"Chúng tôi tuyên bố rằng thế giới hiện nay đang suy thoái. Chiều dài và chiều sâu của cuộc suy thoái này phụ thuộc vào 2 điều: Ngăn chặn virus cũng như sự phối hợp hiệu quả giữa các nước để ngăn chặn khủng hoảng", bà Georgieva nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo bà Georgieva, các nhà lãnh đạo thế giới biết chắc không thể đánh bại được cuộc suy thoái này. Việc có thể làm chỉ là chiến thắng cuộc suy thoái đang xảy ra cùng với sự lây lan của virus corona, vốn đã khiến hơn 600.000 người nhiễm bệnh ở thời điểm hiện tại.
"Chúng ta không nên áp dụng các biện pháp kích thích nhỏ khi chúng ta biết rằng đây là cuộc khủng hoảng khổng lồ. Chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy nền kinh tế toàn cầu đứng yên như hiện nay. Làm sao để hồi sinh nó lại là vấn đề quan trong khác", bà Georgieva cho biết.
IMF đã tiến hành những biện pháp chưa từng có trong những tuần gần đây để giúp kinh tế chống lại Covid-19 và những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của nó cũng đã được các nền kinh tế trên khắp toàn cầu thực hiện. Ngày 16/3, cơ quan này cho biết họ sẵn sàng cho vay 1.000 tỷ USD để giúp các quốc gia đang vật lộn chống lại những tác động kinh tế và nhân đạo do chủng virus mới gây ra.
Thời điểm đó, bà Georgieva nhấn mạnh rằng khoản tiền này sẽ dùng để giúp đỡ các quốc gia thành viên IMF, đặc biệt là các nước mới nổi và đang phát triển. Nó bao gồm việc giảm nợ ngay lập tức cho các nước nghèo nhất và giải phóng các nguồn lực quan trọng cho chi tiêu y tế cũng như ngăn chặn và giảm thiểu tác động của dịch bệnh.
Tuyên bố của bà Georgieva được đưa ra trong một tuần sóng gió của phố Wall. Cuối phiên giao dịch 27/3, S&P 500 giảm gần 3%. Tuy nhiên, cả S&P 500 và Dow Jones đều đã tăng 10% trong tuần sau khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ bơn tiền vào nền kinh tế thông qua các chính sách nới lỏng định lượng chưa từng có trong lịch sử cùng các khoản vay lãi suất bằng 0.
Ngoài ra, các nhà đầu tư Mỹ còn trở nên lạc quan hơn với gói cứu trợ 2.000 tỷ USD của Quốc hội Mỹ. Tổng thống Trump đã ký thành luật sau khi nó được lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua. Điều đó đồng nghĩa người Mỹ sẽ nhận được khoản trợ cấp tối thiểu 1.200 USD và nhiều khoản tiền khác sẽ được bơm vào nền kinh tế.
Sau hơn 1 tháng sóng gió, S&P 500 và Dow Jones đều đã giảm ít nhất 25% so với đỉnh mọi thời đại mà chúng mới xác lập hồi tháng 2 vừa qua. Chứng khoán toàn cầu cũng chìm trong sắc đỏ khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã công bố có dịch.
Tham khảo: CNBC