Sếp người Việt bị tòa án Singapore tuyên phạt vì không trung thựcicon

Bùi Sỹ Phong, người sáng lập và CEO của nền tảng thương mại điện tử Telio sẽ phải chuyển nhượng số cổ phần tại phần tại Telio cho công ty cũ của ông là OnOnPay (OOPA).

Bùi Sỹ Phong, người sáng lập và CEO của nền tảng thương mại điện tử Telio sẽ phải chuyển nhượng số cổ phần tại phần tại Telio cho công ty cũ của ông là OnOnPay (OOPA).

 

Tòa án tối cao Singapore đã chấm dứt tranh chấp kéo dài hai năm giữa ông Phong và các nhà đầu tư của OOPA, cụ thể là Captii Ventures và Gobi Partners. Nhà đầu tư này cáo buộc ông Phong thành lập Telio mà không có sự đồng ý của họ và chiếm đoạt cơ hội kinh doanh và quyền của họ tại Telio. Ông Phong phải chịu đóng 236.000 đô la Singapore cho các chi phí pháp lý trong vụ kiện.

Tài liệu dài 38 trang tiết lộ, email, tin nhắn giữa ông Phong và các nhà đầu tư của OOPA cho thấy quyền sở hữu của OOPA đối với Telio. OOPA cáo buộc ông Phong chiếm đoạt các cơ hội kinh doanh và sử dụng các nguồn lực của công ty - bao gồm mạng lưới doanh nghiệp, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ - để phát triển Telio, dự án kinh doanh mới của ông.

Sếp người Việt bị tòa án Singapore tuyên phạt vì không trung thực
Ông Bùi Sỹ Phong, CEO của Telio

Ông Phong xin hội đồng quản trị của OOPA thành lập Telio, đồng thời đề xuất chia cổ phần tại Telio cho họ. Ông Phong liên hệ với các nhà đầu tư tiềm năng và giới thiệu rằng Telio là công ty con của OOPA. Tuy nhiên, ông không thông báo hoạt động gọi vốn cho các cổ đông của OOPA.

Ông Phong thừa nhận không thông báo cho OOPA về thỏa thuận đầu tư vào ngày 19/3/2019 giữa Telio và Surge (đơn vị trực thuộc quỹ đầu tư mạo hiểm Sequoia India).

Theo kết luận của thấm phán, ông Phong đã không trung thực với các nhà đầu tư. “Vấn đề không phải là việc ông Phong cho các nhà đầu tư OOPA cổ phần miễn phí trong Telio, mà vấn đề là Telio thuộc về OOPA,” thẩm phán cho hay.

Telio ra đời năm 2018 với CEO là nhà sáng lập Bùi Sỹ Phong. Ông Phong nảy ra ý tưởng thành lập startup này sau khi tham gia chương trình eFounders của Alibaba vào năm 2018 và nhận ra mình muốn làm điều gì đó để phục vụ các doanh nghiệp nhỏ - đối tượng được coi là xương sống của nền kinh tế.

Công ty khởi nghiệp thương mại điện tử B2B hoạt động tại Việt Nam đã huy động được hơn 25 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm Tiger Global, Sequoia Capital, GGV Capital và RTP Global.

Trong khi đó, OnOnPay đã vận hành dịch vụ nạp tiền và ví điện tử tại Việt Nam, nhưg không thành công. OnOnPay đã không hoạt động tại Việt Nam được vài năm.

Bảo An

Tin mới

Hàng chục nghìn tấn 'hạt vàng' của Việt Nam đổ bộ Mỹ với giá cực đắt, thuế nhập khẩu 0%
11 giờ trước
Giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Mỹ đã tăng hơn 73% so với cùng kỳ.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ tung ưu đãi lớn cho loạt ô tô VinFast: Cao nhất 70 triệu, chỉ 1 TP được hưởng
10 giờ trước
Chính sách này sẽ bắt đầu từ ngày 18/4/2025 và áp dụng tại TP.HCM.
Loạt cà phê xem diễu binh dịp 30.4 “nét căng” tại TP.HCM đang khiến dân tình tranh nhau xí chỗ
3 giờ trước
Nhiều người dân đổ xô đi xem diễu binh 10 năm mới có 1 lần, lưu ngay những hàng quán có view diễu binh đẹp.
Bán thứ không 'sờ nắm' được cho các hãng xe lớn, đơn vị này thu về 5,4 nghìn tỷ: 100% kỹ sư Việt góp công
4 giờ trước
Doanh thu của công ty này khi bán thứ sản phẩm không thể "sờ nắm" được lên tới hơn 5,4 nghìn tỷ đồng.
Vào ngày này năm 2007, Nokia ra mắt chiếc điện thoại khiến cả thế giới công nghệ thốt lên: Không thể cần gì hơn thế nữa
4 giờ trước
Đây là một trong những thiết bị đầu tiên định hình khái niệm "điện thoại có thể làm được nhiều hơn nghe gọi".

Tin cùng chuyên mục

247BPO & TECHCOMBANK: Hợp tác triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ trực tuyến
6 giờ trước
Ngày 16/04/2025, tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty TNHH 247BPO và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã chính thức diễn ra, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình tích hợp dịch vụ tài chính vào hệ sinh thái công nghệ du lịch.
Từng hạn chế hàng ngoại, người Nhật Bản quay xe dùng một mặt hàng từ Mỹ dù giá đắt đỏ, nguồn cung trong nước liên tục thiếu hụt
1 ngày trước
Dù phải chịu thuế nhập khẩu tuy nhiên mặt hàng này từ Mỹ về Nhật Bản vẫn rẻ hơn mức giá tại thị trường nội địa.
Đặt cược vào Việt Nam, một mặt hàng điện tử cả thế giới khao khát đã "nhảy múa" thoát thuế quan như nào?
1 ngày trước
Trong những ngày đầu tháng 4, 90% số lượng thiết bị xuất sang Mỹ đều đến từ Việt Nam.
Bất chấp Mỹ siết thuế, người tiêu dùng toàn cầu vẫn 'đổ xô' mua xe điện
2 ngày trước
Doanh số xe điện toàn cầu đã tăng 29% trong tháng 3, chủ yếu đến từ Trung Quốc và châu Âu.