giảm chương trình mua trái phiếu.

Trong tám tháng đầu năm nay, trong bối cảnh Fed đã thực sự tăng lãi suất và cắt giảm cân đối tài chính, dòng vốn chảy khỏi các quỹ trái phiếu và cổ phiếu thị trường mới nổi chỉ ở mức 3,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, con số được công bố này chỉ là tảng băng nổi, ẩn sâu dưới đó là những diễn biến trái chiều: khoảng 60 tỷ USD đã được rút khỏi các quỹ trái phiếu vì nguyên nhân lãi suất cơ bản tăng và biến động tỷ giá giữa đồng nội tệ với USD diễn biến mạnh lên. Dòng vốn chảy vào cổ phiếu, giống như một biện pháp đầu tư để phòng ngừa rủi ro lạm phát, lại mang về kết quả tích cực.

Một số thị trường mới nổi đang phát triển vượt bậc hơn những thị trường khác. Mỹ Latinh đã lường trước được tình hình lạm phát và đã bắt đầu tăng lãi suất gần một năm trước, tạo cho khu vực này một vị thế vững mạnh như hiện nay. Các thành viên của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council – GCC) của Trung Đông cũng gặp thuận lợi, một phần nhờ vào giá năng lượng tăng cao.

Trong khi đó, châu Á đang cho thấy khu vực này đã rút kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Các nền kinh tế trong khu vực giờ đây có dự trữ ngoại hối nhiều hơn, nợ ngoại tệ không đảm bảo ít đi và mở rộng khả năng tiếp cận thị trường vốn trong nước hơn.

Các quốc gia này đã nỗ lực nhiều nhằm gỡ bỏ các rào cản thương mại trong khu vực và đang gặt hái được những thành quả tích cực như lạm phát thấp hơn và tăng trưởng cao hơn. Trong bối cảnh suy giảm toàn cầu, Ngân hàng Phát triển Châu Á gần đây đã nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 cho Đông Nam Á lên 5%.

Sếp HSBC: Các thị trường mới nổi châu Á vượt bão” thành công - Ảnh 3.

Dự báo suy thoái

Nhiều nền kinh tế khác đang cảm thấy sức nóng từ bối cảnh vĩ mô toàn cầu đầy biến động và bất ổn. Trung và Đông Âu đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến ở Ukraine và hiện đang cố gắng đối phó với tỷ lệ lạm phát ở mức 15-20%.

Nhiều thị trường cận biên cũng đang chịu áp lực. Một số khu vực dễ bị ảnh hưởng đang tìm kiếm hoặc đã thỏa thuận được các gói hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vốn thường đi kèm với yêu cầu phải thực hiện các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” để giải quyết tình trạng mất cân bằng kinh tế vĩ mô.

Do đó, nhiều nhà đầu tư đã cẩn trọng hơn với triển vọng ngắn hạn đối với của các thị trường mới nổi. Cuộc khảo sát về tâm lý nhà đầu tư tổ chức do Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC tiến hành vào tháng 8 và tháng 9, cho thấy 41% người tham gia khảo sát có tâm lý thủ thế (bearish) trước triển vọng của các thị trường mới nổi trong vòng ba tháng tới, đây là tỷ lệ cao nhất từ trước tới giờ của khảo sát này.

Tuy nhiên, ngay cả khi 94% và 84% cho rằng suy thoái thật sự có thể xảy ra ở châu Âu và Mỹ, tỷ lệ này chỉ là 33% đối với châu Á và 50% đối với Mỹ La-tinh. Trên thực tế, cuộc khảo sát cho thấy các nhà đầu tư giữ tâm thế tích cực đối với châu Á trên tất cả các loại tài sản, cũng như đối với châu Mỹ Latinh và Trung Đông.

Làm chủ số phận?

Triển vọng tích cực trong dài hạn đối với các thị trường mới nổi không hạ thấp những thách thức phải đối mặt.

Đầu tiên là các biện pháp thắt chặt sẽ khiến vốn trở nên đắt và khó tiếp cận hơn, gây áp lực lên các quốc gia đang gánh khoản nợ lớn - đặc biệt là các khoản vay bằng USD - hoặc những quốc gia đang trải qua thâm hụt lớn. Từ góc độ kinh tế, phần lớn rủi ro địa chính trị đối với các thị trường mới nổi nằm ở khả năng các rào cản thương mại gia tăng.

Thứ hai, thành công của hầu hết các thị trường mới nổi sẽ phụ thuộc vào thương mại toàn cầu. Các hành lang thương mại gián đoạn do suy thoái ở các thị trường phát triển, do chiến tranh ở Ukraine và do tâm lý bảo hộ, tiếp tục tạo áp lực cho nhiều chính quyền phương Tây nói riêng. Tình hình này có thể đe dọa đến các dây chuyền sản xuất và lắp ráp từng giúp hàng trăm triệu người nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống.

Trước đây, nhận định các thị trường mới nổi đã làm chủ vận mệnh của chính họ tưởng chừng chỉ là một cách nói mang tính cường điệu hóa nhưng hiện tại không phải vậy. Sau nhiều năm tăng trưởng và lập kế hoạch vĩ mô cẩn trọng, một số thị trường trở thành lựa chọn an toàn cho các nhà đầu tư trong thời điểm kinh tế toàn cầu có nhiều biến động.

Nguồn: HSBC

Tin mới

Cận cảnh siêu phẩm sedan cỡ nhỏ: Trang bị cửa sổ trời cùng loạt tính năng hiện đại, ăn 3,88 lít xăng/100 km
10 giờ trước
Chiếc sedan đến từ thương hiệu Nhật Bản có khả năng tiết kiệm nhiên liệu ấn tượng khi chỉ hết 3,88 lít/100 km.
Xuất khẩu thủy sản trên đà phục hồi hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
3 giờ trước
10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng 28% so với cùng kỳ năm ngóai, khả năng cao sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan có động thái mới vụ 7 tấn nho Shine Muscat nghi nhiễm độc
4 giờ trước
Nước này triển khai quy trình nghiêm ngặt trước thông tin trên.
Một mẫu iPhone đang giảm hơn 13 triệu, giá bán chỉ từ 8 triệu đồng
4 giờ trước
Hiện tại, mẫu iPhone này đang được bán tại nhiều đại lý với mức giá cực rẻ.
"Vua doanh số" của Xiaomi, bán chạy hơn S24 Ultra: Màn hình mượt hơn iPhone 16, giá chưa đến 3 triệu
4 giờ trước
Đâu là lý do khiến mẫu điện thoại giá rẻ này có sức hút lớn như vậy?

Tin cùng chuyên mục

Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
22 giờ trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.
Chiếc iPhone này đang bán chạy nhất thế giới, không phải iPhone 16!
1 ngày trước
Theo Counterpoint Research, trong quý 3/2024, mẫu iPhone này đang có doanh số bán ra cao nhất thế giới.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng: Có dễ thực hiện?
1 ngày trước
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này nêu rõ trách nhiệm cho các sàn TMĐT phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.
6 tháng, Ngân hàng Nhà nước bán ra hơn 13 tấn vàng: Vì sao người Việt vẫn "mê" vàng đến thế?
1 ngày trước
Ngân hàng Nhà nước đã cung ứng ra thị trường hơn 13 tấn vàng trong vòng 6 tháng để "hạ nhiệt" giá vàng.