Sếp lo "mất ghế" khiến doanh nghiệp nhà nước chậm cổ phần hoá

22/08/2019 14:44
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chỉ ra rằng nhiều lãnh đạo của các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tâm lý "sợ mất ghế" dẫn đến việc cổ phần hoá chậm chễ.

Sếp doanh nghiệp lo mất ghế

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (có chức năng giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc thực hiện công tác đổi mới doanh nghiệp nhà nước), từ năm 2016 đến nay, mặc dù công tác cổ phần hóa, thoái vốn đã có nhiều thay đổi tích cực về chất nhưng tiến độ vẫn còn chậm. Cụ thể, đến nay mới cổ phần hóa được 35/127 doanh nghiệp nhà nước, đạt 27,5%; hoàn thành thoái vốn được 88/405 doanh nghiệp, đạt 21,8% so với kế hoạch đặt ra cho cả giai đoạn 2016-2020.

Nói về các nguyên nhân khiến việc cổ phần hoá còn chậm, ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp chỉ ra rằng, thể chế, chính sách của chúng ta hiện nay còn nhiều lỗ hổng, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, những vướng mắc trong quản lý đất đai cũng được xem là một nguyên nhân của tình trạng này.

Tuy nhiên, ông Long cho rằng, đây chưa hẳn đã là lý do chính. Lấy ví dụ, ông Long chỉ ra trường hợp của Tập đoàn Cao su với hàng trăm ngàn ha đất trải khắp từ Bắc đến Nam song doanh nghiệp vẫn có thể thực hiện cổ phần hoá đúng tiến độ. Vì vậy, vai trò và sự quyết liệt của người đứng đầu doanh nghiệp hết sức quan trọng.

Ông Long thẳng thắn nhìn nhận, nhiều lãnh đạo còn tâm lý e ngại trong việc thực hiện thực chất đổi mới khi cổ phần hóa, tâm lý sợ mất vị trí, vai trò sau cổ phần hoá, tư tưởng yên vị vẫn còn.

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng vẫn còn tư tưởng né tránh trách nhiệm, sợ va chạm nên chưa làm quyết liệt, mạnh mẽ. Tâm lý này phát sinh từ việc cơ chế, chính sách của chúng ta còn nhiều lỗ hổng, chưa rõ ràng.

Xử lý cả người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu

Ông Phạm Đức Trung, Trưởng Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định, phần lớn các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa một thời gian đều có kết quả hoạt động tốt hơn trên nhiều mặt về doanh thu, lợi nhuận, quyền lợi cho người lao động…

Ông Trung nhận định, việc "sợ mất chỗ" sau cổ phần hoá chỉ diễn ra ở một bộ phận nhỏ các cán bộ trình độ năng lực còn hạn chế.

Ngay từ giai đoạn 2011-2015, Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu xử lý người đứng đầu doanh nghiệp không hoàn thành tiến độ cổ phần hoá. Sang giai đoạn 2016-2020, chỉ thị 04/2017 và chỉ thị 01/2019 đã xác định rõ trách nhiệm và có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiệm hành vi làm chậm tiến độ cổ phần hoá.

Song thực tế, việc xử lý người đứng đầu không hoàn thành cổ phần hoá theo tiến độ hầu như chưa có trường hợp nào. Đây là lý do khiến những người đứng đầu không cảm thấy e ngại.

"Tôi cho rằng, cần thực hiện nghiêm việc xử lý đối với người đứng đầu, không chỉ là người đứng đầu doanh nghiệp cổ phần hoá  mà còn cả người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu", ông Trung phân tích.

Ngoài ra, cần hoàn thiện quy định pháp luật, các thể chế về việc xử lý các hành vi làm chậm tiến độ cổ phần hoá để làm căn cứ thực hiện.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ngày 15.8, đã ký Quyết định phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Theo đó, có 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Nhiều doanh nghiệp trong số này được đánh giá có tiềm lực "khủng", giá trị tài sản lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng.

Tin mới

Mẫu xe hatchback thiết kế cực đẹp khuấy đảo thị trường, giá quy đổi ngang Hyundai Grand i10
48 phút trước
Với mức giá khởi điểm cực rẻ, mẫu hatchback hứa hẹn sẽ khuấy đảo thị trường xe điện Thái Lan.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
2 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thực hư CX-5 giá 694 triệu cùng loạt xe Mazda khác giảm giá sốc: Đại lý nói dọn kho, hãng đưa ra thông tin khác
2 giờ trước
Bảng giá xe Mazda được các đại lý thông báo đang gây xôn xao trên mạng xã hội bởi mức giá thấp kỷ lục. Đây là những xe sản xuất 2024, được đại lý giảm giá để bán nốt.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
2 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
3 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.157.140 VNĐ / tấn

183.50 JPY / kg

1.08 %

- 2.00

Đường

SUGAR

10.798.259 VNĐ / tấn

19.11 UScents / lb

2.45 %

- 0.48

Cacao

COCOA

238.133.912 VNĐ / tấn

9,291.00 USD / mt

3.60 %

+ 323.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.304.517 VNĐ / tấn

386.34 UScents / lb

0.16 %

- 0.63

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.506.157 VNĐ / tấn

1,009.40 UScents / bu

0.21 %

- 2.10

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.132.598 VNĐ / tấn

287.85 USD / ust

0.02 %

- 0.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
4 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
7 giờ trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
8 giờ trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
23 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.